Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

   

Đuông, thằn lằn núi, ḅ cạp... đang tràn về các chợ Sài G̣n
(Tài liệu do Bạn Đọc cung cấp)

Chị Phượng giới thiệu những con đuông chà là mập ú Một số loại côn trùng như đuông, thằn lằn núi, ḅ cạp, dế cơm... là món ăn khoái khẩu của một số người nên lâu nay nhiều quán ăn đặc sản đă lùng mua chế biến nhằm đáp ứng.
Nay các loại côn trùng này đang tràn về các chợ TPHCM với giá bán ngày càng b́nh dân hơn
Nếu chưa lần nào nh́n thấy con đuông, chắc chắn bạn sẽ phát hoảng khi thấy nó thun thun, ngoắc qua ngoắc lại như con sâu. Thế nhưng, nó lại là món khoái khẩu của không ít người, đặc biệt là dân nhậu. Chị Phượng, người bán đuông tại chợ Bến Thành (Q.1), đưa tay vớt mớ đuông chà là vàng ươm từ trong thau nước cầm trên tay nói với chúng tôi: “Vậy chứ mấy ông nhậu kiếm không ra. C̣n mấy ông, mấy bà người Hàn Quốc th́ ghiền c̣n hơn sữa tươi nữa đó”.
Ra chợ Bến Thành mua "đuông xay sinh tố"
Theo chị Phượng, con đuông là loại côn trùng sạch, nó ăn chủ yếu thân non cây dừa, vỏ cây chà là và sẽ chết nếu ở trong môi trường bẩn. Đuông hiện có 3 loại trong đó đuông chà là ngon nhất, sau đó đến đuông đủng đỉnh, rồi đuông dừa. Những món đuông ngon nhất mà chị Phượng thường hướng dẫn khách hàng chế biến là món đuông chiên bơ, lăn bột ḿ chiên, đút ḷ, hun khói hoặc nướng phô mai... “Đặc biệt, món đuông “uống” nước mắm rất bổ dưỡng cho quư ông, c̣n đuông xay sinh tố th́ được xem là “thần dược”, bổ dưỡng cho cả quư ông lẫn quư bà...” - chị nói. Chị Phượng hướng dẫn, chỉ cần cắt bỏ phần đầu con đuông, sau đó chế biến tùy theo khẩu vị. Riêng món đuông xay sinh tố phải biết cách chế biến th́ mới ngon. Trước hết, rửa đuông thật sạch, cắt đầu, đem luộc khoảng 15 phút, sau đó cho vào máy sinh tố xay cùng với đậu xanh và đậu nành đă lột vỏ, nấu mềm. Làm lạnh phần sinh tố này, khi uống sẽ có vị béo, thơm hơn cả sữa.
Với giá bán lẻ từ 7.500 – 8.000 đồng/con, mỗi ngày chị Phượng bán được hàng trăm con, có khi gặp mối quen th́ phải lên đến vài ba ngàn con. Nguồn hàng chị lấy chủ yếu từ các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ...
Đi Củ Chi ăn thằn lằn chiên, dế cơm kho tiêu...
Anh Nguyễn Văn Minh, ngụ thị xă Tây Ninh, một người sống bằng nghề câu thằn lằn núi tại núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh), cho biết thằn lằn núi cũng đang là món được thị trường TPHCM ưa chuộng. Thịt thằn lằn núi có mùi vị như thịt ếch, được người ta mua về ngâm rượu làm thuốc, hoặc chế biến các món chiên gịn, nướng lửa than... “Khi chưa ăn th́ sợ nhưng người nào ăn một, hai lần th́ lại đâm ghiền” - anh quảng cáo.
Cứ hai, ba ngày một lần anh Minh mang thằn lằn về TPHCM bán, nhưng lần nào đi tới Củ Chi là đă có thương lái sang lại mang vào nội thành. Giá thằn lằn núi hiện khoảng 120.000 đồng/kg hoặc 3.000 - 5.000 đồng/con, tùy lớn nhỏ.
Đối với ḅ cạp, dân đi câu tại Tây Ninh thường bán với giá rẻ hơn thằn lằn núi (khoảng 2.500 - 3.000 đồng/con). Để chế biến món ăn từ ḅ cạp, trước tiên phải cắt bỏ phần đuôi của ḅ cạp để tránh bị đốt. Ḅ cạp thường được chế biến thành 2 món là ḅ cạp nhồi thịt hoặc ḅ cạp chiên gịn. Trong đó, món ḅ cạp chiên gịn là món ăn được nhiều người thích nhất.
Gần chân cầu vượt Củ Chi (TPHCM), có quán bà Út là quán b́nh dân đặc sản dế cơm nổi tiếng tại vùng này. Tại đây, dế được chế biến thành 4 món gồm: dế chiên nước mắm, chiên hột vịt, dế kho tiêu, lăn bột. Dế cơm được tính giá theo con chứ không tính theo món, mỗi con (đă qua chế biến) giá 700 đồng. Chủ quán cho biết, trong hai loại dế th́ dế đá ngon hơn dế cơm. Tuy nhiên, hiện nay dế đá thường được nuôi công nghiệp nên thịt dế không c̣n ngon như trước. Sỡ dĩ có nhiều người thích ăn dế cơm v́ đây là một loại côn trùng sạch, chỉ ăn cỏ chứ không ăn tạp, mà trong đó có cả cỏ gấu, một loại cỏ được dùng để trị bệnh. Dế cơm có quanh năm, nhưng tháng 7 (âm lịch) là vào mùa nên thịt dế tháng này ngon hơn và giá cũng rẻ hơn. Mỗi ngày, quán bán ít nhất 700 con. Khoảng 3-4 ngày, thương lái từ Tây Ninh mang dế xuống bỏ mối cho quán, hoặc đem ra chợ bán với giá từ 300-400 đồng/con, tùy theo mùa. Chủ quán c̣n cho biết, hiện nay có khá nhiều quán ở Củ Chi đặt hàng trực tiếp từ thương lái.
