Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 
 Ḿ Quảng
TƯỞNG NĂNG TIẾN
Rồi ngày California ngắn lại. Nắng dịu vàng và sáng hẳn ra. Và vào lúc ngày đi dần vào tối, gió chiều đă bắt đầu có pha lẫn một chút hơi lạnh làm se se da thịt. Sáng có hôm dậy muộn vẫn chưa thấy nắng, bầu trời thoáng vẻ âm u và thành phố lăng đăng sương mù.
Thế là mùa thu đến. Mùa hè bỏ đi bất chợt vội vă như một người t́nh hối hả vượt biên. Mùa Thu xuất hiện bất ngờ như một mối t́nh muộn màng, vào lúc mà người ta đă tưởng chuyện t́nh là chuyện không c̣n... cách nào xảy ra được nữa.
Từ đó mặt trời bắt đầu dậy muộn. Chiều mỗi lúc một ngắn thêm. Lá phong vàng xanh – vàng nhạt, vàng thẫm, rồi hóa đỏ au – rơi bơ vơ trên những thảm cỏ nhạt xanh, chưa kịp đổi màu. Cảnh vật hóa hơi buồn nhưng đẹp.
Sáng trời mưa. Mưa mà loay hoay với món điểm tâm quen thuộc như ḿ gói hay bánh ḿ với trứng th́ cuộc đời quả là không đáng sống. Sao bỗng dưng mà thấy nhớ một tô ḿ quảng đến muốn đến muốn rơi nước mắt. Ḿ quảng, Trời ơi, biết t́m nó ở đâu bây giờ?
Trưa, trời vẫn cứ mưa, vội vă, co ro chạy từ lớp học đến pḥng ăn đứng xếp hàng để chờ mua một cái... “cheese sandwich”! Bất chợt bắt gặp một khuôn mặt quen quen, một “gă” đồng hương. Bèn gật đầu chào thật nhẹ với một nụ cười mím chi dè dặt.
- Chào cô.
- Dạ, chào anh.
- Năm nay mưa sớm.
- Dạ, hơi quá sớm.
- Trời như thế này được nằm nhà th́ thích hơn.
- Dạ.
Lại “dạ” cho lịch sử chứ trời như thế nào th́ nằm nhà cũng đều thích cả.
- Cô thích mưa?
- Cũng không thích lắm.
- Tôi cũng vậy. Đúng ra th́ có thích nhưng hơi sợ. Mưa dịu dàng hơn là nắng nhưng sao thấy nhớ nhà...
“Ư trời, có nhớ nhà nữa sao. T́nh cảm dữ há”? Sau một giây om lặng ngắn ngủi bỗng người ta cảm thấy bị thôi thúc bởi nhu cầu tâm sự. Cái tâm sự măi từ sáng tới giờ chưa trút được cho ai v́ chưa gặp ai cùng là người Việt.
- Vâng, vừa nhớ nhà vừa thèm ăn ḿ quảng.
- Cô nói Sao?
- Tôi nói ḿ quảng.
- Xin lỗi cô, tôi nghe chưa rơ.
- Ḿ quảng, loại ḿ sợi vàng...
Người đối thoại bỗng im lặng, đăm chiêu như thể vừa nghe đề cập đến một món ăn lạ lùng và đặc biệt của... thổ dân Samoa! C̣n ḿnh th́ nín thở hồi hộp chờ đợi tha nhân lục lọi trí nhớ.
Ô, cô thích ăn ḿ hả? Ḿ th́ người Tàu ở San Francisco nấu ăn cũng được. Cô có bao giờ thử ḿ ở tiệm Golden Restaurant chưa?
Cố lắm mới nén được một tiếng thở dài, với cái tâm cảm chua xót đắng cay của một thiếu nữ chợt biết ḿnh đă... trao duyên lầm tướng cướp! Câu chuyện chấm dứt vĩnh viễn ở đó nhưng sự tấm tức, ấm ức th́ kéo dài suốt cả ngày.
Mẹ ơi, sao lại có một người đàn ông Việt Nam không biết đến ḿ quảng, và c̣n lầm lẫn giữa ḿ quảng và ḿ hoành thánh nữa? Điều bất công khó chịu là từ lâu rồi ḿ quảng vẫn bị chịu thiệt tḥi. Nó chưa bao giờ được chào đón nh́n nhận cho đúng với giá trị của ḿnh.
Tệ hơn nữa là nơi nó xuất xứ – Quảng Nam, Việt Nam – người dân địa phương vốn được coi là thích chuyện tranh luận và họ có thể tranh căi về hàng trăm thứ chuyện bà rằn không cần thiết nhưng riêng với sự bất công mà ḿ quảng phải chịu đựng th́ dường như chưa thấy ai lên tiếng?
Phở, chẳng hạn, th́ có ǵ là xuất sắc đâu mà luôn luôn được đề cập đến một cách ồn ào quá đáng. Sợi phở trắng nhách trông thấy ghê. Nước phở trong veo coi thấy chán. Thịt để ăn với phở th́ đ̣i hỏi điệu hạnh đủ thứ như nạm, gân, sách...; mà chỉ cần vụng tay một chút là cả tô phở coi như là bỏ!
Bún ḅ Huế th́ (chao ơi) cay quá. Nó cay như thể là trên đời này không c̣n có một thức ăn nào cay hơn được nữa. Mà đă là bún ḅ sao c̣n có gị heo. Ḅ và Heo không mấy khi đi chung với nhau một cách ổn thỏa. Đă thế, miếng gị heo vẫn thường làm cho tô bún ḅ bớt phần thanh nhă và khiến cho người đang nhồm nhoàm nó mất đi rất nhiều cái “phong thái tỵ nạn chính trị” của ḿnh.
Tô bún riêu th́ coi đỡ thấy ghét hơn một chút. Điều phiền là nó giản dị quá, giản dị tới mức... gần như là đạm bạc. Một chút cà chua và riêu cua thôi th́ làm sao tô bún trông không lơng bơng cho được? Hơn nữa, ăn bún riêu vào một buổi sáng trời mưa th́ đến trưa chắc chết (chết chắc) v́ đói.
Hủ tíu, ḿ sợi hoành thánh, sủi cảo... th́ kể như là hết thuốc! Vậy chứ những thứ thức ăn “ngoại nhập” và vô duyên đến như thế vẫn được chấp nhận dễ dàng và phổ biến ở khắp nơi. Chỉ có ḿ quảng là măi măi bị bỏ quên hoặc chưa bao giờ được đón chào đúng mức.
Mà ḿ quảng ngon tuyệt vời nha. Sợi ḿ làm bằng bột gạo rồi đem nhuộm vàng. Không phải cái màu vàng “đồng bóng” của nghệ, hay màu vàng thổ nhà quê đâu. Sợi ḿ quảng thường vàng tươi và chỉ đủ vàng để dung hợp với màu xanh của rau đi kèm với nó.
Rau sống ăn với ḿ quảng không bị đặt nằm một cách trơ vơ như một dĩa giá hay xa lách để chung với phở. Nó cũng không bị thu vén một cách bần tiện trong những cái đĩa con con như rau để ăn chung với bún riêu hoặc bún ḅ. Tất cả những loại rau thơm để ăn chung với ḿ quảng, kể cả rau xà lách, đều được thái nhỏ mịn và bỏ chung gọn gàng trong tô ḿ.
Nước ḿ quảng không lênh láng như nước phở, không thừa thăi như nước bún ḅ, không nhạt nhẽo như nước ḿ hay hủ tíu. Nó hơi sền sệt với thịt heo sắt vụn, với tôm khô giă nhuyễn nấu nhừ, và luôn luôn chỉ được chan vào tô ở mức hơi săm sắp.
