Áo vải, cờ đào
Áo vải cờ đào là h́nh ảnh biểu trưng cho Quang Trung Nguyễn Huệ, có nghĩa tương đương như tổ hợp từ “Anh hùng áo vải”. Thành ngữ “áo vải, cờ đào” bắt nguồn từ bài thơ khóc chồng của Ngọc Hân công chúa, bài “Ai tư văn”.
Ngọc Hân công chúa chính là Lê Ngọc Hân, sinh năm 1770, mất năm 1799. Con gái thứ 21 của Lê Hiến Tông. Bà được học hành đến nơi đến chốn, giỏi văn thơ. Năm 1786, Bà kết duyên với Nguyễn Huệ, khi ông ra Bắc pḥ Lê, diệt Trịnh rồi bà theo chồng vào Phú Xuân. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, Lê Ngọc Hân được phong là Bắc cung hoàng hậu. Năm 1792, Quang Trung mất, Lê Ngọc Hân khóc chồng bằng bài thơ Nôm “Ai tư văn" và bài “Văn tế Quang Trung”, “Ai tư văn” là bài thơ nôm nổi tiếng không chỉ v́ nó phản ảnh được một cách sâu sắc nỗi đau của một goá phụ trẻ, mà c̣n là tư liệu quí để người đời hiểu được đời sống t́nh cản, sự nghiệp cứu nước, dựng nước của Quang Trung, người anh hùng dân tộc. Điều đó được Ngọc Hân gói lại trong hai câu:
“Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công tŕnh”.
(Ai tư văn)
Về sau này, hễ nói đến “áo vải, cờ đào”, hay “người anh hùng áo vải”, người Việt Nam ta ai cũng biết với ḷng tự hào sâu sắc ; đó là Quang Trung - Nguyễn Huệ!
Các Bài Khác: