Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Trích từ: Ca Dao Ngụ Ngôn Người Việt - Triều Nguyên - Nhà Xuất Bản Thuận Hóa
 
11 . BỢM VẬT VÀ BỢM H̉ NGHE ĐÁNH TIẾNG
 
Bợm vật nghe tiếng máy gân,
Bợm ḅ nghe tiếng xa gần cũng đi.
 
Ghi theo VHDGTH: 189 và VHDGQT: 249.
Các đô vật (bợm vật) nghe đến chuyện đấu vật gân cốt đă máy động; các nghệ nhân ḥ (bợm ḥ) nghe đến chuyện ḥ hát ở đâu, cũng t́m đến dự cuộc mới bằng ḷng. Đây là sự t́m đến nhau ở nhưng người đồng thanh khí (Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu) Nói rộng ra là nhu cầu giao tiếp) mang tính chất nghề nghiệp, sở thích cá nhân.
 
Mỗi người tùy theo hoàn cảnh địa vị xă hội và nghề nghiệp, sở thích cá nhân mà có những tâm lí, trạng thái ứng xử riêng (như đứng trước một vấn đề, sự kiện phù hợp, sẽ gây hưng phấn mạnh); cho nên để t́m hiểu về một người, điều không thể quên là phải nắm bắt các sở thích cùng những đặc điểm tâm lí của người ấy. Đó là ngụ ư của bài ca dao.

<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#11">BỢM VẬT VÀ BỢM H̉</a>

12. BỤNG MẸ HĂY C̉N THÈM
 
Hỡi thằng cu lớn, hỡi thằng cu bé!
Cu tí cu tị cu tỉ cu t́ ơi !
Con dậy con ăn, con ở với bà,
Để mẹ đi kiếm một và con thêm.
Bố con chết đi, trong bụng mẹ đây nó hăy c̣n thèm,
Mẹ xem quẻ bói, vẫn c̣n đàn em trong bụng này.
Con ra gọi chú vào đây,
Để mẹ giao trả cái cơ nghiệp này mẹ bước đi.
 
Ghi theo TNPD 'l91-92, TCBD l: 459. Các sách HHĐN: 133, VNP l: 170 cũng có chép bài ca dao này với đôi chỗ khác biệt nhỏ. Những tập vừa nêu cùng các tập NASL l37aNASLl21b cũng cỏ chép bài ca
dao mang nội dung gần gũi với bài trên như sau:
 
Hỡi thằng cu bé, hỡi tháng cu lớn!
Cu tí, cu tị, cu t́ ơi!
Con dậy con ăn, con ở với ông
Để mẹ đi lấy chồng, kiếm lấy em con
 
Và sách NASL I: 35a-35b cũng chép bài tương tự:
 
Con ơi, con ở với bà,
Để mẹ xuất giá kiếm và em thêm.
Bụng mẹ nó hăy c̣n thèm,
Xem một quẻ bói, c̣n lắm đàn em trong cái bụng này.
 
Người đàn bà góa trong bài ca dao có một lũ con trai đang ở nhà chồng và cai quản cơ nghiệp của chồng (có mẹ chồng và em trai chồng được nói đến). Không có lấy một chút lí do về sự bất ổn từ cảnh sống chung này, để chị nó có thể vin vào mà từ rẫy. Thử xem các hành động đầy quyền uy của chị: -> gọi đàn con dậy tuyên bố từ nay chúng phải ở với nội, v́ lí do “bụng mẹ c̣n thèm" bảo con đi gọi chú của chúng vào để trao trả sản nghiệp mà đi.
 
Cái lí do duy nhất là thèm khát chuyện gối chăn đă được chị ta nêu thẳng thừng. Người phụ nữ phải thật sự có bản lĩnh, có sức sống mănh liệt, mới vượt qua được sự gắn bó với gia đ́nh chồng, sự quyến luyến của t́nh mẫu tử và quan niệm "tam ṭng lừ đức" đang chế ngự cộng đồng như vậy. Thần t́nh ái dă chiến thắng tất cả.
 
