|
- Trích từ:
Ca Dao Ngụ Ngôn Người Việt
- - Triều Nguyên - Nhà Xuất Bản Thuận
Hóa
-
-
1 .
Anh
Chồng Dễ Tính
- Lỗ mũi
em mười tám gánh lông,
- Chồng
yêu, chồng bảo: "Râu rồng trời cho":
- Đêm nằm
th́ ngáy o o,
- Chồng
yêu, chồng bảo: ngáy cho vui nhà".
- Đi chợ
th́ hay ăn quà,
- Chồng
yêu, chồng bảo: "Về nhà đỡ cơm".
- Trên
đầu những rác cùng rơm,
- Chồng
yêu, chồng bảo: "Hoa thơm rắc đầu'.
-
- Ghi theo
HT: 202, VNP1 I: 143 và VNP7: 291. Các sách TCBD l: 410, HHĐN: 135, TNPD
ll: 104 và THĐQ: 15 cũng có chép bài ca dao với vài khác biệt nhỏ. Riêng
NASL II: 22a chỉ ghi bốn ḍng đầu (với vài khác biệt nhỏ).
-
- Sách NGCK:
194a có chép bài mang nội dung gần gũi:
- Hai
nách những lông xồm xồm,
- Chống
yêu chồng bảo mối tơ hồng trời cho.
- Đêm ngủ
th́ ngáy o o,
- Chồng
yêu chồng bảo lái đ̣ cầm canh.
- Ăn vụng
bụng to tày thùng,
- Chồng
yêu chồng bảo cái giành đựng cơm.
-
- Người đàn
bà mắc nhiều cái xấu, lỗ mũi đầy những lông, lúc ngủ th́ ngáy to, đi chợ
th́ ăn quà
làm việc th́ để rơm rác dính đầy đầu (thủ pháp phóng đại được dùng để tô
đậm những cái xấu này). '
- Nhưng
chúng đều được anh chồng dễ tính (hoặc quá yêu vợ), biến thành tốt đẹp cả.
Giả như gặp phải những anh chàng khó tính, th́ chị nọ không tránh khỏi
những lôi thôi.
-
- Người
chồng ở đây không chỉ dễ tính mà c̣n vui tính nữa, trước mỗi cái xấu của
vợ (mà rất có thể do những người xoi bói chỉ ra), anh ta đều đùa được
hóa giải được, khiến các chỉ trích trở nên vô nghĩa. Điều này, ngoài
chuyện "Khi yêu trái ấu cũng tṛn", c̣n thể hiện một thái độ bao dung,
chấp nhận cái xấu của nhau khi đă làm vợ chồng, của người đàn ông. Cờ thể
nói đây là một đức tính tốt; nó tạo không khí ḥa thuận và có khả năng cảm
hóa cái xấu. Ở mặt trái của vấn đề cũng cần thấy rằng, nếu quá dung túng
cái xấu của vợ, sẽ dễ biến vợ thành hư hỏng.
-
- Ngoài ra,
bài ca dao c̣n hàm ư cười chê những ngưới đàn bà xấu xí lại luộm thuộm,
vụng về.
- <a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#1">Anh
Chồng Dẽ Tính</a>
-
-
2.
BA BÀ
CHIA BỐN QUẢ DỪA
- Ba bà
đi chơ, mua bốn quả dừa,
- Chia đi
chia lại, đă trưa mất rồi.
- May sao
lại gặp một người:
- "Ba bà
ba quả, phần tôi quả này!"
-
- Ghi theo
NASL II: 35b. Sách NASL III: 54a chỉ chép hai ḍng đầu thành bài riêng.
- Ba bà với
bốn quả dừa, không biết chia sao cho đều. Họ ngồi chia đi chia lại bàn qua
căi về nhiều bận vẫn không t́m ra lối thoát.
-
- Trời lại
lại đă trưa, không về làm kịp bữa cơm e mỗi người khó tránh khỏi chuyện
rầy rà. Một người lạ đến. Nghe rơ sự t́nh, người này nói: ba bà ba quả,
vậy là công bằng; quả c̣n lại là phần thưởng cho tôi đă giải quyết việc
chia chác khó khăn để các bà về, may ra c̣n làm kịp bữa cơm trưa".
-
- Trên đây
là h́nh thức diễn xuôi của bài ca dao. Người đọc có thể suy ra sự đồng
t́nh của ba bà về cách chia. Và ngụ ư của bài ca dao cũng có thể nhận thấy:
Trong những trường hợp mà sự chia chác khó được ṣng phẳng th́ nên nhường
nhịn nhau một chút (lẽ nào trong ba
bà lại không có ai là người có hoàn cảnh đáng để hưởng quả dừa thứ tư như
đông con cháu hơn, hoặc việc nấu nướng cần thiết hơn chuyện giải khát,...
- mà phải mất không cho người ngoài cuộc.
-
- <a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#2">Ba
Bà Chia Bốn Quả Dừa</a>
-
-
3.
BÀ GIÀ
KÉN VỢ CHO CON
- Bà già
kén vợ cho con,
- Kén ba
năm tṛn, được bóng thờ vua.
- Thế
gian tham của thời thua,
- Của ăn
thời hết, bóng thờ vua hăy c̣n.
-
- Ghi theo
NASL II: 12a.
- Người mẹ
già kén vợ cho con trai. Ba năm tṛn, bà vẫn chưa t́m ra một người con
dâu vừa ư. Thay vào đó, bà rước "bóng thờ vua" về nhà, và giăi bày rằng: thế
gian v́ tham của sinh ra kém cỏi, không nh́n xa thấy rộng, của
mấy ăn cũng hết trong lúc "bóng thờ vua" th́ măi c̣n.
-
- Bóng thờ
vua có thể hiểu là h́nh vẽ về một ông vua, dùng dể thờ (có thể vua đang
trị v́ hay vua đă chết. vua Tàu hay vua ta). hoặc là xác đồng dành riêng
cho hồn ma một ông vua hay người được coi như vua (tương tự trường hợp các
bà bóng làm xác đồng thường xuyên của một thánh bà hoặc tôn ông trong đạo
Mẫu), hoặc đây là cách nói của bà già " chỉ việc con ḿnh được chọn làm
lính ở cung để hầu hạ. phục dịch vua chúa.
-
- Dẫu hiểu
bóng thờ vua" theo hướng nào đi nữa, đó cũng không phải là đứa con dâu
bằng xương bằng thịt và b́nh thường như bao người khác Bà đă làm cái việc
như câu chuyện thả mồi bất bóng. Chẳng hiếm ǵ con gái trong thế gian để
chọn cho con yên bề gia thất, vậy mà lại rước cái xa vời, vu vơ về nhà (đă
thế, c̣n tự hào, cho ḿnh biết nh́n xa, thiên hạ đều thiển cận).
-
- Miêu tả
điều này, bài ca dao nhằm uốn nắn tính chất hoang tưởng thưởng gặp trong
mỗi con người.
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#3">Bà
Già Kén Vợ Cho Con</a>
-
4.
BÀ GIÀ
XEM QUẺ LẤY CHỒNG
-
- Bà già
ra chợ Cầu Đông,
- Xem một
quẻ bói: lấy chồng lợi chăng?
- Thầy
bói xem quẻ, nói rằng:
- Lợi th́
có lợi nhưng răng không c̣n".
-
- Ghi theo
HT: 198, VNPI I: 143 và VNP7: 292. Các sách TCBD I: 400, TCBD III; 91.
TNPD II: 20 và CDHN: 152 cũng có chép bài ca dao với đôi chỗ khác biệt nhỏ.
-
- Bà già chủ
động xem quẻ bói về chuyện thiệt hơn
nếu ḿnh lấy chồng. Chuyên lợi hay
không lợi của việc lấy chồng không đặt ra đối với các cô gáỉ v́ với họ,
lấy chồng là tất nhiên; nhưng với bà già th́ không được xă hội cho là b́nh
thường nữa, ông thầy bói nói trắng giọng nước đôi của thầy bói: vừa có lợi,
vừa không lợi (bởi mất răng).
-
- Cách trả
lời của ông thầy bói cũng khéo léo. “Lợi " là phần thịt ở chân răng (mà bà
già có thể chỉ c̣n lợi, chứ răng th́ đă bị rụng); lợi được liên tưởng như
vậy về nghĩa v́ nó cùng trường từ vựng - ngữ nghĩa với răng", và lợi" cũng
được hiểu là nội dung giải đáp của câu hỏi: “lợi chăng” (trái nghĩa với
“hạỉ "). Chuyện các bà già muốn chồng, từng được ca dao nói đến:
-
- * Bà
già tuổi tám mươi hai,
- Ngồi
trong quan tài hát ghẹo ông sư. [NASL II: 26b]
-
- Bà già
tuổi tám mươi hai,
- Nằm
trong quan tài hát ví thợ sơn. [CDTCM: 253]
-
- * Bà
già đă tám mươi tư,
- Ngồi
bên cửa sổ viết thư t́m chồng. [TCBD I: 400]
-
- Bài ca dao
là một tiếng cười hóm hỉnh, nhằm điều chỉnh" những cảm xúc t́nh ái mạnh mẽ
ở các lăo bà, nếu những cảm xúc ấy có thật.
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#4">Bà
Già Xem Quẻ Lấy Chồng</a>
-
5.
BÀ THỨC
NHƯ CHONG
- “Bà nằm
bà có ngủ đâu”,
- Nó
khênh nó bỏ vườn dâu bao giờ.
- "Đêm
năm canh bà nằm chả nhắp",
- Nó
khênh bà đi khắp mọi nơi.
- "Đêm
qua bà thức như chong”,
- Nó
khênh nó bỏ vườn dong bao giờ."
-
- Ghi theo
NASL II: 32b.
-
- Sáu ḍng
của bài ca dao có thể tách làm ba phần, mỗi phần hai ḍng: ḍng đầu là lời
đinh ninh không hề ngủ của bà, ḍng sau là chuyện khênh giường bà mà bà
không biết, để bác bỏ lời bà.
-
- V́ sao bà
cứ một mực “có ngủ đâu”, “nằm chả nhấp", “thức như chong", như v́ công
việc hay bị bắt buộc phái thức đêm vậy? Chẳng ai buộc bà phải thức, phải
thanh minh như vậy cả. Chỉ bà hoặc để chứng tỏ là ḿnh đă lo lắng cho cả
nhà, hoặc muốn con cháu quan tâm đến sức khỏe của ḿnh hơn (hoặc cả hai
điều ấy), mới nói ra như thế. Con cháu không ai dám căi, họ âm thầm hành
động để phủ nhận điếu bà nói mà thôi. Hành động này cũng được phóng đại
lên, chứ con cháu nào lại khênh giựng bà ra vườn dâu, vườn dong? Đúng hơn,
đây chỉ là một cách nói nhằm khẳng định bà có ngủ mà thôi.
-
- Có khi do
chuyện già cả đâm lú lẫn, ăn rồi nói chưa ăn, ngủ mê bảo không ngủ. Đây là
chuyện b́nh thường; "một đời người tra, ba đời con nít" (tục ngữ) (sự
lú lẫn, ngây dại của người già cả c̣n gấp ba lần trẻ nhỏ), con cháu không
nên lấy đó làm điều. Nếu ở trường hợp sau th́ bài ca dao mang tính chất
đùa vui; riêng ở các trường hợp khác, giúp ta thấy được một nét tính cách
của những người bà, người mẹ già, họ vẫn canh cánh lo lắng cho gia đ́nh
con cháu, dù lực bất ṭng tâm.
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#5">Bà
Thức Như Chong</a>
-
6.
BÁN B̉,
MUA DÊ VỀ CÀY
-
- Buồn
ngủ buồn nghê?
- Bán ḅ
tậu ruộng, mua dê về cày.
- Đồn
rằng, dê đực khỏe thay,
- Bắt ách
lên cày, nó lại phá ngang.
-
- Ghi theo
TNPD II: 25 và TCBD 1 : 498.
- Làm ruộng
phải cần đến trâu ḅ. Có ruộng mà không có ḅ th́ cũng bằng không. Nhân
vật của bài ca dao có lẽ cũng biết điều ấy. Cái sai lầm của người này là
tin ở lời đồn đăi, rằng dê đực rất khỏe, có thể cày thay ḅ được (chuyện "cày
thay ḅ" có thể do chính người nọ suy diễn ra). Không ngờ, đặt ách lên cổ
dê, bị dê phá ngang" ngay. Vậy là xôi hỏng bỏng không, chỉ c̣n trơ mắt ra
mà nh́n đám ruộng đầy những cỏ dại và con dê nhởn nhơ như thể trêu ngươi.
Thật là buồn!
-
- Lời ngụ:
Trước khi có quyết định thay đổi một điều kiện, một công cụ sản xuất, cần
tính đến hiệu quả của cái thay thế so với cái bị thay thế một cách chính
xác, không cả tin vào dư luận.
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#6">Bán
Ḅ, Mua Dê Về Cày</a>
-
7.
BÁN B̉,
MUA ỄNH ƯƠNG
-
- Vợ anh
khéo liệu khéo lo,
- Bán một
con ḅ, mua cái ễnh ương.
- Đem về
thả ở gậm giường,
- Nó kêu
ỳ ọp, lại thương con ḅ
-
- Ghi theo
CDTH: 78.
- Chuyện kể
về một người vợ “khéo liệu khéo lo” Chị này đă đem ḅ bán và mua ễnh
ương
về. Khi nghe tiếng ỳ ọp của ễnh ương ở gầm ("gậm") giường. chị ta lại
thương nhớ con ḅ. .
- Bán,
mua có thể không theo nghĩa
trao đổi hàng - tiền, mà dùng theo nghĩa bóng (tương tự “bán... mua" trong
“bán buồn mua vui", “bán bà con xa, mua xóm giềng gần”…) Ễnh ương là một
động vật không ai nuôi, và cũng chẳng có lợi ǵ (trong quan niệm của người
b́nh dân), lại ồn ào, nhớp nháp khiến không ít người phụ nữ phải khiếp sợ.
Vậy mà nó lại nằm dưới giường.
-
- Theo đó mà
suy, rất có thể đây là một cách nói về một người phụ nữ đă từ rẫy một anh
chồng tốt và rước lấy một ông chồng không ra ǵ, nay hiểu ra mới tiếc nuối:
Xưa kia ngọc ở tay ta; Bởi ta chểnh mảng, ngọc ra tay người
[NGCK: 189a]. Và như vậy, nói
khéo liệu khéo lo" chỉ là nói mỉa, thực chất là ngu dại.
-
- Ở mức độ
khái quát, bài ca dao nhằm đưa ra lời khuyên: Không nên v́ một phút
nông nổi, hoặc thiếu chín chắn mà từ bỏ một con người tốt, một thứ quư, để
kết thân với kẻ xấu, rước lấy vật tồi, đến lúc hối hận th́ chuyện đă rồi.
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#7">Bán
Ḅ, Mua Ễnh Ương</a>
-
8.
BẮT
CHƯỚC THÚC SINH, HỌC Đ̉I HOẠN THƯ
-
- Năm
ngoái anh mới sang Tây,
- Đồn
rằng buôn bán năm nay phát tài.
- Ḷng
anh muốn lấy vợ hai,
- Rằng: "Nhà
có thuận, nay mai nó về?
- Rồi ra
một quán đôi quê,
- Tôi
muốn nó về làm bạn sớm hôm.
- Trước
là sinh tử sinh tôn,
- Sau nữa
thờ phụng công môn ông bà.
- Trước
con nhà sau ra con nó,
- Xin nhà
rồi chớ có ghen tuông.
- Chợ
rộng th́ làm gái buôn,
- Sông
rộng lắm nước trong nguồn chảy ra.
- Ḷng
anh ăn ở thật thà,
- Coi nó
mười tám, coi nhà hai mươi;
- Ḷng
anh chàng có như người,
- Có mới
nới cũ, tội trời ai mang;
- Ḷng
anh ăn ở bằng ngang,
- Nó giàu
bằng mấy cũng nàng thứ hai".
- -"Thôi
thôi, tôi biết anh rồi,
- Bụng
anh nông nổi giếng khơi không bằng!
- Bây giờ
anh khéo khôn ngoan,
- Sau anh
tư túi, tôi làm chi anh?
- Anh mà
bắt chước Thúc Sinh,
- Th́ anh
đừng trách vợ ḿnh Hoạn Thư!"
-
- Ghi theo
CDTH: 154-155. Bài ca dao gồm 24 ḍng lục bát, 3 ḍng đầu là lời dẫn của
người kể chuyện, rằng có một anh đi buôn bán đường xa, có tiền và có người
t́nh, về ngỏ lời cùng vợ để cưới cô t́nh nhân nọ làm vợ hai; 15 ḍng tiếp
theo là lời anh ta; và 6 ḍng cuối là lời của chị vợ.
-
- Lời anh
chàng thật khéo, vừa đe nếu không bằng ḷng vẫn lấy, chấp nhận sống hai
nơi ("một quán đôi quê "). hoặc do nghề nghiệp, do đặc điểm bản thân,
không lấy người này cũng phải lấy người khác ("chợ rộng th́ lắm gái buôn,
sông rộng lấm nước trong nguồn chảy ra"); vừa tán là vẫn quư trọng chị hơn
người kia ("coi nó mười tám, coi nhà hai mươi"; "nó giàu bằng mấy cũng
nàng thứ hai";...)... Sau khi nghe lời chồng, chị vợ gạt phăng và nói gọn
bằng những lời kinh điển", gọi theo ngôn ngữ của Homère là "những lời có cánh, c̣n
nói theo kiểu dân gian là lời của “bụng ớt ḷng chanh". Lời ấy
không chỉ phản bác mà c̣n hăm dọa: "Anh mà bắt chước Thúc Sinh, th́ anh
đừng trách vợ ḿnh Hoạn Thư! ". Theo lời lẽ của hai người mà suy, th́ anh
chồng có thể chỉ mới “bắt chước" Thúc Sinh thôi, c̣n chị vợ th́ đă Hoạn
Thư "thứ thiệt rồi.
-
- Ngụ ư của
bài ca dao, theo như đă phân tích, có thể diễn giải bằng hai lời ca dao
sau (hiểu theo cách kết hợp hay riêng rẽ đều được):
-
- * Sông
bao nhiêu nước cũng vừa,
- Trai
bao nhiêu vợ cũng chưa bằng ḷng.
- [HHĐN:
270]
-
- * Con
chim khôn thỏ thẻ, nghe êm ái trên nhành,
- Lời
khôn em năn nỉ anh chẳng đành dứt ân.
- [DCNTB:
186]
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#8">Bắt
Chước Thúc Sinh, Học Đ̣i Hoạn Thư</a>
-
9.
BÈO
NƯỚC LỤT, SEN RĂ CÁNH
-
-
Trên đời
ǵ rẻ bằng Bèo,
-
Chờ khi
nước lụt, Bèo trèo lên Sen.
-
Trên đời
ǵ tốt bằng Sen,
-
Quan yêu
dân chuộng, ră bèn cũng hư.
-
- Ghi theo
VNP7: 106. Sách HHĐN: 48 và VNPI II: 113-114 cũng có chép bài ca dao với
vài khác biệt nhỏ (như hai bản này ghi "dưới đời" thay v́ "trên đời";
riêng HHĐN ghi "ai" thay v́ "ǵ" - ḍng 1 và ḍng 3). “Rẻ " ngoài nghĩa
trái với đắt (Rẻ như bèo), ở đây, c̣n mang các nét nghĩa rẻ rúng,
khinh rẻ; “tốt" cũng hàm nghĩa đẹp, yêu v́, quư trọng. "Nước lụt" là thời
cơ lớn để phát triển của Bèo; "ră bèn" (tạm hiểu là ră cánh, rệu ră) là
lúc hết vận của Sen.
-
- Thứ xoàng
xĩnh, mạt hạng như Bèo mà khi có cơ hội, vẫn có thể
vượt lên trên, ngự trị
hạng cao quư; trong lúc đó, hạng tốt đẹp, cao sang như Sen, lúc hết thời,
cũng là đồ bỏ đi.
-
- Lời
khuyên được rút ra: Trong cuộc
sống, tuy có phân định sang hèn, cao thấp, đẹp xấu,... nhưng không nên
tuyệt đối hóa sự phân loại và cố định hóa cách nh́n; bởi v́ sự vật, hiện
tượng (trong đó có con người và xă hội con người) luôn biến dịch, mỗi khi
thời cơ, điều kiện tồn tại của chúng thay đổi, th́ trật tự sang - hèn, cao
- thấp, đẹp - xấu kia có thể thay đổi theo.
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#9">Bèo
Nước Lụt Sen Ră Cánh</a>
-
10.
BẾ BỤT
ĐI CHƠI
-
-
Gần chùa
gọi Bụt bằng anh,
-
Thấy bụt
hiền lành, bế Bụt đi chơi.
-
- Ghi theo
TNPD l: 129, TCBD III: 185. Các sách ĐNQT: 98a, NASL IV 14b, NGCK: 170b,
LHCD: 26a cũng có chép bài này với đôi chỗ khác biệt (ví dụ, ở ḍng bát,
sách ĐNQT và LHCD ghi "hạ xuống đất chơi" thay v́ ('bế Bụt đi chơi": NASL
lại ghi ở vị trí tương ứng này là "gọi Bụt bằng em.
-
- Bụt (Phật)
được sùng bái, tôn kính. Những người là tín đồ của Thích Ca c̣n tin tưởng
ở tài phép, quyền lực tối cao của các vị Phật. Ấy vậy mà nhân vật của
bài
ca dao, một người trần mắt thịt lại gọi Bụt bằng anh!
-
- Lí do của
việc đánh đồng vừa kể, chỉ đơn giản là người này ở gần Bụt. Không chỉ “gọi
Bụt bằng anh” ông/bà ta c̣n “bế lụt đi chơi" (hay như sách NASL chép “Thấy
Bụt hiền lành, gọi Bụt bằng em", tức hạ xuống thành bậc dưới ḿnh .
-
- Chuyện ở
gần nhau dẫn đến ngộ nhận lớn như vậy, thật đáng xem xét. V́ gần th́ thấy
được nhau mà cái đập vào mắt là h́nh sắc, nên không hiếm người bị cái h́nh
sắc ấy đánh lừa, làm cho cái nh́n bị lệch đi, không thấy được bản chất của
đối tượng. Tục ngữ nói “Bụt chùa nhà không thiêng", cũng trên cơ sở này
-
- Bài học
được rút ra là: Không nên v́ sự
gần gũi hoặc có quan hệ giao tiếp mà khinh nhờn bậc tài cao đức trọng hay
đánh đồng cái tài hèn đức mỏng của ta với họ.
Chuyện người phụ nữ, nhất là phụ nữ đă
có chồng, ăn quà vặt lúc đi chợ, thường bị ca dao lên án gay gắt. ở
đây, nhằm tập hợp các thói xấu vào một người đàn bà, chuyện ăn quà khi
đi chợ cũng được huy động góp
phần
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon1.htm#10">Bế
Bụt Đi Chơi</a>
[Trở về
Trang Đầu] [Trang Trước] [Trang
Sau] [Trang Cuối]
|