|
Trích từ http://thuvienvietnam.com LĨNH NAM CHÍCH QUÁI 1
Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung mạo đoan chính, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi ḿnh. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi. Lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu nước là Xích Quá. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đ́nh, sinh ra Sùng Lăm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất. Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi". Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay ḿnh trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đă về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc... các thứ đá quư, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ ǵ, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về. Dân phương Nam khổ v́ bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân". Long Quân đột nhiên trở về, thấy âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong ḷng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. âu Cơ vui ḷng theo Long Quân. Long Quân giấu âu Cơ ở Long Đài. Nham Đế Lai trở về, không thấy âu Cơ, sai quần thần đi t́m khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm h́nh vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi... làm cho bọn đi t́m đều sợ hăi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về. Truyền ngôi đến đời Du Vơng, th́ Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh nhưng không được. Xuy Vưu ḿnh thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mănh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hăi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Vơng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản Tuyền đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Gịng họ Thần Nông tới đây th́ hết. Long Quân lấy âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc vợ con thường muốn về đất Bắc. Về tới biên giới, hoàng đế nghe nói rất sợ hăi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này". Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương. âu Cơ nói: "Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương ḿnh". Long Quân nói: "Ta là ṇi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, gịng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lá. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên". Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đ́nh hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (c̣n gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng vơ, văn là lạc hầu, vơ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (c̣n gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: "Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó". Khiến người đời lấy mực xăm vào ḿnh theo h́nh Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm ḿnh của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết th́ giă cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập pḥng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.
ở biển Đông có con tinh ngư xà (c̣n gọi là Ngư Tinh) dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, biến hóa vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi th́ ầm ầm như mưa, lại ăn được thịt người nên ai cũng sợ. Đời thượng cổ có con cá dung mạo như người, đi tới bờ Đông Hải, sau biến thành người, biết nói năng, dần dần lớn lên, sinh ra nhiều con trai con gái, hay bắt cá, tôm, ṣ, hến mà ăn. Lại có giống Đản Nhân sống ở một cái g̣ dưới bể, chuyên nghề bắt cá, sau cũng biến thành người, giao dịch với man dân đổi lấy thóc gạo, dao, búa, thường qua lại ở Đông Hải. Có ḥn đá Ngư Tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, Ngư Tinh sống ở trong đó. V́ sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở một đường đi khác nhưng đá rắn khó đẽo. Thuyền của nhân dân đi qua chỗ này thường hay bị Ngư Tinh làm hại. Đêm kia có bọn người tiên đục đá làm đường đi để cho hành nhân có chỗ qua lại. Ngư Tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đă rạng đông bèn cùng bay lên trời. Tới nay người ta gọi lối đi ấy là Phật Đào Hạng (ngơ Phật đào). Long Quân thương dân bị hại bèn hóa phép thành một chiếc thuyền của thường dân, hạ lệnh cho quỉ Dạ Thoa ở Thủy Phủ cấm hải thần nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá Ngư Tinh, giả cách cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng định nuốt. Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Ngư Tinh chồm lên quẫy ḿnh quật vào thuyền. Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ c̣n cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Cẩu Đầu Sơn. Thân trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Mạn Cầu Thủy (c̣n gọi là Cẩu Đầu Thủy).
Thành Thăng Long xưa hiệu là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Thái Tổ nhà Lư chèo thuyền ở bến sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, cho nên đặt tên là Thăng Long rồi đóng đô ở đấy, ngày nay tức là thành Kinh Hoa vậy. Xưa ở phía tây thành có ḥn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang. Trong hang, dưới chân núi, có con cáo trắng chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành người hoặc thành quỉ đi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người Mán chôn gỗ kết cỏ làm nhà. Trên núi có vị thần rất linh thiêng, người Mán thường thờ phụng. Thần dạy người Mán trồng lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là Bạch Y Man (mán áo trắng). Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập vào giữa đám dân Mán cùng ca hát rồi dụ dỗ trai gái trốn vào trong hang núi. Người Mán rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là "đầm xác cáo" (tức Tây Hồ ngày nay). Sau lập miếu (tức Kim Ngưu Tự) để trấn áp yêu quái. Cánh đồng phía Tây Hồ rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là Hồ Đỗng (hang cáo). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở nay gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo xưa, nay gọi là Lỗ Khước Thôn.