Đuông chà là
Dọc theo cửa sông Soài Rạp, khu rừng Sác (Cần Giờ, TPHCM) và địa phận các tỉnh Nam bộ có rừng ngập mặn như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,... luôn có những loại cây bần, vẹt, đước, mấm,... Mọc đan xen với chúng là những bụi chà là rừng. Gọi chà là rừng để phân biệt với chà là có trái lớn dùng làm mứt được nhập từ nước ngoài bán trong dịp tết. Chà là rừng là loại thảo mộc thuộc họ dừa nhưng thân nhỏ cỡ cổ chân người lớn (cây lâu năm có thân dẻo chắc, dùng làm đ̣n khiêng hoặc cột kèo cho loại nhà nhỏ đơn sơ rất tốt). Quanh thân cây có những bẹ lá đầy gai nhọn thay thế cành. Chà là trưởng thành cho quài có khi đến hàng trăm, hàng ngàn trái nhỏ cỡ đầu đũa. Trái già có vị chát, dùng để ăn chơi, là món quà quê của trẻ con miệt biển.
V́ thuộc loại họ dừa nên chà là rừng có bắp (củ hủ) mềm, thơm, ngọt, đầy chất dinh dưỡng. V́ vậy bọ cánh cứng thích đẻ trên đó, để có nguồn thức ăn nuôi ấu trùng là con đuông sau này. Thông thường, khi cây chà là rừng bị bọ cánh cứng xâm nhập th́ đọt bị đứt cụt, bẹ ủ rũ, cây không c̣n tươi tốt. Người đi rừng chuyên nghiệp chỉ nh́n những yếu tố này biết ngay cây có đuông hay không. Do chà là mọc thành bụi và bẹ có nhiều gai nhọn nên quá tŕnh tiếp cận để bắt đuông cũng thật gian nan, vất vả, có khi bị xước gai chảy máu. Khi bắt đuông, người ta không bổ bắp chà là ra để bắt từng con, mà chặt nguyên bắp nhằm bảo quản đuông không bị chết, có thể mang đi xa để bán... V́ khó khăn, vất vả như thế nên người bắt đuông giỏi mỗi ngày kiếm được vài chục bắp chà là là nhiều lắm rồi.
Muốn ăn đuông, người ta bổ bắp chà là, bắt đuông cho vào tô nước mắm để nó bị ngộp nhả chất bẩn ra. Sau đó vớt đuông, lăn trên hỗn hợp bột gạo, bột năng đă ḥa nước loăng rồi gắp cho vào chảo mỡ. Đuông chín vàng, vớt ra dĩa, thường chấm với hắc x́ dầu hoặc nước mắm tỏi ớt pha sệt.
Vị béo ngọt của đuông chà là cộng với cái gịn thơm của bột năng, bột gạo ḥa quyện với vị mặn dịu của nước chấm tạo cảm giác ngon tuyệt vời cho người thưởng thức. Cho nên đuông chà là là đặc sản của cư dân vùng rừng ngập mặn ven biển Đông của Nam bộ, là món ăn khá cao cấp ở các nhà hàng, quán ăn sang trọng. Ai đă từng thưởng thức hương vị đuông chà là rừng một lần ắt hẳn sẽ không bao giờ quên. Tuy nhiên ngày nay rừng bị khai thác khá nhiều nên đă làm giảm đáng kể số lượng chà là trước đây và món đuông chà là rừng càng trở nên quư hiếm.
Khách nội, ngoại đều... mê
Bà Út, chủ quán đặc sản dế cơm ở Củ Chi, cho biết nếu trước kia, khách hàng của bà chủ yếu là đàn ông th́ hiện nay, nhiều phụ nữ, có cả trẻ em cũng thích ăn những món chế biến từ dế cơm. Đặc biệt, khách phương xa đến Củ Chi thường được người quen dẫn đến quán bà để thưởng thức món đặc sản này. Trong số đó, món mà họ chuộng nhất là dế chiên nước mắm và dế kho quẹt. Thỉnh thoảng, khách hàng c̣n đặt với số lượng lớn mang ra tận Hà Nội.
C̣n chị Phượng, một người bán đuông ở chợ Bến Thành cho hay, thành phần khách của chị cũng đa dạng. Dân nhậu đă đành, nhiều bà mẹ cũng t́m đến chị để mua đuông về cho con ăn, họ nói là để trị bệnh suyễn... Tuy vậy, lượng khách lớn nhất của chị lại là người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam. Họ thường xuyên đặt món sinh tố đuông với số lượng chế biến lên tới hàng ngàn con. Có khi họ c̣n đặt hàng để gửi về Hàn Quốc. Đơn đặt hàng gần nhất là cuối tuần này, chị chế biến 4.000 con đuông thành món sinh tố để gửi sang Hàn Quốc.
Ḅ cạp - Đặc sản của miền núi An Giang
15:10:33, 09/08/2005

Ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre, có rất nhiều dừa. Cây dừa thường hay bị đuông ăn cho đến chết.


"Đuông" là loại côn trùng thích ăn củ hủ dừa. Bản thân đuông lại là một trong những món ăn quư nhất của dân sành ẩm thực. Hàng năm, cứ sau mùa giao phối, đuông thường chọn cây dừa sung sức để khoét ngọn vào sinh trứng. Trứng nở ra ấu trùng, sau đó mẹ con nhà đuông "mở chiến dịch khai chiến" với củ hủ dừa một cách thoả thích. Trung b́nh mỗi cây dừa có khoảng 100 con đuông ngày đêm "đánh chén" bộ óc dừa một cách say sưa ngon lành cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa làm cây dừa kiệt sức rồi uá tàn dần đến chết. Chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông. Mỗi con đuông dừa cỡ ngón tay cái, ú mập, béo tṛn.

Một số loại cây khác cũng có đuông nhưng hơi khó t́m. Cây đủng đỉnh khi thấy héo đọt th́ chặt ra là có đuông cỡ ngón chân cái mập tṛn, trắng múp. Ở Trà Vinh có đuông chà là, mỗi cây có một con ở cho đến khi già mọc cánh bay đi. Cứ thấy cây nào héo đọt là cây ấy có đuông. Đuông chà là to mà đem nướng, mỗi người ăn chừng... 3 con đă "thoả măn" rồi.

Đuông dừa khoét lỗ chui vào ngọn dừa non ăn củ hủ và sinh sản. Đến lúc đọt thối ngă ngang cũng là lúc đuông trong cây dừa rất nhiều, áp tai vào thân dừa sẽ nghe đuông rầm ŕ ở trong. Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ. Một cây có hàng trăm con, những con mọc cánh có người bảo ăn được và ngon nữa là khác.

Đuông là món ăn dân dă nhưng thời nay trở nên quư hiếm và rất đắt tiền, không phải lúc nào cũng có. Ngay cả những bậc lăo nông lăn lộn với ruộng đồng, vườn tược trong đời cũng chỉ thưởng thức món này được vài ba lần. Truyền rằng món đặc sản đuông dừa nướng lửa than ở Nam Bộ đă được tiến cống cung đ́nh triều Nguyễn dưới thời Hoàng thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương. Nhiều chuyên gia ẩm thực đă ví ấu trùng đuông dừa với "sơn dương trùng" mà Tây Thái hậu thết đăi các sứ thần phương Tây, thật cũng không có ǵ quá đáng.

Đuông dừa nướng lửa than bằng cách dùng hai thanh tre hoặc trúc, chẻ vừa miếng làm nẹp, kẹp đuông c̣n sống vào giữa để lên lửa than nướng liu riu, trở qua xoay lại cho đến khi chín gịn. Lấy ra mở nẹp xếp vào đĩa. Sửa soạn chén nước mắm me bằng cách lấy me lùi vào than cho chín rồi rót nước mắm Phú Quốc vào, thêm chút đường, bột ngọt cho vừa ăn.

Đuông nướng ăn với các loại rau xà lách, cải trời, càng cua, cải xanh, húng quế, tía tô, ớt. Dùng tay bốc đuông dừa lót lên các loại rau cuốn lại chấm vào chén mắm me chua, cắn một miếng nhai thong thả tận hưởng hết hương vị toả ra từ mùi hăng hăng, ng̣n ngọt của rau, vị thơm lừng béo ngậy của thịt đuông, quện với vị chua chua của nước mắm me là vị cay nồng của ớt. Mùi vị tuy dân dă, nhưng sơn hào hải vị khó sánh kịp. Món đuông nướng hấp dẫn này có thể nhấm nháp lai rai với vài ly rượu.

Người ta c̣n ngâm đuông vào nước mắm, sau đó mới đem lăn bột chiên ăn với rau xà lách, cà chua. Đuông nấu cháo nước cốt dừa cũng ngon. Đuông c̣n làm được nhiều món khác, món nào cũng béo, thơm. Người sành điệu cho rằng đuông dừa là đặc sản quư của đồng bằng sông Cửu Long.
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/24/16