|
- Những
Món Bánh Việt Có Tên Cực Lạ
-
-
- Đi
dọc chiều dài ẩm thực Việt Nam ta sẽ phát hiện và say mê với nhiều
món bánh có cái tên lạ tai nhưng hương vị vô cùng hấp dẫn.
-
-
Bánh
uôi
-
- Bánh
uôi là đặc sản của người Mường ở
Ḥa B́nh, bánh có rất nhiều tên gọi khá hay, ư nghĩa và mĩ miều
khác như bánh t́nh yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết....
Theo người dân nơi đây, bánh uôi chính là niềm tự hào của người
Mường, là một nét độc đáo trong nền văn hóa ẩm thực của một miền sơn
cước.
-
Nguyên liệu chính để làm nên loại bánh thơm ngon này là bột gạo nếp
nương. Loại bánh rất giản dị, có h́nh dáng và hương vị rất đặc biệt
đem lại sự thích thú cho người ăn. Bánh uôi có hai loại bánh nhân
mặn và bánh ngọt. Bánh nhân ngọt được làm từ hạt nho nhe (một loại
hạt có ở xứ Mường, Ḥa B́nh) hoặc từ đậu xanh. C̣n nhân mặn sẽ có
thịt lợn tẩm ướp gia vị.
- Bánh
được gói với lá chuối đă được phơi cho tái hoặc hơ qua lửa, làm như
vậy khi gói lá sẽ không rách mà bánh cũng v́ thế mà thơm hơn. Ăn
bánh uôi cũng như ăn bánh nếp, phải tước từng chút lá một nếu không
bánh sẽ bị bong ra từng mảng nhân, rất khó thưởng thức.
- Bánh
uôi là là niềm tự hào của người Mường (Ảnh: Internet)
- Bánh
rất thơm, dẻo, vỏ bánh trắng ngần, nhân bánh ngọt mát từ đậu xanh
hay hạt nho nhe. Nếu thưởng thức những chiếc bánh mặn, bạn sẽ thấm
được hương sắc núi rừng trong từng chút thịt được gói trong bánh.
-
-
Bánh
tro
-
- Bánh
tro c̣n được biết đến với cái tên khác như là bánh gio, bánh nẳng,
thường được bày bán trong các dịp Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin
rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này,
bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.
- Bánh
tro được bán nhiều trong các dịp Tết Đoan Ngọ
- Bánh
tro có h́nh thuôn, dài nhưng ngắn hơn chiếc bánh răng bừa của người
Thanh Hóa. Tuy nhỏ nhưng bánh không hề dễ làm. Người ta phải rất tỉ
mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước
tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đă được rửa sạch và gói,
luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng mùi khói bếp.
- Bánh
tro ăn với mật mía rất ngon (Ảnh: Internet)
- Khi
bóc lớp vỏ bên ngoài sẽ lộ ra một lớp thịt bánh có sắc vàng pha nâu
trong trẻo, óng ánh tới mức nh́n rơ dáng h́nh hạt gạo nếp cái hoa
vàng nở đều tăm tắp. Khẽ khàng nhúng bánh vào trong bát mật mía mới
đun trên bếp c̣n ấm nóng, thả vào miệng thưởng thức. Bánh mềm mịn,
man mát ḥa quyện với vị ngọt của mật mía rồi tan ra, ôm trộn cả vị
giác.
-
-
Bánh
tai
-
- Bánh
tai là tên gọi loại bánh nổi tiếng của tỉnh miền núi
Phú Thọ - món bánh làm nức ḷng bao khách phương xa thưởng thức.
Nghe nói, bánh tai trước kia được gọi là bánh trai v́ bánh được nặn
theo h́nh con trai, sau đó được gọi tắt là bánh tai. Bánh được làm
vẫn những nguyên liệu đó nhưng dài hơn và nặng hơn.
- Bánh
tai nổi tiếng ở thị xă Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Internet)
- Để
làm được chiếc bánh tai ngon th́ trước tiên là phải chọn được loại
gạo tẻ ngon, trắng, dẻo, đây là khâu quan trọng quyết định đến chất
lượng của chiếc bánh tai. Xong rồi đến kỹ thuật làm bánh, nhân bánh.
Qua những bàn tay nhào nặn tài t́nh, những bí quyết gia truyền
riêng, những chiếc bánh tai nóng hổi đă ra ḷ thơm mùi bột quyện
trong mùi thịt, hành ngây ngất.
- Ở nơi
đây, bánh tai là thứ quà sáng rất đặc biệt bởi nó dễ ăn, lại lành
tính. Khi ăn, phải nếm chậm răi, cắn từng miếng nhỏ mới có thể cảm
nhận hết được hương vị trong từng miếng bánh. Thưởng thức xong rồi
mà mùi thơm của bánh vẫn c̣n phảng phất đâu đây măi chẳng rời.
-
-
Bánh
răng bừa
-
- Nghe
cái tên thật lạ thật hay mà hương vị của nó cũng thật thơm ngon, thú
vị. Bánh răng bừa (có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá), riêng người
Thanh Hóa gọi tên như thế v́ h́nh dạng chiếc bánh trông giống
cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống của người xứ Thanh
thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay
những khi nhà có công việc.
- Bánh
răng bừa, một trong những đặc sản của người Thanh Hóa (Ảnh:
Internet)
-
Nguyên liệu làm bánh răng bừa chính là gạo tẻ. Khi làm, người ta
phải chọn loại gạo dẻo, thơm ngâm nước khoảng 3 - 4 giờ sau đó đem
xay thành bột cùng với nước. Bột được xay xong cho lên bếp khuấy,
trong quá tŕnh này phải chú ư tay khuấy đũa liên tục sao cho bột
không bị vón cục và cũng không quá chín, đây là công đoạn đ̣i hỏi
người làm bánh phải thật khéo léo. Khi thấy nồi bột gạo có độ đặc
sền sệt th́ ta bắc xuống bếp, chuẩn bị công đoạn gói bánh. Lá dong
hay lá chuối thường được dùng để gói bánh.
- Nghe
cái tên thật lạ thật hay mà hương vị của bánh cũng thật thơm ngon,
thú vị (Ảnh: Internet)
- C̣n
nhân bánh là tổng ḥa của các hương vị từ hành khô, mộc nhĩ, thịt ba
chỉ, hạt tiêu, gia vị.
- Khi
những chiếc bánh thon dài được gói xong sẽ được đem hấp hoặc luộc
tới khi chín cho đến lúc mùi thơm của thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu
ḥa với mùi bột gạo tỏa ra mùi thơm ngào ngạt căn bếp nhỏ, cũng là
lúc báo hiệu bánh chín.
- Bánh
răng bừa nóng hổi, cùng lớp bột tẻ mềm, mịn trắng pha lẫn chút màu
xanh của lá với phần nhân hành thịt thơm nức mũi chấm ch́m vào nước
pha loăng rồi chậm răi cho lên miệng thưởng thức. Có lẽ, lúc ấy bạn
sẽ cảm nhận được bao nhiêu tinh hoa của đất, của trời được tích tụ
trong chiếc bánh.
-
-
Bánh
ram ít Huế
-
- Nghe
tên bánh rất lạ nhưng đây lại là món bánh thơm ngon, đặt trưng của
người Huế và được nhiều người mê
đồ ăn Huế rất ưa thích. Cũng có khá nhiều người thắc mắc tại sao
bánh có tên là “ít”, phải chăng v́ cái bánh nhỏ bé, chỉ bằng chiếc
bánh trôi? Xong tên gọi đó từ đâu mà có cũng chưa hẳn quan trọng
bằng việc hương vị tuyệt vời của món bánh.
- Bánh
ram ít có hai phần, một phần dưới là bánh ram (được chiên lên), phần
trên là bánh ít (Ảnh: Internet)
- Bánh
ram ít Huế có hai phần, bánh ram và bánh ít. Để làm bánh cần có đầy
đủ các nguyên liệu như tôm tươi, tôm chấy, thịt ba chỉ, bột nếp,...
