Mùa Hè, thời tiết oi bức,
nóng nực, Quê Hương xin
giới thiệu với Bạn đọc
một số món chè ngon vừa
có tác dụng giải khát,
vừa mang lại hiệu quả
cao trong việc chữa
chứng rối loạn chức năng
sinh dục cho nam giới.
Chè hạt sen, long nhãn:
Hạt sen 200g, đường kính
200g, long nhãn tươi hay
khô 100g, nước đủ dùng.
Hạt sen bỏ tâm, bỏ màng
đen bên ngoài. Long nhãn
khô ngâm qua nước nóng
15 phút. Cho hạt sen vào
hầm chín tới, bắc ra lấy
long nhãn bọc vào hạt
sen rồi đun đến khi hạt
sen chín nhừ, cho đường
vào là dùng được. Ăn
trước khi đi ngủ là tốt
nhất. Món chè sen long
nhãn có tác dụng bổ tâm,
an thần, thích hợp với
những người có chứng tâm
thận hư nhược, hay mất
ngủ, bị mộng tinh, di
tinh.
Chè củ mài, táo tàu:
Củ mài 40g, táo tàu
40g, gạo nếp 40g, đường,
nước đủ dùng. Củ mài gọt
vỏ, rửa sạch, sắt miếng.
Gạo nếp vo sạch. Cho củ
mài, gạo nếp vào, ninh
trong vòng 30 phút rồi
thả táo tàu vào ninh nhừ,
nêm đường, đun sôi là
dùng được. Ăn liên tục
trong vòng 10 ngày, mỗi
ngày 1 lần. Món chè củ
mài, táo tàu có tác dụng
bổ tỳ vị, ích khí thận,
tăng cường sức khỏe.
Những người bị di tinh,
mộng tinh, đi tiểu nhiều
lần dùng rất thích hợp.
Chè nhân sâm, hoàng kỳ:
Nhân sâm 6g, hoàng kỳ
20g, sữa bò nguyên chất
500ml, mật ong 20g, đậu
nành 20g, khoai mài 20g.
Nhân sâm, khoai mài, đậu
nành rang chín xay thành
bột. Cho các thứ trên
vào nồi, đổ sữa bò
nguyên chất vào đun nhỏ
lửa, đến khi sôi, cho
mật ong vào khuấy đều là
dùng được. Hai ngày ăn 1
lần, ăn liên tục trong
vòng 1 tháng. Món chè
nhân sâm, hoàng kỳ có
tác dụng bổ khí cố tinh,
những người bị chứng
thận khí bất túc nên
dùng.
(Theo Món ngon
Sài Gòn)
Chè theo mùa
Sài Gòn chỉ có 2 mùa:
mưa và nắng, vì thế mà
người Sài Gòn có thói
quen thưởng thức chè
theo mùa. Những ngày
nóng bức thật thú vị khi
vừa dùng chè lạnh, vừa
nhâm nhi những mẩu đá
bào mát lịm. Vào quán
chỉ cần nhìn thấy màu
xanh từ ly chè đậu xanh,
hơi nước phủ từng hạt li
ti trên bề mặt ly cùng
tiếng sột soạt đá bào là
đã cảm thấy cơn gió mát
lạnh ùa qua kẽ tóc. Ai
thích màu sắc hơn thì
chọn một ly sương sa hột
lựu với thạch, vài hạt
lựu đỏ hồng với nhân dừa
bên trong và vài sợi mứt
mít.
Chè sương sa hạt lựu (Ảnh:
google.com)
Trời trở gió hay mưa,
người Sài Gòn lại có cái
thú hít hà bên chén chè
thưng nóng hôi hổi. Chỉ
cần thấy chị bán chè múc
cả một vá nghi ngút khói
với mùi thơm đặc trưng
từ chiếc nồi nhôm to, là
đã thấy cái lạnh của mưa
chiều bay đâu mất. Bưng
trên tay chén chè nóng
ấm trong cái se lạnh của
mùa mưa quả là rất thú
vị. Cùng với vị béo ngậy
của khoai, nước dừa và
đậu đỏ, hương vị ấm áp
như tan đều trong cuống
họng, lan ra khắp cơ thể.
Ngồi lề đường trú mưa mà
có thêm chén chè đậu ván
đặc sệt nước dừa, vừa ăn
vừa hàn huyên với cô bạn
đồng nghiệp thì cũng
thật vui.
Đa dạng chè Sài
Gòn
Có thể nói, chè Sài Gòn
là một sự tổng hợp đa
dạng tất cả các "trường
phái" chè. Chỉ riêng
cách ăn thôi, bạn đã cảm
thấy sự phong phú của
món ăn ngọt thanh này.
Có người thích thưởng
thức chè trong cái ly
thủy tinh không cổ, ngồi
bệt xung quanh một gánh
hàng bên vệ đường, góc
công viên, thi thoảng
xin cô bán chè thêm tí
rong biển hay nước dừa.
Bé con thì thích cầm
bịch chè đậu, đặc sệt,
hí hửng cắn một đầu, rồi
nặn từng chút một cho
chè theo nước dừa lan ra
trong vòm miệng. Hay có
người thích nhìn ly chè
đầy màu sắc sang trọng,
trưng bày đẹp mắt trong
một bàn ăn đắt tiền ở
một sảnh tiệc nào đấy.
Đa dạng chè Sài Gòn (Ảnh:
google.com)
Chè Sài Gòn trẻ trung
với muôn vàn sắc màu. Từ
đậu xanh, đậu đen hay
các loại củ, loại nào
cũng có thể chế biến
thành một món chè khó
cưỡng lại. Đó là chưa kể
“cô nàng” chè Sài Gòn
còn biết làm duyên bằng
những món phụ linh tinh
mà thú vị. Ai có thể
quên chút bùi bùi của
mứt chuối, hòa lẫn vài
sợi xanh đỏ của mứt dâu,
mứt dừa, với đủ loại đậu
đầy màu sắc của ly chè
thập cẩm, hay hương chè
bưởi thơm ngan ngát với
đậu phộng rang rắc đều
lên chén chè lạnh mát
tay cầm?
Và cả những
hương vị khó quên
Ngoài vị ngọt ngon quen
thuộc của các loại đậu
nấu với đường cát mịn,
Sài Gòn còn có những món
chè rất độc đáo từ sự đa
dạng văn hóa ẩm thực của
thành phố.
Chè Thái (Ảnh:
naungon.com)
Thử dạo một vòng quanh
các khu vực ẩm thực ở
Sài Gòn, bạn sẽ bắt gặp
những quán chè có dấu ấn
rất riêng. Nếu đến khu
phố người Hoa ở quận 5,
bạn sẽ được thưởng thức
những món chè béo cực lạ,
ví dụ như chè bo bo
trứng cút. Một chén chè
nóng bốc khói, ngọt dịu
và thật béo với những
hạt bo bo bùi bùi và
trứng cút trắng muốt chỉ
có thể tìm thấy ở những
chiếc xe đẩy bên cạnh
khu vực ăn uống sầm uất
của Chợ Lớn. Hay món chè
trứng gà hồng trà thơm
và bùi không thể tìm
thấy ở đâu khác ngoài
quán Hà Ký trên đường
Châu Văn Liêm.
Nếu bạn thích mùi thơm
của sầu riêng với sữa và
đủ các loại thạch thì
hãy ghé qua đường Nguyễn
Tri Phương, quận 10 để
thưởng thức món chè Thái
đặc trưng. Chè Thái với
tên gọi ban đầu là
cocktail sữa du nhập vào
Sài Gòn gần chục năm và
đã trở thành một món chè
quen thuộc của người Sài
Gòn.
(Theo Chu Sen)
Bánh trứng là một trong
những thành phần hấp dẫn
của món
chè Campuchia. Bánh
làm hoàn toàn từ trứng,
có mùi thơm đặc trưng.
