Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Hotmail

 

Trích Nhật báo Người Việt

Chuyện Nhượng Ðất Cho Tàu: Trở lại các hiệp định Việt Nam ký kết với Trung quốc

 

Lời giới thiệu: Mới đây trong một bài báo đăng trên tờ tuần báo Viễn Đông Kinh Tế xuất bản ở Hồng Kông, tướng Lý Gia Hồng, cựu Đại Sứ Trung Quốc ở Hà Nội đã lên tiếng bênh vực những bản hiệp ước và hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc vào cuối năm 1999 và 2000. Ngoại trừ những lời tuyên bố chính thức của nhà cầm quyền Bắc Kinh tại những buổi lễ ký kết các văn kiện, ít khi người ta thấy một nhân vật về phía Trung Quốc lên tiếng về vấn đề nàỵ Nhân có bài viết của ông cựu Đại Sứ, mục "Á Châu, Nhìn từ bên ngoài" hôm nay có bài nhận định sau đây của Trần Sơn Nam về vấn đề này...

Vào cuối năm 1999 và 2000, Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc một số văn kiện về vấn đề biên giới và lãnh hảị Văn kiện năm 1999 chính thức được gọi là Hiệp Ước biên giới trên đất liền và hai văn kiện sau năm 2000 được gọi là Hiệp Định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định hợp tác nghề cá. 

Về những văn kiện này, người ta đã được nghe những lời tuyên bố ca tụng việc ký kết của nhà cầm quyền hai bên, Trung Quốc và Việt Nam, tại những buổi lễ chính thức.

Tuy nhiên sau ngày ký kết, phần nhiều người ta chỉ nghe thấy những lời biện bạch về phía Việt Nam (ví có sự chống đối ở trong nước và ngoài nước về tính cách mờ ám và bất bình đẳng của những hiệp ước và hiệp định) còn về phía Trung Quốc thì người ta ít nghe thấy ai lên tiếng.

Gần đây, trong một bài báo trên tờ tuần báo Viễn Đông Kinh tế xuất bản tại Hồng Kông (ngày 22 tháng8) bỗng nhiên người ta thấy có lời tuyên bố của tướng Lý Gia Hồng, trước đây là Đại Sứ của Trung Quốc tại Hà Nội (1995-2000). Cựu Đại Sứ Lý Gia Hồng sau khi ca tụng tình hữu nghị giữa hai nước và những bản hiệp ước và hiệp định đã được ký kết, đặc biệt khẳng định rằng "những quần đảo Hoàng Sa và Trường Să Xisha và Nansha) thuộc lãnh thổ Trung Hoa từ thời xưa và Trung Quốc có chủ quyền trên những đảo này cũng như phần lãnh hải xung quanh những đảo này).

Trước hết về lời tuyên bố của ông cựu Đại Sứ ca tụng việc ký kết những văn kiện kể trên thì ai cũng hiểu, một khi những văn kiện đó rõ ràng có lợi cho Trung Quốc thì lời ca tụng của ông phải được coi là lẽ đương nhiên. Ai lại đi ca tụng những điều không thuận lợi cho quyền lợi của dân tộc?

Lập luận của ông tuy nhiên không được vững. Ông cho rằng vào thời có sự thỏa thuận giữa người Pháp và nhà Thanh cuối thế kỷ 19 (hiệp ước Thiên Tân, 1885, Patenotre-Lý Hồng Chương, và hiệp ước xác định đường Ranh Brevié, 1887) những điều kiện kỹ thuật chưa được chuẩn đích nên việc thương thuyết đã để lại nhiều điều khoản còn trong vòng tranh cãị  Thực ra những hiệp ước này đã được quốc tế công nhận là khá rõ ràng và người ta phải đợi hơn một thế kỷ về sau này mới thấy Trung Quốc cho là chưa rõ.

Ngoài ra, ông cho rằng những văn kiện mới được ký kết đã đem lại sự công bằng và đặt nền tảng cho tình hữu nghị và hòa bình giữa giữa hai nước cũng như cho hòa bình và ổn định của cả vùng.

Nếu thực sự là công bằng, tại sao cho đến nay những văn kiện không được công bố. Không công bố thì tất nhiên ai cũng phải đi đến kết luận là có điều gì mờ ám, khuất tất, ngược lại với sự trong sáng và minh bạch mà người dân nước nào cũng có quyền đòi hỏi nơi chính quyền.

Trên đây mới chỉ là nói về bản hiệp ước và hai bản hiệp định đã được ký kết năm 1999 và năm 2000. Trong bài viết trên tờ Viễn Đông Kinh Tế, ông cựu Đại Sứ lại còn đề cập đến một vấn đề hệ trọng, không riêng gì cho Việt Nam mà còn cho cả những nước trong vùng biển Nam Hải, vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Sau khi xác quyết một cách dứt khoát chủ quyền của Trung Quốc trên những quần đảo này "từ thời xưa" (ông không nói rõ từ thời xưa nào) và trước năm 1970 không có nước nào trong vùng phản đối chủ quyền của trung Quốc trên quần đảo Trường Sa.   

Có lẽ ông quên rằng sau Hội Nghị Hòa Bình San Francisco năm 1950, (miền Nam Việt Nam có mặt tại hội nghị này) Nhật Bản phải rút khỏi những đảo đã chiếm đóng trong thời chiến, và sau đó Pháp đã có đài khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và hải quân Pháp luôn luôn tuần tiễu xung quanh quần đảo Hoàng Sa (Spratleys).

Đến khi Pháp ký với chính quyền Bảo Đại trao trả lại hoàn toàn độc lập cho Việt Nam ngày 2 tháng 6, 1954, thì chính quyền miền Nam về sau này đương nhiên được coi là thừa kế những gì người Pháp đã có. Và vì vậy cho nên vào tháng 1 năm 1974, những lực lượng quân sự của miền Nam Việt Nam mới phải chống đỡ trên đảo Trường Sa một cuộc xâm lăng của Trung Quốc. ss

Còn nói tới sự kiện chính quyền miền Bắc nhìn nhận bản tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc quyết định về hải phận của Trung Quốc, mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa, thì ai cũng hiểu đây chỉ là một bức công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng thời đó gửi ông Tổng Lý Quốc Vụ Viện Trung Quốc Chu Ân Lai (bức công hàm đề ngày 14 tháng 9, 1958).

Bức công hàm này không phải là một hiệp ước, vả lại nếu có một giá trị pháp lý nào đó thì cũng chỉ giàng buộc có miền Bắc Việt Nam mà thôị Ông cựu Đại Sứ Lý Gia Hồng, qua bài báo trên tờ Viễn Đông Kinh Tế đã đặt lại một vấn đề hệ trọng còn đang trong vòng tranh cãi không những đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với cả những nước có quyền lợi trong vùng. Trong những năm vừa qua, các nước trong khối ASEAN đã nhiều lần cố gắng để tiến tới một thỏa thuận với Trung Quốc về một quy ước hành sử (code of conduct) trong vấn đề này, nhưng cho đến nay vẫn bị nhà cầm quyền Bắc Kinh khước từ.

Về những lời ca tụng những bản hiệp ước và hiệp định năm 1999 và 2000 giữa Trung Quốc và Việt Nam của ông cựu Đại Sứ Lý Gia Hồng thì người dân Việt Nam không lấy làm ngạc nhiên. Nhưng về những lời khẳng định của ông về Trường Sa, thì người dân Việt Nam có quyền chờ đợi những lời và hành động phản kháng của nhà cầm quyền Hà Nội.

 

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13