- Đầu
tiên, khi làm bánh, người ta đổ bột nếp ra thau hoặc nồi, thêm một
chút muối và dầu ăn cho vừa rồi trộn đều. Đun nước sôi để nguội tầm
60oC
rồi đổ nước vào bột trộn đều đến khi nào bột dẻo, quện lại với nhau,
không dính tay th́ thôi. Chia bột làm 2 phần, một phần bạn dùng để
làm bánh ít, phần c̣n lại dùng làm bánh ram.
- Phần
bột làm bánh ram th́ đem nặn dẹt rồi chiên lên. C̣n phần bánh ít sẽ
được gói với hỗn hợp nhân thịt, tôm đă được xào qua rồi viên tṛn
lại giống như bạn đang làm những chiếc bánh trôi sau đó đem hấp
chín. Chỉ cần làm tới đây thôi bạn đă cảm nhận được hương thơm nghi
ngút của bánh khiến chẳng thể cầm ḷng và muốn thưởng thức ngay
thôi.
- Để
làm nước chấm bánh ram ít th́ cần lấy nước luộc tôm khô ḥa với nước
mắm ngon, đường, tỏi và ớt bằm thật nhuyễn, thêm vào một ít chanh
hoặc giấm, khuấy đều. Nước chấm cần làm sao cho thật vừa và có đủ vị
chua cay mặn và hơi ngọt một chút. Thậm chí nếu muốn đậm đà hơn th́
cho hẳn tôm khô đă băm nhuyễn vào chén nước chấm, ngọt đậm và thơm
thoang thoảng.
- Cái
hấp dẫn nhất của bánh ram ít Huế chính là sự kết hợp giữa vị gịn
tan, beo béo của bánh ram với vị thơm, dẻo rất đặc trưng của đậu và
nếp của bánh ít và vị ngọt thanh cay cay của nước mắm
-
-
Bánh
ướt
-
- Tuy
có cái tên lạ tai và có vẻ ướt át nhưng món bánh lại không hề như
vậy. Bánh chỉ mềm mại, và được tráng mỏng như bánh cuốn nhưng có màu
sắc sáng và trắng hơn một chút. Nghe nói, nguồn gốc xuất xứ của bánh
là từ Trung Quốc, nhưng khi vào Việt Nam ở từng vùng khác nhau, bánh
ướt lại được chế biến rất sáng tạo và mang từng hương vị độc đáo
riêng. Ở ngoài Bắc th́ bánh ướt chính là bánh cuốn.
- Bánh
ướt có đặc điểm thường là không có nhân được bán rất nhiều trong các
chợ của Huế. Bánh được chấm với nước mắm chua ngọt.
- Bánh
ướt (Internet)
- Tuy
nhiên, v́ thơm ngon nên thứ bánh này được du nhập tới nhiều nơi,
nhất là Sài G̣n. Ngoài ra, cũng có những món bánh ướt đặc biệt bởi
nó được làm khá cầu ḱ như bánh ướt thịt nướng, bánh ướt tôm chấy
(phổ biến nhất ở Huế), bánh ướt thịt lợn, thịt gà, thậm chí là hải
sản hoặc thập cẩm… Riêng bánh ướt thịt nướng chấm với nước tương.
Thứ nước tương này được làm khá tỉ mỉ từ gan lợn băm nhỏ, tỏi giă
nhỏ, hạt vừng rang. Cho vài muỗng dầu ăn vào chảo bắc lên bếp, dầu
sôi cho tỏi vào, rồi đổ thêm tương, gan, mè, đường… để sôi một lát
cho thấm là ăn được. Chẳng cần nếm mà chỉ ngửi mùi thôi cũng cảm
thấy nước chấm ngon ngây ngất rồi.
-
-
Bánh
vạc
-
- Bánh
vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam). Do có h́nh dáng nhỏ
nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh
vạc c̣n có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá
phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
- Bánh
vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam) (Ảnh: Internet)
-
Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo, nhưng để có được
dĩa bánh vạc như ư th́ bột gạo phải được lọc đi lọc lại nhiều lần.