Mà đừng tưởng như vậy sẽ khiến cho tô ḿ không đủ nóng nha. Nghĩ như vậy là lầm à. Độ nóng của tô ḿ quảng không hoàn toàn do nước mà c̣n tùy thuộc phần nào vào số lượng ớt bằm mà thực khách múc bỏ vào tô. Nhiều ớt quá tô ḿ hóa cay chát. Hỏng. Mà ít ớt th́ nó sẽ thiếu cái độ nóng và độ cay cần thiết. Hư. Mà nhớ là ớt bằm à nha. Ḿ quảng dứt khoát và quyết liệt không dung thứ những loại ớt khác như ớt xanh, ớt sắt, ớt khô, ớt ngâm dấm... hay bất cứ một loại ớt nào khác trên cuộc đời này.
Mô tả như vậy ngộ nhận rằng ḿ quảng là một món ăn cầu kỳ, trưởng giả. Nghĩ như vậy là kể như trật thêm một lần nữa. Ráng chịu. Ḿ quảng không kiểu cách, lộn xộn rườm rà như bún mọc. Ḿ quảng giản dị mà đậm đà và vô cùng đằm thắm.
Và ḿ quảng cứ ở miệt Quảng Nam. Nó không di cư ồ ạt rộn ràng như phở, không chen chân nơi những đô thị xa lạ như bún ḅ, không tỏ thái độ vô t́nh bạc bẽo theo kiểu “một đi không trở lại” như ḿ sợi hay hủ tíu.
Thản hoặc, người ta mới bắt gặp một tô ḿ quảng mom men đến một vài thành phố phụ cận nhu Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng B́nh, Quảng B́nh... nơi xa xôi nhất mà ḿ quảng trôi dạt đến những vẫn c̣n nguyên được bản sắc của ḿnh có lẽ là Đà Lạt. Nơi đây ḿ quảng vẫn c̣n nguyên cái dáng vẻ trầm lặng và khép kín của ḿnh. Ḿ quảng không trưng bảng hiệu, không ưa phố xá ồn ào. Nó thích hợp với không khí gia đ́nh hơn bất cứ một thức ăn nào khác. Có quá lắm th́ ḿ quảng cũng chỉ hiện diện (với đôi chút ngỡ ngàng tội nghiệp) nơi một quán ăn nhỏ hẹp, nghèo nàn.
Nơi bán ḿ quảng ở Đà Lạt không nhiều và thường nằm ẩn trong một con hẻm nhỏ. Thực khách, nếu không phải là khách quen, c̣n lâu mới t́m ra nhà. Cái nhà không phải là cái quán. Chủ nhà không phải là chủ quán. Đó thường là một bà mẹ Quảng Nam hay Đà Nẵng. Chủ khách chào nhau tương kính trang trọng.
Không ai đề giá hay hỏi một tô ḿ quảng. Nó vô giá mà. Cũng không ai phân chia ḿ quảng thành tô lớn, tô nhỏ, tô đặc biệt... Mọi tô ḿ quảng đều đặc biệt. Cũng rất ít người chỉ ăn một tô ḿ quảng. Thường người ta gọi một “tô ăn thêm”. Phải ăn thêm, dù no, cho khỏi phụ ḷng người nấu và cho bơ công ḿnh lặn lội đi ăn vào một buổi chiều Đà Lạt mưa dầm.
Nhân loại có thể đổ đi ba tỉ tô phở, hai tỉ tô bún, và một trăm tỉ tô ḿ hay hủ tíu nhưng không ai có thể bỏ dở một “tô ḿ quảng ăn thêm.” Ḿ quảng không làm ai ngán. Ăn nhiều th́ nó bớt ngon chút xíu thôi hà.
Ăn xong người ta tráng miệng bằng nước trà. Trong lúc khách nhỏ nhẹ kín đáo xỉa răng th́ chủ thế nào cũng t́m dịp thỏ thẻ:
- Ḿ bữa nay nấu được không cô?
- Dạ... ngon.
Trả lời như vậy là không được. “Ngon” là một h́nh dung từ mơ hồ, nếu không muốn nói là hàm hồ, không thể nào diễn tả được cái đặc sắc tuyệt vời của một tô ḿ quảng. Có vụng về lắm th́ người ta cũng phải đưa ra được vài ba nhận xét “buâng quơ” như sau:
- Dạ thưa bác ḿ ngon lắm. Tôm giă vừa nhỏ và nấu vừa nhừ. Rau chuối tươi mà không chát. Nước đậm đà vừa miệng.
