Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

 

Thế giới không phẳng

Số hóa kho tàng ca dao

Cái cảm giác tṛ chuyện với chủ nhân của website http://e-cadao.com Hà Phương Hoài rất lạ. Đôi lúc là một ông Việt kiều xa xứ không thạo ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại. Đôi lúc là một ông đồ xứ Huế hơi hoài cổ. Đôi khi lại là một người bạn trên net rất đáng yêu. Và vượt trên tất cả, như lời ông kể, “phải trông cậy vào sự thông cảm của bà xă để làm cho xong dự án của riêng ḿnh”. Hơn hai mươi năm nay, một ḿnh ông lặng lẽ cày sâu cuốc bẫm trên net lẫn ngoài đời cho một giấc mơ đem ca dao tục ngữ của Việt Nam trở lại với giới trẻ - đặc biệt những người thuộc thế hệ mới toanh.

Đă có rất nhiều người làm việc sưu tầm, tuyển chọn tục ngữ, ca dao để in thành sách, làm thành luận văn tham khảo rất có giá trị rồi, sao ông c̣n làm lại công việc này cho nó cực vậy?

Những người đi trước là bậc thầy của chúng tôi. Chúng tôi không có tham vọng làm những công việc như họ. Chúng tôi chỉ muốn đem kiến thức của những vị thầy đó và áp dụng khoa học thực dụng vào công việc phổ biến Ca Dao và Tục Ngữ  đến đại chúng và giúp các nhà khảo cứu có đủ chứng liệu hơn trong công việc tham khảo.

Hiện nay, những con cháu, người thân xung quanh ông ở thế hệ nhỏ hơn th́ có quan tâm giúp đỡ công việc này của ông không?

Trang e-Cadao ngoài việc nhằm phổ biến Văn Chương B́nh Dân đến Người Việt ở Hải ngoại, hầu giúp thêm tài liệu cho các nhà giáo dục ở các trường dạy Việt ngữ cho con em Việt Nam, mà c̣n là tài liệu tiện dụng cho học sinh ở quốc nội. Hiện nay theo thống kê th́ 65% người sử dụng e-Cadao th́ ở Việt Nam chỉ 24% là ở Mỹ.

e-Cadao trong thời kỳ phôi thai cũng đă nhận được sự giúp đỡ về kỹ thuật từ phía người Việt ở Hải ngoại cũng như quốc nội. Sự giúp đỡ nầy phải kể đến bà Hoàng Vân, anh Kenny Đỗ, (ở Mỹ) Ca sĩ Julia Thủy (ở Đức), Vovisoft (ở Úc) và anh Thanh Tuấn của Công Ty Top Traffic Whole Saler (ở Việt Nam). Riêng về nhu cầu tài chánh th́ chúng tôi phải trông cậy vào sự cảm thông của bà xă trong lúc tuổi về già không sinh lợi.  

Thời khắc chán nản không muốn làm tiếp nữa, th́ ông nghĩ ǵ để có thể vượt qua những phút nản ḷng đó của ḿnh?

Những lúc chán nản từ lúc khởi thủy th́ cũng tưởng là bỏ cuộc nhưng nhờ bạn bè thấy được sự tiện dụng mà khuyến khích chúng tôi tiếp tục.  Nếu không có họ chắc e-Cadao chưa được lớn mạnh như bây giờ. Nhưng động cơ thúc đẩy mạnh nhất phải nói là qua những lúc tiếp xúc với cộng đồng thấy con em Việt nam nói tiếng Việt dở ngô dở ngọng mà chúng tôi quyết tâm t́m ṭi học hỏi để vượt qua những trở ngại về kỹ thuật    

Sinh viên văn chương Việt Nam nhiều lắm, sao ông không nhờ các bạn bên nhà trợ giúp mà cứ cắc ca cắc củm làm hoài một ḿnh vậy ông?

Chúng tôi cắc ca cắc củm làm hoài một ḿnh trong giai đoạn đầu là muốn tạo được một cái sườn rồi từ đây nếu được tiếp tay từ mọi hướng sẽ tiến dễ dàng, trót lọt hơn

Tôi cũng đă kêu gọi mọi người tiếp tay nhưng cho tới nay vẫn chưa được đáp ứng. Hy vọng trong một ngày nào đó, về thăm quê nhà chúng tôi sẽ vận động sự tiếp tay của những người hằng tâm và hằng sản. Nhất là t́m được những vị rỗi rănh đi t́m Tục Ngữ Ca Dao mới, chưa có trong thư khố để đưa vào databases rồi gửi cho chúng tôi để chúng tôi gạn lọc cho khỏi trùng.  

Ông h́nh dung công việc này của ông c̣n kéo dài bao lâu nữa ạ?

Thật khó mà h́nh dung được dự án nầy kéo dài bao lâu trong khi kho tàng văn chương b́nh dân th́ vô tận. Chúng tôi ước ao có đủ ca dao của từng miền đất nước và cũng mong phân loại ca dao thành nhiều chủ đề chi tiết. Công việc phân loại cũng rất khó khăn và nhiêu khê rất cần nhiều nhân lực và kiến thức sâu rộng.

Chúng tôi muốn hỏi một câu hơi… tệ, ngộ nhỡ mai này ông qua đời, ai ngồi đó làm tiếp cái trang web này nữa hở ông?

Đă nhiều lần chúng tôi kêu gọi sự tiếp tay của mọi giới và cũng mong một thực thể văn hóa có khả năng về nhân lực và kiến thức để chúng tôi dâng tặng cho họ tiếp tục

Trong giấc mơ hoang đường nhất của một nhà văn, th́ ông mơ về e-cadao của ông sẽ như thế nào?

Nói là giấc mơ hoang đường th́ chắc chúng tôi không có mà chỉ mơ rằng e-Cadao sẽ trường tồn và e-Cadao sẽ là cuốn sách điện tử cho mọi giới mọi thời

Ông sẽ nói ǵ với một bạn trẻ Việt Nam khi bạn đó nói rằng: “Trời đất, ba cái câu vè đó mà ngồi đọc chi cho cực thân!!!”?

Chúng tôi sẽ nói rằng:  Chừng nào trẻ thơ không c̣n bú không c̣n ngủ th́ không c̣n người mẹ ru con,  nếu c̣n người mẹ ru con th́ c̣n ca dao, và sẽ c̣n người đi t́m ca dao để ru con. Cao và xa hơn thế nữa Ca Dao Tục Ngữ chính là tim óc là nếp sống toàn diện của dân Việt kể cả mọi sắc tộc.

 Xin cám ơn ông về cuộc tṛ chuyện này! 

TRẦN NGUYÊN thực hiện 

BOX:

Hà Phương Hoài đă chắt chiu ấp ủ ca dao như một phần gia tài văn hoá Việt Nam. Anh gom góp, sàng lọc, hệ thống, hơn 30 ngàn câu ca dao để đem lên lưới là điều thiên kinh địa nghĩa. Điều khó khăn tưởng như không làm nổi. Vậy mà anh đă. Từng bước hoàn thành. Một kỳ công quư hiếm. Bằng nỗ lực  phi thường, anh cần cù gơ máy c̣ mổ, suốt hơn ba năm dài, liên tục. Bằng t́m ṭi tự học cách hệ thống hoá (database) để đem cho được ca dao, tục ngữ vào khuôn. Tôi xin được ngả nón chào anh Hà Phương Hoài.  Chào một  công tŕnh nghiêm chỉnh, lớn lao anh đă đóng góp cho văn hóa Việt Nam.  Chào lá đại kỳ ca dao mà anh đă ngạo nghễ thượng lên đỉnh tháp bút văn chương. Hà Huyền Chi

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16