Chè bí chưng (tiếng
Campuchia gọi là
num-à-pơi). Ruột bí được
nạo rỗng, thay vào bằng
hỗn hợp sữa bột, sữa đặc
và cả nước cốt dừa. Tất
cả đánh cùng với lòng đỏ
trứng, đem hấp cách
thủy, sao cho quả bí mềm
mà không nhão, lớp vỏ
ngoài vẫn còn nguyên
không bục
Chè Thái có nguyên liệu
khá đơn giản, dễ chế
biến, gồm hỗn hợp sầu
riêng, thạch hạt lựu,
thạch dừa non, trân châu
dừa, nước cốt dừa..
Chè Mỹ ở Sài Gòn cũng
thành phần tương tự như
chè Thái, song không có
mùi của sầu riêng, cũng
không ngọt lịm, mà đặc
trưng là vị béo thơm của
các loại kem nhập khẩu
Chè mè đen, theo người
bán cho biết rất tốt cho
phụ nữ mang thai
Chè trứng gà hồng trà
của người Hoa được quý
như "liều thuốc" bổ
phổi,
Món chè đậu tuyết Nhật
chỉ mới xuất hiện ở Sài
Gòn những năm gần đây,
song cũng nhận được khá
nhiều sự quan tâm của
giới trẻ hay những người
mê món Nhật.
Chè Singapore ở Sài
Gòn cũng có rất nhiều
loại mùi vị lạ, như chè
Cầu Vồng Tuyết được làm
từ các loại trái cây:
nho, thơm, ổi, thốt nốt,
đậu đỏ và bắp, trang trí
bắt mắt
Chè Khúc Bạch
Nguồn: Hinh Trần
Chè
Sài Gòn trước đây là món
ăn chơi rẻ tiền mát bụng
có khắp nơi trên các nẻo
đường Sài Gòn, nhất là
tại các chợ là xe chè
đậu xanh bánh lọt. Dù
rằng gọi là xe chè đậu
xanh bánh lọt nhưng có
nhiều loại chè khác như:
Chè đậu đen, đậu đỏ,
Xưng Xa, Xưng xáo, Khổ
tai, Bạch quả, hột sen
v.v. quan trọng là có đá
bào. Bây giờ nhiều chợ
vẫn còn xe chè và có
thêm các loại chè nhập
nội khắp thế giới.
Bây
giờ có thêm các loại chè
nhập nội khắp thế giới.
Thử vị những quán
chè ngoại có tiếng nhất
ở Hà Nội
(Xã
hội) - Mùa nắng nóng
chính là thời điểm các
quán chè “lên ngôi”, và
dân sành ăn dĩ nhiên
không thể bỏ qua những
món chè ngoại thịnh hành
ở Hà Nội hiện nay.
Chè
là món khoái khẩu vào
mùa nóng
Chè
Thái Lan phố Kim Mã
Chè
Thái Lan chắc hẳn là
loại chè ngoại phổ biến
nhất. Tiệm nổi tiếng thì
có quán chè phố Đội Cấn
hay trong chợ Nam Đồng.
Tuy nhiên, nhiều khách
sành ăn cho rằng, nơi
“ra dáng” xứ Chùa Vàng
nhất phải là ở phố Kim
Mã.
Đến
nơi này, bạn sẽ thấy
trong chiếc tủ kính của
quán, các bát to bát nhỏ
đựng chè đều là loại
bằng bạc, sáng bóng, đẹp
mắt, rất đúng kiểu Thái
Lan. Không gian quán đơn
giản nhưng thi thoảng
cũng khoe một vài đồ vật
lưu niệm trang trí của
Thái để chứng tỏ độ "chất”.
Bát
cốc bằng bạc và một số
đồ lưu niệm chứng tỏ
"Made in Thailand".
Chè
tại đây cũng có điểm
khác biệt. “Món xanh”
dai dai chứ không mềm bở
như mọi nơi, còn “món
trắng” thì dẻo và hình
con sâu lạ mắt. Ngoài ra,
mỗi cốc chè đều có đậu
xanh và dừa xào thái
miếng giòn ngọt, ăn sần
sật rất thích.
Chè
Thái “xịn” nhưng mức giá
cũng khá "mềm" – 15.000
đồng/cốc. Lưu ý là chè
của quán này chế biến
ngọt hơn các nơi khác,
bạn nên xin nhiều đá ăn
càng mát.
Ngoài ra ở đây còn có
kem xôi cũng đắt hàng
không kém với cùng mức
giá.
Món
xanh và trắng của chè
Thái phố Kim Mã khá lạ
so với nơi khác.
Địa
chỉ: A5 P.118 Giảng Võ,
Ba Đình, Hà Nội (nằm ở
ngã rẽ giao giữa phố
Trần Huy Liệu và Kim Mã).
Chè
Singapore phố Cửa Bắc và
Tô Hiến Thành
Nhắc đến chè Singapore,
các bạn trẻ sẽ nhớ ngay
đến món chè bobochacha ở
trong một ngõ nhỏ phố
Cửa Bắc, gần trường Phan
Đình Phùng
Quán này mở từ hàng chục
năm nay, chỉ bán từ tầm
3h chiều đến 7h tối. Tại
đây có 3 món với cái tên
ngắn gọn: đen, trắng và
hoa quả. "Đen" là loại
chè hơi đặc, sánh, được
nấu bằng gạo nếp cẩm,
quyện với nước cốt dừa
cô đặc. "Trắng" thì có
sự kết hợp của sắn,
khoai lang bùi bùi cùng
với thạch trắng mềm và
những hạt trân châu li
ti, hòa chung cùng nước
cốt dừa loãng. Cuối cùng
là "hoa quả" – món “hot”
nhất, gồm các loại quả
xắt nhỏ rồi trộn chung
với một thứ nước ngọt,
dìu dịu nhưng rất khó
phán đoán được cách pha
chế. Hoa quả thường bán
hết sớm nhất, nên nếu
đến muộn, sau 4h chiều
bạn sẽ không kịp thưởng
thức.
Chè
đen và trè trắng.
Món
"hot" nhất - chè hoa quả.
Mức
giá khoảng 15.000 đồng/bát,
chè bobochacha ở đây hơi
“hẻo” so với nhiều món
chè khác. Ngoài ra, cả 3
loại chè đều chế biến
hơi nhạt và mát sẵn,
không cần bỏ thêm đá.
Bởi vậy, nếu là người
“hảo ngọt”, chưa chắc
bạn đã “ưng” loại chè
này. Nếu vậy, bạn có thể
tìm đến môt địa chỉ chè
cũng treo biển Singapore
nhưng phong cách hoàn
toàn khác nằm trên phố
Tô Hiến Thành.
Quán chè này tên là Bun,
mới có ở Hà Nội khoảng
gần 1 năm nhưng đã khá
hút khách, buổi tối rất
đông, thậm chí những
ngày oi nóng thế này,
khách còn phải đứng xếp
hàng.
Quán chè Bun buổi tối
rất đông.
Chè
Singapore ở đây có vài
loại nhưng đặc điểm
chung là thiên về hoa
quả với vị ngọt đậm. Mỗi
bát chè đều có các loại
quả xắt miếng như lê,
xoài, dưa hấu, dưa vàng…
kết hợp cùng các thạch,
sirô, sữa đặc, sữa dừa,
hạt é, có món còn thêm
cả sợi rong biển giòn
giòn hoặc loại trân châu
nhân mã thầy. Phong phú
nên giá cũng cao hơn –
20.000 đồng/bát. Tuy
nhiên, để đánh giá chè
Sing ở tiệm Bun là ngon
xuất sắc hay rất lạ
miệng thì không hẳn. Có
lẽ quán nhanh hút khách
vì ở đây bán thêm rất
nhiều đồ giải nhiệt đang
"hot" nữa như sữa chua
mít, caramen thập cẩm
hay chè khúc bạch. Các
món đều khá đầy đặn, chế
biến vừa miệng nên dễ
được lòng thực khách.
Chè
Singapore của quán Bun
có khá nhiều hoa quả...
...
có cả rau câu giòn giòn.
Địa
chỉ: Bobochacha ngõ 92
Cửa Bắc và chè Singapore
57 Tô Hiến Thành, Hà Nội.
Chè
Malaysia phố Tô Hiến
Thành
Mang tên chè Bà Tuyết,
quán nằm ngay gần chè
Bun và thực chất ra đời
trước nhưng đến nay lại
không đắt hàng bằng. Tuy
nhiên, treo biển chè
Malaysia nên cũng làm
nhiều người đi đường
hiếu kỳ.
Một
số khách ruột cho biết,
chủ quán vốn là "dân"
phượt, từng đi nhiều nơi,
trong lần đến Malaysia
đã thích thú với loại
chè của đất nước này nên
đã du nhập về. Chủ quán
cũng từng quảng cáo, chè
được nấu từ các loại đỗ
của Việt Nam và hạt
thuốc bắc mang hương vị
Malaysia, khiến cho món
có hương vị riêng không
thể nhầm lẫn. Song,
không ít người thưởng
thức chè ở đây lại cho
rằng, họ khó nhận ra sự
khác biệt thú vị nào,
hương vị dễ chịu nhưng
cũng chỉ na ná những
loại chè có trân châu,
cốt dừa, dừa khô của Sài
Gòn. Ngoài ra, quán vỉa
hè mà nom rất tuềnh
toàng, trong tủ kính lèo
tèo vài chiếc bát thủy
tinh đựng đồ, không hình
ảnh màu mè, tô vẽ, không
cả bàn cho khách ngồi,
chỉ sắm vài chiếc ghế
nhựa đơn giản. Thế nên
dường như chè Bà Tuyết
kém hút khách và bị chè
Bun kế bên lấn át.
Chè
Malaysia của quán Bà
Tuyết.
Còn
đây là chè Malaysia của
quán Bun "copy" lại, nom
cũng khá giống nhau.
Tuy
nhiên, với mức giá phổ
biến 15.000 đồng/cốc,
món chè này cũng đủ vị
ngon ngọt mát nên nếu
đang phải cơn thèm và
tiện đường qua đây, bạn
cũng có thể thử một lần
thưởng thức.
Chè
Hong Kong khu Trung Tự
Đây
là tiệm chè mới nhất nằm
trong danh sách này, mới
mở chừng 1-2 tháng nay.
Quán tự xưng danh chè
Hong Kong và có khá
nhiều món lạ mắt, hấp
dẫn. Điển hình như chè
rau câu caramen với
những viên thạch rau câu
hình trái tim, bông hoa,
ngôi sao xinh xắn, bên
trong là nhân caramen
ngọt mềm. Hay chè cầu
vồng có các loại trân
châu xanh đỏ có nhân đậu
xanh, chuối, nho khô và
cũng được tạo hình đẹp
mắt... Ngoài ra là những
cái tên rất thú vị như
bạch ngọc rau câu, chè
ngũ sắc, tào phớ sữa
dừa...
Các
loại chè đều được tạo
hình khá đẹp mắt.
Các
món chè ở đây đa phần
đều lạ miệng, mang vị
ngọt thanh, nước cốt dừa
chế biến thơm, dễ chịu.
Một ưu điểm nữa là quán
nằm trong phần sân của
một khu tập thể, lại núp
bóng dưới mấy tán cây
bằng lăng um tùm nên
khách ngồi rất mát mẻ,
dễ chịu.
Chè
của quán này đồng giá
15.000 đồng/món.
Nguồn Infonet.vn
Chú ý: Giá cả ở
trang web chỉ có tích
cách tượng trưng, không
phải là giá cả hiện thời