Sau đó mới đến màn cảm ơn và từ tạ...
Coi, một thứ thức ăn nặng t́nh gia đ́nh và văn hóa dân tộc như ḿ quảng mà bị bỏ vô “cửa hàng ăn uống quốc doanh” th́ chịu đời sao thấu. Cỡ khoai ḿ, khoai lang mà đụng chuyện với người Cộng Sản c̣n bị te tua bầm dập nữa mà.
Càng khó chịu hơn nữa khi người ta gặp lại ḿ quảng trên bước đường lưu lạc. “Tha hương ngộ cố tri” không thiếu cảnh bẽ bàng. Nhưng đụng đầu ḿ quảng trong tiệm ăn ở thành phố San Francisco, Hoa Kỳ th́ quả là một chuyện bẽ bàng chết được.
Dù biết rằng tô ḿ quảng không thể nào được đặt trên bàn ăn trải khăn trắng, dưới ánh đèn màu, và bên cạnh một b́nh hoa daisy; ḿ quảng lại càng trông khổ sở ngượng nghịu trên tay người bồi bàn mặc áo “chemise” trắng, cổ thắt nơ đen... nhưng vẫn phải thử chứ, vẫn náo nức trông đợi coi sao chứ?
Đến khi nh́n thấy ḿ quảng được đặt trong tô sứ, đĩa hoa, và đi chung với đũa ngà th́ người ta lại bắt gặp nơi ḿnh một cảm giác đau đớn và chua xót khác – cái tâm cảm của một người bất chợt nh́n thấy “cố nhân” lái Mercsdes với một vợ và tám đứa con trên xe.
Người ta xêu nhẹ vài sợi ḿ vào muỗng, gắp thêm một chút rau, ấn nhẹ muỗng xuống tô để lấy thêm chút nước... rồi e ngại, rụt rè đưa vào mồm. Và rồi sẽ hiểu thế nào là nỗi thất vọng đắng cay của kẻ “yêu lại một người yêu thất tiết”.
Ḿ quảng ơi, thôi vĩnh biệt!

 

Xem Thêm
Ḿ Quảng Của Bùi Giáng
MẶC THU
 
Lần đầu tôi gặp Bùi Giáng vào năm 1957, tại Sài G̣n. Khi ấy, mỗi chiều tối, gần như thường lệ, Đinh Hùng và tôi gặp nhau ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa, đường Tự Do (Cati-nat cũ) để uống bia. Quán này của anh chị Phạm Xuân Thái, thường tụ họp khá đông giới văn nghệ sĩ của thủ đô miền Nam. Anh Phạm Xuân Thái lúc ấy đă rời chức Bộ Trưởng Bộ Thông Tin. Anh đại diện giáo phái Cao Đài trong chính phủ Ngô Đ́nh Diệm.
Quán này có hai tầng tiếp khách. Tầng trên lầu và tầng dưới. Tôi và Đinh Hùng thường ngồi ở cái bàn nơi góc cửa ra vào, tầng dưới. Nhiều khi cùng ngồi với chúng tôi, có nàng thơ bé nhỏ (chừng 16, 17 tuổi) người miền Nam học trường Pháp, Marie Curie. Nàng tên diệu hiền (có lẽ chỉ là bút hiệu). Diệu Hiền có nét đẹp thánh thiện, luôn mặc quần áo trắng, tóc buông lơi ngang lưng, không chút phấn son. Diệu Hiền làm thơ, bằng tiếng Pháp nhiều hơn tiếng Việt. Trong thơ nàng thường tự xưng là “Người yêu của Chúa” và thường nói với chúng tôi “không thể yêu ai, ngoài Chúa”; gia đ́nh Diệu Hiền theo đạo Công Giáo gốc đă từ mấy đời. Câu chuyện Diệu Hiền, tôi sẽ nói ở một đoạn sau trong hồi kư này.
Trở lại Câu Lạc Bộ Văn Hóa. Tuy làm chủ, nhưng anh chị Phạm Xuân Thái ít khi xuất hiện. Đôi lần, chị Thái từ nhà trong đi ra phố, ngang qua bàn chúng tôi, khẽ mỉm cười, nghiêng đầu chào. Chị có dáng lả lướt, thanh tao, mơ hồ một nét liêu trai. Nếu khách là kẻ đa t́nh, không thể không ngơ ngẩn nh́n theo. Cái dáng đẹp ấy có thể d́m chết khách vào trong mộng.

 

Một buổi, Đinh Hùng bảo tôi:
- Bùi Giáng mời tôi với anh trưa mai 12 giờ tới uống rượu ở nhà anh ta, đường Dis-mude (Cô Giang hay Cô Bắc, phường Cầu Muối: Douaumont ǵ đó).
Tôi đoán chừng: Bùi Giáng mà tôi thấy có thơ đăng lác đác trên vài tờ tạp chí văn học – hẳn là người đă ngưỡng mộ thơ Đinh Hùng nên đă mời Đinh Hùng, chứ không phải mời tôi. Nhưng Đinh Hùng muốn kéo tôi đi cùng cho có bạn, nên đă nói thác ra như vậy.
Tuy nhiên tôi không từ chối mà chỉ ngồi im, suy nghĩ. Ư hẳn Đinh Hùng hiểu tôi ngần ngại nên xác định thêm:
- Tôi có nói với họ Bùi là sẽ đi với Mặc Thu. Anh vui vẻ nói: Thế càng quí hóa. Vậy khoảng 11 giờ trưa mai tôi tới anh rồi ta cùng đi! (Hùng ngại đi một ḿnh và không muốn tôi từ chối). Vả, chính tôi cũng muốn làm quen với nhà thơ họ Bùi.
Lúc đó, gia đ́nh Đinh Hùng ở đường Đinh Công Tráng, Tân Định. Gia đ́nh tôi ở đường Lư Trần Quán cũng Tân Định. Gần nhau có ba bước chân. Chúng tôi cũng thường đi bộ sang nhà nhau. Hồi đó chúng tôi cũng khá rảnh rỗi v́ Đinh Hùng và tôi vừa bị loại ra khỏi tờ nhật báo Tự Do, cùng một lượt với các anh Tam Lang, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan.
Hôm sau, đúng hẹn, chúng tôi tới nhà Bùi Giáng. Họ Bùi ở một ngôi nhà mặt tiền, nhưng là một ngôi nhà cổ, cũ kỹ, rất nhỏ. Nền nhà, thấp dưới mặt đường chừng nửa thước, có bực để bước xuống. Bàn rượu đă thấy bày ở ngoài thềm, có ba ghế đẩu.
Chủ nhân nhanh nhẹn từ trong nhà bước ra tiếp khách. Phía trong nhà khá tối, thấp thoáng có bóng dáng một giai nhân, quần áo lụa là kiểu bà ba, hẳn đương lo việc bếp núc.
Đây là lần đầu tôi gặp Bùi Giáng. Đó là một thanh niên dáng vẻ rất thư sinh, đầu tóc rẻ đầu ngôi, gọn ghẽ, áo sơ mi trắng, quần màu rêu nhạt, mặt sáng sủa, thanh tú, mắt mang kính cận.
Đinh Hùng để cái cặp da xuống cạnh bàn. Ba chúng tôi cùng ngồi, nhắp từng hớp bia. Qua câu chuyện thăm hỏi giữa họ Đinh và họ Bùi, tôi được biết Bùi Giáng đương dạy học ở một trường tư thục nào gần đó. C̣n người phụ nữ trẻ trong nhà, thỉnh thoảng bưng ra món này món nọ bày trên bàn, chúng tôi cùng giữ ư, không hỏi nàng là ai. Mà Giáng cũng không nói ǵ về nàng.
Tôi nhận thấy Giáng rất ít nói. Chỉ nói những khi cần thiết. Nói rất gọn, chỉ cần đủ ư ! Ví dụ:
- Mấy món quê mùa ! Các anh dùng tạm !