Có lẽ đây là bài ca dao cười cợt, chế giễu chuyện “đi bước nữa" của người phụ nữ (thời trước); dù vậy, một lời ngụ vẫn cần được nói ra ở đây là: ái t́nh có sức mạnh to lớn con người có thể đánh đổi tất cả để được nó; nắm hiểu điều này, con người tạo được cho ḿnh sự thăng bằng tâm sinh lí, và giải quyết thỏa đáng các vấn đề liên quan.

<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#12">BỤNG MẸ HĂY C̉N THÈM</a>

13. BUỒN NGỦ GẶP CHIẾU MANH
 
Buồn ngủ lại gặp chiếu manh,
Vừa khi chồng để, gặp anh giữa đường
 
Ghi theo HHĐN: 124. chiếu manh" là mảnh chiếu cũ, đă sởn rách; "chồng để" tức chồng bỏ, li dị chồng; lanh giữa đường" chỉ chàng trai bị dang dở t́nh duyên (như bị vợ bỏ hay vợ chết). Khi buồn ngủ mà gặp được manh chiếu. dù sờn rách, cũng rất tốt; khi chồng bỏ mà gặp được ngươi đàn ông "nửa đường găy gánh”, muốn được cùng chắp nối tơ duyên th́ thật tương xứng.
Sự may mắn, tương phùng mang tính ngẫu nhiên Và sự ngẫu nhiên ấy, chính là cơ hội cho những ai gặp chuyện chẳng may trong cuộc đời cần biết mà nắm bắt lấy, để bù đắp cho những mất mát của ḿnh, bởi dịp may thường không đến nhiều lần. Có lẽ, đó là ngụ ư của bài ca dao.

<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#13">BUỒN NGỦ GẶP CHIẾU MANH</a>

14. CÁ RÔ GIƯƠNG VẨY
 
Con Cá Rô nằm nghỉ dưới hồ,
Trương vi trương vẩy biết khi mô hóa rồng.
 
Ghi theo VHDGQT: 250.
Cá Rô nhỏ bé, vi vẩy khá sắc nhọn. Khi có dấu hiệu nguy hiểm, nó thường giương (trương) vi vẩy sắc bén ấy ra, khiến ta có cảm giác nó muốn giễu vơ giống oai. Và một liên tưởng dễ đến, đó là chuyện cá chép vượt long môn để thành rồng vào tháng ba hàng năm; dẫu có giương vi giương vẩy trợn mắt phồng mang thế Cá Rô e cũng là Cá Rô thôi, biết bao giờ thành Rồng được mà ḥng mong.
 
Tài hèn đức mỏng th́ thủ phận không nên mơ tưởng chuyện vượt quá sức ḿnh. Mà dẫu có cố gắng làm ra vẻ phi thường th́ cũng chẳng ích ǵ, ngoài nhận lấy tiếng cười chê.
 
Đó là ngụ ư của bài ca dao.

<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#14">CÁ RÔ GIƯƠNG VẨY</a>

15. CÁCH SÔNG PHẢI LỤY Đ̉
 
Cách sông nên phải lụy đ̣,
Tối trời nên phải lụy o bán dầu.
 
Ghi theo CVPD: 29 và TCBD l: 498. Các sách HT: 149, TNPD l: 60, NASL III: 55b và TNCD: 103 cũng có chép bài ca dao với vài khác biệt nhỏ. (riêng TNCD, ḍng cuối ghi là (cách nhà nên phải lụy cô bán hàng".
 
Mỗi ḍng của bài ca dao đều theo mô h́nh cấu trúc (v́) P nên phải lụy Q (P: một trở ngại thuộc khách quan; Q: người đang làm công việc khắc phục trở ngại ấy). “Lụy" là nhẫn nhịn, chiều theo ư người khác, v́ cần nhờ họ. V́ nơi đến là bên kia sông, nên phải lụy người lái đ̣; v́ đêm tối, cần có đèn đuốc nên phải lụy cô bán dầu,...
 
Người chịu lụy do ở vào thế chẳng đặng đừng,, nên mang tính chất đối phó, kiểu “giả dại qua ải", không thực bụng (chính đây là nguyên nhân tạo ra dáng vẻ làm cao,. khá phổ biến Ở những người bán hàng - cũng là dáng vẻ giả tạo). Ca dao cũng nói thêm về tâm lí này:
 
Cách sông nên phải lụy thuyền,
Những như đường liền, ai phải lụy ai.
[NASIII: 55b]
 
Bài ca dao muốn khuyên ra nên nhẫn nhịn, chiều ḷng những người mà ḿnh cần đến sự giúp đỡ của họ, để đạt được mục đích đồng thời, phía những ai làm công việc "dịch vụ" kia, cũng nên nhận thức đúng vai tṛ của ḿnh, để tránh vẻ làm bộ làm tịch không đáng có.
 <a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#15">">CÁCH SÔNG PHẢI LỤY Đ̉</a>
16. CÁI BỐNG LÀM THƠ

 

Cái Bốngcái Bống Bang,
Mẹ Bống yêu Bống, Bống càng làm thơ.
Ngày sau Bống đỗ ông đồ,
Đi vơng lá sắn, đi dù lá khoai.
 
Ghi theo CDNĐ: 30. Các sách NASL l: 35b, NGCK: 165a chỉ chép
hai ḍng đầu thành bài riêng.
 
Đây là bài hát dành cho con trẻ. Hai ḍng đầu nói chuyện “làm thơ”, của Bống, là bởi mẹ cưng chiều. Hai ḍng sau là kết quả của việc làm thơ ấy: Bống đỗ “Ông đồ". Chẳng có bằng cấp nào mang tên ông đồ". Chỉ có một hạng người có học ít nhiều (có khi đỗ đến tú tài) làm nghề dạy học (và thường kiêm cả việc viết thuê sớ điệp, xem tử vi, ...) kiếm sống, được gọi là ông đồ.
 
Ông đồ được nhiều người quư trọng, các cô gái mơ tưởng: “Chẳng tham ruộng cả ao liền, Tham v́ cái bút cái nghiên anh đồ" [VNPS : 61a] . Nhưng với đại đa số những người nông dân mù chữ th́ h́nh ảnh ông đồ như bị chơi ra (không hợp về nghề nghiệp, về quan niệm sống[2] Và h́nh ảnh ông đồ “Đi vơng lá sắn, đi dù lá khoai”, hàm ư giễu cợt giấc mơ công hầu không thành (do thi trượt hoặc thi cử theo Hán học bị băi bỏ, giai đoạn thay bằng chữ quốc ngữ) của ông đồ, phải sống nhở vào các sản phẩm nông nghiệp tầm thường, mà suy nghĩ th́ tận đâu đâu. Sự phê phán này được bọc giấu kĩ qua lời hát trẻ con, về một đứa bé cụ thể, với thái độ nửa yêu" chiều, nữa chê trách (cũng là thái độ hai mặt của nông dân với ông đồ như vừa phân tích), quả là khéo léo, đáng để chúng ta suy ngẫm.
 <a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#16">CÁI BỐNG LÀM THƠ</a>

 

17. CAM SÀNH CHÊ ĐẮNG,
CHÁO BỔI KHEN NGON

 

Cam sành chê đắng, chê hôi,
Hồng rim chê lạt, cháo bồi khen ngon.
Ghi theo HHĐN: 97.

 

Cam sành, hồng rim th́ ngọt (và thơm ngon). Điều này hiển nhiên đến không cần giải thích (ví dụ: với cam sành: “chẳng chua cũng thể là chanh; Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây" [ĐHQT: 85a]). Ấy thế mà nhân vật của bài ca dao lại chê đắng, hôi, lạt. Các mùi vị quả là xa lạ với người ăn b́nh thường.  
 
Việc chê bai khác thường kia không do đau ốm mà ra. Bằng chứng là anh/chị này "khen ngon" món cháo bồi, thứ cháo nhiều người không nuốt nổi. Lại cũng cần nói rơ thêm, là chẳng có một sự nhầm lẫn nào giữa cam sành, hồng rim và cháo bồi (bởi chúng quen thuộc và có h́nh dáng bên ngoài rất dễ phân biệt). Ở điểm này, chúng khác với các thứ được khen chê trong bài ca dao sau:
 
Cây tùng cây bá anh chê,
Cây đa, cây dứa sum suê anh dùng.
[VHDGQT: 184]
 
Tùng, bá có thể cho là quư hơn đa dứa; nhưng anh thích cái sum suê " của hai loài cây sau hơn. Ít nhiều có sự nhầm lẫn do dáng vẻ bên ngoài, ở đây, tuy nội dung cơ bản khá gần gũi với bài ca dao đang bàn.
 