- Bánh
vạc nh́n trắng muốt, nhỏ xinh như những bông hoa hồng (Ảnh:
Internet)
- Nhân
bánh vạc chủ yếu làm từ tôm tươi, hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu,
hành, nấm mèo, muối, nước mắm… tất cả được xào chín theo kiểu truyền
thống, hoặc để sống theo cách làm hiện nay (để nhân được đẹp, nên
viên nhân thành những viên tṛn rồi bọc ở bên ngoài bằng một lớp bột
sắn dây mỏng, hấp chín cho trong). Bột lấy lượng vừa khéo, cán mỏng,
rồi cho nhân lên trên, ấn nhẹ để nhân dính chặt vào vỏ bánh. Xếp
bánh vào vỉ hấp khoảng 5 đến 7 phút, bánh chín sẽ trắng trong trông
rất hấp dẫn.
-
-
Bánh
cóng
-
- Bánh
cóng (hay c̣n gọi bánh cống) là một món ăn khá nổi tiếng được bán ở
hầu khắp chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Có người cho rằng bánh
cóng có nguồn gốc từ đồng bào Khơme Nam Bộ và trong quá tŕnh giao
lưu ẩm thực được người Hoa và người Kinh thay đổi đôi chút, tuy
nhiên cũng có người kể rằng bánh cóng do một số người Triều Châu (Trung
Quốc) di cư đến Sóc Trăng và truyền lại cho đồng bào Khơme với tên
gọi là bánh sền hay nói trại đi là bánh sầy, đến nay th́ tất cả
người Nam Bộ đều gọi là bánh cóng cho dễ nhớ do khuôn bánh có h́nh
dạng giống như chiếc cóng - một dụng cụ dùng để đong chất lỏng của
các quầy tạp hóa ngày trước.
- Nhưng
dù có nguồn gốc từ đâu th́ khi nói đến bánh cóng ta nghĩ ngay đến
bánh cóng Sóc Trăng, và nổi tiếng nhất Sóc Trăng có lẽ phải kể đến
bánh cóng Xoài Cà Nă ở xă Đại Tâm- huyện Mỹ Xuyên bởi bánh có độ
gịn, độ xốp vừa phải, lại rất thơm và có màu vàng ươm bắt mắt.
- Lại
một món ăn của người Khmer ở Sóc Trăng. Bánh cóng - đặc sản Sóc
Trăng - hay c̣n có tên gọi khác là bánh cống, bánh sầy hoặc sài cá
nại theo tiếng Khmer. Bánh cóng ngày nay phổ biến ra rất nhiều tỉnh
khác thuộc miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Cần Thơ.
- Bánh
cóng là một trong những món ăn tiêu biểu nhất, đáng thử nhất Sóc
Trăng nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung (Ảnh: Internet)
- Bánh
có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, c̣n nhân bánh là thịt
heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu
xanh hấp. Bánh cóng nh́n cực ḱ đẹp mắt và hấp dẫn.
- Từng
chiếc vàng ruộm, lại nổi lên h́nh tôm đỏ. Ăn cùng với các loại rau
thơm, rau sống như húng lủi, quế, xà lách, cải xanh… chấm nước mắm
chua ngọt với gừng thái nhỏ, cải đỏ, cải trắng… khiến người ăn khó
mà ngán được.
- Hương
vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải
mê mẩn: béo mỡ, bùi đậu xanh, đậu nành, ngọt tôm, thơm thịt, đậm đà
gia vị lại c̣n man mát cay cay hăng hăng các loại rau.
-
-
Bánh
hỏi
-
- Bánh
hỏi là một món ăn đặc sản có rất nhiều ở Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên,
Nha Trang, B́nh Định của Việt Nam, bánh được làm từ bột gạo và có
quy tŕnh chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Bánh hỏi thường ăn
chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, ḷng heo... đây là món ăn
không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở
đ́nh, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của địa
phương.
- Bánh
hỏi thịt quay
- Bánh
hỏi khi dùng thường thêm chút dầu phụng cùng với lá hẹ thái nhỏ li
ti thoa lên miếng bánh để thêm hương vị. Bánh hỏi thường chỉ ăn với
lá hẹ, không dùng cho các thứ bánh khác do lá hẹ rất xanh, hương
thơm nhẹ. Lá hẹ sau khi thái nhỏ, được xào qua dầu ăn cho thơm.
Hương vị chính của món bánh hỏi là do lá hẹ khử dầu tạo nên.
-
Lan Tường
Nguồn: Eva.vn
|