Đinh Hùng bỗng nhiên phải đảm nhận vai tṛ hoạt náo, phải nói nhiều hơn cả. Phần nhiều là nhận xét về thơ của họ Bùi. Tất nhiên, khen nhiều hơn chê. Tôi rất phục Đinh Hùng ở chỗ anh đọc ra trơn tru từng đoạn thơ của Giáng. Họ bùi cúi đầu nghe nhận xét với vẻ cảm động. Kẻ nói, người nghe đều rất thành thực. Câu chuyện ít tánh chất xă giao, gượng gạo, tự nhiên, thân t́nh.
Bữa ăn hôm ấy đăi chúng tôi gồm có hai phần. Phần đầu một món ăn chơi: bánh hỏi thịt quay. Phần sau, món ḿ Quảng được người đẹp bưng ra, c̣n bốc hơi nóng, thơm lừng. Tôi thầm nghĩ hẳn mặt hoa cũng thơm lừng mùi nước dùng.
Bùi Giáng khẽ cười lỏn lẻn, giới thiệu:
- Ḿ Quảng! Nhà Làm! Xin mời!
Họ Bùi có vẻ đắc ư về món ăn đặc biệt chất quê của anh. Vừa ăn anh vừa ngẩng nh́n bọn tôi, xem ư ra sao. Mặt anh tươi hẳn lên, có lẽ cũng ngang bằng khi anh làm được câu thơ thích thú. Thỉnh thoảng lại hỏi chúng tôi:
- Được chứ ? Rồi lại tự kết luận – Được đấy chứ !
Đây là lần đầu tôi được ăn món ḿ Quảng. Tôi thấy lạ miệng, và thấy thật ngon. Tô của tôi hết sạch trước hai bạn. Giáng gọi thêm cho tôi một tô “thiếm xực”. Khi ra lệnh, mặt anh càng tươi hơn. Người đẹp bưng ra một tô nữa cho tôi, mặt hoa cũng có chiều tươi tắn, hớn hở. Hớn hở v́ món nàng làm được khách ân cần chiếu cố.
Mấy mảnh bánh đa điểm lác đác vừng đen, cơng theo vài hạt đậu phọng giă nhỏ, quyện với nước dùng nâu vàng, ngậy mà thanh, ngọt lịm sao mà ngon đến thế !
Cái món “quê mùa, nhà làm”, hôm ấy, làm tôi quyết đoán: cô gái xinh đẹp, quá trẻ nọ, phải là người cùng quê xứ Quảng với nhà thơ họ Bùi. Chỉ c̣n không biết người đó là vợ, là người yêu, hay chỉ là học tṛ cưng của thầy, nhưng thật không tiện hỏi. Mà Giáng cũng chẳng nói. Vừa ăn tôi cũng vừa nghĩ: mỗi đêm nàng Giáng Kiều kia, từ trong tranh bước ra, bưng cho chàng tú tài họ Bùi một tô ḿ Quảng bốc khói thơm phức trách ǵ chàng chẳng làm được Thơ đẹp cho đời.
Bữa ăn thanh đạm hôm ấy làm tôi nhớ măi sau này. Và cũng măi mấy chục năm sau, tôi mới được biết thêm cái món ḿ quảng ḿ Quảng ấy cũng là món ăn thích thú độc nhất của Bùi Giáng. Nó theo anh tới tận những ngày cuối cùng của đời anh.
Từ đấy, đường đời, mỗi người đi mỗi nẻo, tôi không c̣n có dịp ngồi đối diện đồng ẩm với họ Bùi nữa. Nhưng trong ḷng vẫn giữ được h́nh ảnh đẹp về anh. Tuy nhiên, tôi vẫn theo rơi và thích thú được gặp anh trong thơ anh, những bài đăng trên báo này, báo nọ. Tôi thấy thơ anh cứ chuyển dịch lần, chuyển dịch từ Thực và Ảo. Rồi đất nước cũng chuyển dịch vào cuộc biến “tang điền”. Tôi đi tù (cải tạo) trở về vào năm 1986, lại được nghe tin về Bùi Giáng, qua các bạn trong làng, và qua người cháu của anh: Bùi Ngọc Thơ. Bùi Ngọc Thơ đă là cháu rễ của tôi, Ngọc Thơ kết bạn đời với cháu ngoại của tôi: Chử Mặc Anh Thư.
Nghe người ta nói: Bùi Giáng đă trở nên một cuồng nhân, một cuồng sĩ, suốt năm tháng đi lang thang, vô định, màn trời chiếu đất, với một bầu thơ, đựng toàn cuồng thi bên ḿnh, với một sợi dây dong vài ba con cho lẽo đẽo theo sau...
Một buổi, vào đầu Xuân 1987, tôi đương ngồi uống trà, đọc sách trên căn lầu nhà tôi (94, Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận) bỗng thấy một bóng người nhô lên đầu cầu thang. Người ấy, đầu tóc rối bù, đội chiếc nón rơm te tua, quần áo lụng thụng rách bươm. Nh́n khách th́ thấy mặt mũi hốc hác, mồm miệng móm mém, râu ria lởm chởm, giống y như một Lư Thiết Quài. Tôi đương kinh ngạc chưa nhận ra ai th́ kịp nhận ra người theo sau là cháu Bùi Ngọc Thơ. Cháu mủm mỉm cười hỏi:
- Ông ngoại không nhận ra ai sao ?
Tôi vội trả lời:
- Nhận ra chứ ! Bạn của ông mà ! Bùi thi sĩ đây chứ ai !
Th́ ra đó là Bùi Giáng, bằng xương bằng thịt, người mà tôi vẫn mong được gặp, nhưng hạc nội, mây ngàn, biết đâu mà t́m. Thấy tôi c̣n nhận ra “người cũ” Bùi có vẻ khoái chí, chưa ngồi xuống ghế đă ghé tai hỏi:
- Đi lâu quá hỉ ? Sao, có khỏe không huynh ?
Cháu Ngọc Thơ nói với tôi:
- Bác Giáng đ̣i con đưa đi thăm ông ngoại khi biết tin ông ngoại đă được về. Con xin lỗi đă không báo tin trước cho ông ngoại biết v́ bác con nói không cần báo trước.
Biết cháu thế nào cũng đă kể lể chuyện đi tù của tôi, nên tôi cũng không nhắc tới chuyện ấy nữa.
Bùi ngồi xuống đă sảng khoái hỏi ngay:
- Nhà có rượu không huynh? Đệ muốn uống một chén tẩy trần, mừng huynh đă về ! Mừng anh em ḿnh hội ngộ.
Tôi thấy Bùi nói năng vẫn duyên dáng, hoàn toàn tỉnh táo, khác hẳn lối phục sức của anh. Bụng đă mừng thầm. May nhà sẵn có ṿ Mai Quế Lộ mà Đăng Văn Bé (LTS: chủ nhiệm báo Thách Đố)vừa gửi biếu, tôi bèn lấy ra đăi Bùi. Thấy ṿ rượu dán nhăn đỏ với hàng chữ Hán, anh xoay xoay cái ṿ nh́n đọc cái nhăn rồi “chậc miệng”:
- Hảo tửu đăi cố nhân... chà, chà, tuyệt hảo !
Anh tự tay mở nút, nghiêng ṿ rót ra hai chén, đưa mắt cười mỉm có ư mời tôi, rồi nâng chén tợp một hơi cạn. Lại rót thêm chén nữa. Cũng lại tợp một hơi cạn, mà không hề để ư rằng tôi đă có uống hay chưa.
Lấy tay áo quyệt miệng, Bùi lại hỏi:
- Nhà có giấy bút không huynh?
Biết nhà thơ đă nổi hứng, tôi vội đứng lên đi lấy nghiên mực Tàu, cây bút lông và tờ giấy màu vàng.