Chuyện khen chê ngược đời của nhân vật, chỉ thể giải thích do t́nh cảm. tâm trạng (như sự thương - ghét khiến cái nh́n về trái ấu và quả bồ ḥn khác hẳn nhau: "Thương nhau trái ấu cũng tṛn, ghét nhau bồ ḥn cũng méo" - tục ngữ). Như vậy, Ở mức nghĩa khái quát bài ca dao nhằm nêu một nhận xét: Chuyện khen chê của người đời không phải bao giờ cũng khách quan (mà lắm lúc chỉ thuộc vào cảm tính), đừng lấy nó làm căn cứ duy nhất.
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#17">CAM SÀNH CHÊ ĐẮNG</a>
 
18. CÂY SẬY VÀ DÂY LEO

 

Đầu đường có một Dây Leo,
Trông cậy Sậy nhỏ, ra điều mỉa mai,
Rằng: "Sao bé thấp lạ đời,
Trông em, anh cũng nực cười lắm thay"
Nghe lời, Sậy mới đáp ngay,
Rằng: "Mày không nghĩ phận mày xem sao,
Nhờ ai mày mới được cao?
Những như thân ấy, c̣n bao giờ mà?
Ta đây dù thấp là đà,
Tự ta ta mọc, chẳng nhờ cậy ai”
 
Ghi theo CDNT: 264. 1
Dây Leo nhờ bám vào một cây mộc mới lên cao được. Nó vờ quên, hoặc đă quên đi điều ấy, mới cười cợt, mỉa mai cây Sậy là đà dưới đất. Dây Leo do đang ở cao nên tỏ ra trịch thượng, bề trên, tự xưng ḿnh là "anh", gọi Sậy bằng "em". Thái độ kẻ cả này của Dây Leo bị Sậy gạt bỏ ngay. Có hai ư được nhận ra ở lời nói của Sậy: 1. Không có quan hệ anh em ǵ với hạng sống nhờ mà phách lối, nếu phải xưng hô, th́ “ta", "mày" thôi; và 2. Mày leo cao được nhờ dựa vào kẻ khác, c̣n như thân mày th́ chẳng ra ǵ; c̣n với ta, tuy có thấp bé những tự ta mọc, chẳng phải dựa dẫm như mày.
 
Lời nói thật rơ ràng, đứt khoát. Nó thể hiện ư thức về sự độc lập, tự chủ, tự tin của Sậy; đồng thời, cũng cho thấy cái nh́n xác đáng của nhân vật này, cái nh́n đă nâng tầm vóc của Sậy cao hơn hẳn so với Dây Leo.
 
Ở khía cạnh nhân sinh, chỗ đứng, địa vị cao thấp của mỗi cá nhân trong xă hội chỉ thật sự có ư nghĩa khi nó tương xứng với năng lực, tầm cỡ của con người ấy; tuyệt không v́ đứng ở một vị trí cao mà cho ḿnh là cao, khi chỗ đứng ấy do nhờ cậy, dựa dẫm (vào một cá nhân hoặc một tổ chức) mà có, chứ tự thân không có hoặc không có đủ tầm vóc theo đúng yêu cầu của chức vụ, địa vị kia. Chỉ bằng sự tự biết ḿnh và những hiểu biết về tự nhiên, về con người và xă hội con người nói chung, mới giúp ta nhận ra điều vừa tŕnh bày. Và đó là ngụ ư của bài ca dao.
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#18">CÂY SẬY VÀ DÂY LEO</a>
 
19. CHÀNG LÀNG CHÈO CHẸT
Chàng làng chèo chẹt[3] không làm chi ai,
Cu cu thủ thỉ, ăn hết đỗ hết khoai nhà người.
 
Ghi theo CDNT: 276.
Chàng làng là loài chim vóc bằng bồ chao, lông đen, đuôi dài, kêu chèo chẹt". Tuy kêu vậy nhưng vô hại không làm chi ai". Cu cu có tiếng kêu thủ thỉ, nhỏ nhẻ nhưng lại ăn hết đỗ hết khoai" người khác.
 
Trong phạm vi gia đ́nh, về quan hệ giữa người làm dâu với anh chị em chồng, ca dao có bài:
Mụ o chèo chẹt không chi,
Ông chú lẩn thẩn có khi mất chồng.
[VHD~HP: 166]
 
Như vậy. không phải căn cứ vào chuyện nói nhiều, nói lớn tiếng nói dữ dằn hoặc chuyện nói năng nhỏ nhẹ, dễ lọt tai, để đánh giá việc gây hại (hay có lợi); trong khá nhiều trường hợp, những lời thủ thỉ ngọt ngào lại không mang đến những điều tốt đẹp. Đó là ư nghĩa của bài ca dao.
 
<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#19">CHÀNG LÀNG CHÈO CHẸT</a>

 

20. CHÀNG VỀ, ĐỤC CŨNG VỀ
 
Chàng về th́ Đục cũng về,
Dùi Cui ở lại, làm nghề ǵ ăn?
 
Ghi theo DCNTB 191.
Chàng, đục, dùi cui là ba dụng cụ chính trong bộ đồ nghề của thợ mộc[4]. Có chàng, có đục phải có dùi cui mới hoạt động được. Đục và chàng lại có chức năng gần gũi nhau. thường được xếp cạnh nhau trong ngăn đồ nghề; riêng dùi cụi làm bằng tre, gỗ, trong nhiều trường hợp, người thợ không mấy khó khăn để làm ra nó ngay sử dụng, nên thường vứt lại sau khi xong việc.
 
Tác giả dân gian đă biến ba dụng cụ với các đặc điểm vừa nêu thành ba nhân vật của bài ca dao. Khi mới đọc ḍng đầu, dễ làm ta liên tưởng đến hai bài ca dao sau:
 
Chàng về th́ thiếp cũng về,
Chàng về thiếp ở làm nghề chi đây?
[CDTCM:3]
 
Chàng vthiếp một theo mây,
Con thơ để lại chốn này ai nuôi ?
[HHĐN: 107]
 
Chàng và Đục có thể coi là chàng với thiếp; vậy Dùi Cụi người thứ ba, khả năng là bố mẹ, bạn bè hay con cái của họ. Mỗi khi đôi vợ chồng (hay hai nhân vật sáng giá) ra đi, để lại người thứ ba không đủ sức gánh vác công việc, th́ chuyện bỏ đi ấy là có tội, v́ nó đẩy người này vào chỗ không biết làm ǵ mà sống.
 
Do vậy lời ngụ có thế rút rađây là: Với những người làm chung một việc cùng ta, nói rộng hơn, cùng một mối quan hệ gắn bó nào đó, th́ nên giữ mối quan hệ này nếu buộc phải tách rời, th́ cần lượng đính những hậu quả, vấn đề thể xảy ra với họ, để có sự giúp độ thích hợp.
[2] Những đụng chạm giữa ông đồ và nông dân được thể hiện khá rơ qua các truyện cười, giai thoại (ở đó, có nhóm truyện đả kích, cười cợt ông đồ và hạng người gần gũi với ông đồ)
[3] Chẻo chẹt c̣n có nét nghĩa chỉ việc nói dai, nói móc máy khó chịu.
[4] Một dạng của nghề mộc rất phổ biến với người nghèo ngày trước, là thợ tre (thợ làm nhà và các vật dụng gia đ́nh bằng tre). Với thợ mộc, bộ đồ nghề ngoài chàng, đục, dùi cui, c̣n nhiều thứ khác; riêng với thợ tre. th́ cho ba thứ ấy cộng với cái cưa nữa là đủ. Vả lại. thợ mộc dùng dùi cui kén chọn hơn thợ tre, đó là một đoạn gỗ cứng, nặng được tạo h́nh khá công phu và luôn cất giữ trong ḥm nghề; trong lúc thợ tre chỉ dùng một đoạn tre chắc, dùng xong th́ vứt bỏ lại nhà chủ. V́ vậy, tác giả bài ca dao rất có thể đă xuất phát từ hiện tượng này để dựng nên việc ở lại, ra về của các nhân vật.

<a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/cadaongungon2.htm#20">CHÀNG VỀ, ĐỤC CŨNG VỀ</a>

[Trở về Trang Đầu] [Trang Trước] [Trang Sau] [Trang Cuối]

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18