|
Những món ngày lễ tết
Thời
xưa, cách dọn cỗ thường bày trên những chiếc mâm đồng, có chân hoặc
không chân. Thức ăn được đựng trong những chiếc đĩa xếp nhiều lớp và
được dọn cùng một lần, không dọn từng món
-
Lớp trên cùng
thường là những món chả, gị, nem chua để nhắm rượu.
-
Lớp thứ hai là
những món ram (nem nướng), thịt nướng, gỏi, xào, trộn
-
Lớp thứ ba là
những món kho, om, chiên, rim, mọc
-
Lớp cuối là những
món hầm, tần, ninh, cà ri, hoặc canh, phần nhiều đựng trong bát
Thực
khách, khi ngồi vào mâm cỗ bắt đầu dùng thức ăn theo thứ tự từ trên
xuống dưới, hết tầng này đến tầng khác. Cách bày biện thường thấy những
nhà khá giả ở nông thôn có những bộ ván ngựa dài 4-5m, từ cửa trước đến
cuối gian nhà.
Khi có đám tiệc, bên trên chiếc chiếu trải trước phản, người ta c̣n đặt
thêm ở giữa theo chiều dọc một chiếc gọi là "chiếu cỗ" bề ngang 0.50m,
chiều dài chạy suốt theo chiều dài của phản. "Chiếu cỗ" thường là chiếu
lải hoa được coi như là một loại mâm dài, trên đó người ta đặt những
thức ăn theo hàng dọc. Hàng giữa là các tô lớn đựng các món nấu, món
canh khổ qua nhồi thịt, bí đao hầm thịt. Hai bên là hàng những món nhậu
như nem chua, chả, gị, ram, gỏi, thịt nướng. Hàng kế là những món xào,
nấu, kho rim. Ngoài củng là những bát cơm, đĩa xôi, đĩa rau sống, bánh
tráng được đặt cách quăng xen với những ly rượu ngay hàng thẳng lối. Khi
ăn, khách ngồi xếp bằng trên phản dọc hai bên chiếc "chiếu cỗ ".
Việc dọn cỗ trên những chiếc bàn chữ nhật, hay bàn tṛn, chung
quanh có ghế ngồi, chỉ xuất hiện về sau này, khi văn minh phương Tây
tràn vào. Hiện nay cách bày cỗ trên phản gỗ có trải chiếu trong ngày giỗ,
ngày Tết cũng c̣n khá phổ biến ở nông thôn.
Nguồn: Bentre.gov.vn |