Bùi dầm ngọn bút lông vào chén rượu của tôi, chấm chấm vào nghiên, phóng tay viết hai câu thơ, chữ nghiêng, chữ ngả, chữ đủ mực, chữ không ra nét. Ư thơ bí hiểm, đượm màu kinh kệ... Rồi dừng bút ngẫm nghĩ, chừng muốn viết thêm. Bỗng ném bút xuống bàn, cười:
- Thôi, đủ ! Nh́n sang Ngọc Thơ ra lệnh: “Ta đi thôi” – ngảnh sang tôi, Bùi khẽ nghiêng đầu: “Đệ xin cáo biệt!
Tôi c̣n đương ngẩn ngơ, Bùi đă đứng phắt dậy, bước nhanh xuống cầu thang. Ào đến, ào đi, như trận gió thoảng. Phong khí thật... đạo sĩ. Thần thái thật phiêu hốt.
Từ đấy tôi không c̣n dịp nào gặp lại Bùi Giáng nữa. Ấn tượng lần gặp sau cùng đă in nét đậm trong tôi.
Trước đây, khi hỏi thăm về Bùi, cháu Bùi Ngọc Thơ có kể cho tôi biết nhà thơ họ Bùi vẫn nhận được tiền của thân nhân từ hải ngoại gởi về. Mỗi lần nhận được tiền, Bùi lại chỉ đi t́m ăn ḿ Quảng. Hoặc nhờ người quen nào đó nấu ḿ Quảng. Hoặc nhờ người quen nào đó nấu ḿ Quảng rồi mời cả đám những bọn giang hồ, kể cả đám bạn con nít, lôi thôi lếch thếch tới ăn kỳ đến hết đống tiền “tài trợ” mới thôi. Lại đi, không biết đi đâu, ăn ở đâu, ngủ ở đâu.
Tóm lại, những ngày tháng cuối đời, nhà thơ họ Bùi luôn sống giữa cơn say và cuộc tỉnh, giữa mộng và thực, chuệnh choạng bước giữa hai lằn đường, không biết khi nào tỉnh, khi nào say, khi nào giả, khi nào thực. Có người gặp, kể lại th́ Bùi thường hay nói năng lung tung, nhiều khi chỉ nói cho ḿnh nghe. Cũng nhiều khi nói lớn cho người khác nghe như muốn phân bua điều ǵ. Cũng lắm lúc Bùi “mạ lỵ, phỉ báng” xúc phạm đến nhiều người quyền thế.
Người nghe cảm thấy khó chịu, như chính ḿnh bị xúc phạm th́ cũng bỏ qua, cho là lời lẽ của kẻ điên. Người nghe cảm thấy vui thỏa như chính ḿnh được chửi, th́ cho rằng đó là lời của người thực tỉnh táo. Thử hỏi mấy ai đă được sống sướng thỏa như nhà thơ Bùi Giáng vào giữa lúc cuộc đời điên đảo như thuở này ?
Khi bác cháu họ Bùi đi khuất, tôi c̣n măi ngẩn ngơ, ngồi lại một ḿnh. Bây giờ mới nhớ ra ḿnh chưa hề uống một giọt mai quế lộ. Thế là một ḿnh tự rót, tự mời, độc ẩm, không biết bao nhiêu chén nữa. Rồi viết mấy câu thơ tặng Bùi Giáng. Nhưng thơ này không gửi.
TÁI NGỘ BÙI GIÁNG
(nhân chuyến thăm bất ngờ của nhà thơ họ Bùi 1987)
Đời bảo anh điên! Đâu có điên
Đường thơ anh tới cơi thần tiên
Nói cười dẫu khác người nhân thế
Bởi chẳng cùng chung một hướng duyên
Thôi, hăy cùng ta cạn chén này!
Chuyện đời đâu đáng nửa cơn say
“Trập trùng kim ốc, giai nhân mộng”*
Cũng chẳng hơn ǵ... hớp rượu cay.
(1987)
(trong hồi kư “Một Hạt Đời” sẽ xuất bản)
(*) Thơ Nguyễn Hoạt (1946)
 
Post ngày: 06/14/16 
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16