Hùng Vương cậy nước ḿnh giàu mạnh, mà chểnh mảng việc triều cận Bắc phương. Vua nhà ân mượn cớ tuần thú sang xâm lược. Hùng Vương nghe tin, triệu tập quần thần hỏi kế công thủ. Có người phương sĩ tâu rằng: sao không cầu Long Vương đưa quân âm lên giúp! Vua nghe lời, bèn lập đàn, bày vàng bạc lụa là lên trên, ăn chay, thắp hương, cầu đảo ba ngày. Trời nổi mưa to gió lớn, bỗng thấy một cụ già cao hơn chín thước, mặt vàng bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngă ba đường mà cười nói ca múa. Những người trông thấy biết là kẻ phi thường, mới vào tâu vua. Vua thân hành ra vái chào, rước vào trong đàn. Cụ già không ăn uống cũng không nói năng. Vua nhân hỏi: "Nghe tin quân Bắc sang xâm lược, ta thua được thế nào, ngài có kiến văn xin bảo giúp". Cụ già ngồi im một lúc, rút thẻ ra bồi, bảo vua rằng: "Ba năm nữa giặc Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi t́m bậc kỳ tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc th́ phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Nếu được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy". Dứt lời, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân. Ba năm sau, người biên giới cấp báo có giặc ân tới. Vua làm theo lời cụ già dặn, sai sứ đi khắp các nơi cầu hiền tài. Tới làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, có một phú ông tuổi hơn sáu mươi, sinh được một người con trai vào giữa ngày mồng 7 tháng giêng, ba tuổi c̣n không biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được. Người mẹ nghe tin sứ giả tới mới nói dỡn rằng: "Sinh được thằng con trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để lấy thưởng của triều đ́nh, báo đáp công bú mớm". Người con nghe thấy mẹ nói, đột nhiên bảo: "Mẹ gọi sứ giả tới đây". Người mẹ rất lấy làm kinh ngạc, kể lại với hàng xóm. Hàng xóm cả mừng, tức tốc gọi sứ giả tới. Sứ giả hỏi: "Mày là đứa trẻ mới biết nói, mời ta đến làm ǵ?". Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: "Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo ǵ nữa?". Sứ giả mừng rỡ vội về tâu vua. Vua vừa kinh vừa mừng nói rằng: "Ta không lo nữa". Quần thần tâu: "Một người th́ làm sao mà đánh bại được giặc?". Vua nổi giận nói: "Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ ǵ nữa! Mau đi t́m năm mươi cân sắt luyện thành ngựa, kiếm, roi và nón". Sứ giả tới gặp, người mẹ sợ hăi cho rằng tai họa đă đến, bèn bảo người con. Con cả cười bảo rằng: "Mẹ hăy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo". Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn không đủ. Hàng xóm sửa soạn trâu rượu bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng. Vải lụa gấm vóc rất nhiều mà mặc vẫn không kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người. Kíp đến lúc quân nhà ân tới chân núi Trâu Sơn ở Vũ Ninh, người con duỗi chân đứng dậy cao hơn mười thước (có chỗ nói là trượng) ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn: "Ta là thiên tướng đây!" rồi đội nón cưỡi ngựa. Ngựa chồm lên, hí dài một tiếng mà phi như bay, nháy máy đă tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân đều theo sau, tiến sát đồn giặc. Quân giặc bỏ chạy, c̣n lại tên nào đều la bái kêu lạy thiên tướng rồi cùng đến hàng phục. ân vương bị chết ở trong trận. Đi đến đất Sóc Sơn huyện Kim Hoa, thiên tướng cởi áo cưỡi ngựa mà lên trời, hôm đó là ngày mồng 9 tháng 4, c̣n để vết tích ở ḥn đá trên núi. Hùng Vương nhớ công ơn đó mới tôn là Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu thờ ở nhà cũ trong làng, lại ban cho một ngàn mẫu ruộng, sớm hôm hương lửa. Nhà ân đời đời, 644 năm không dám ra quân. Sau Lư Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương, lập miếu ở làng Phù Đổng cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ. Tới đời vua Thuần Đế nhà Lê, ở xă Phù Lỗ có người con gái tên là Ngô Chi Lan chăm đọc sách, rành văn chương, thơ ca điêu luyện, nhân đi dạo chơi tới núi này có đề bài thơ rằng: Vệ Linh cây cỏ lẫn mây ngàn, Vạn tía muôn hồng rỡ thế gian. Ngựa sắt bay rồi tên vẫn đó, Anh hùng sống măi với giang san. (Dịch ư)
Hùng Vương truyền tới đời thứ ba th́ sinh hạ được người con gái tên là Tiên Dung mỵ nương đến tuổi 18 dung mạo đẹp đẽ, không muốn lấy chồng mà chỉ vui chơi, chu du khắp thiên hạ. Vua cũng không cấm đoán nàng. Mỗi năm vào khoảng tháng hai tháng ba lại sắm sửa thuyền bè chèo chơi ở ngoài bể, vui quên trở về. Hồi đó ở làng Chử Xá cạnh sông lớn có người dân tên là Chử Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử, cha từ con hiếu, nhà gặp hỏa hoạn, của cải sạch không, c̣n lại một khố vải cha con ra vào thay nhau mà mặc. Kíp tới lúc cha lâm bệnh, bảo con rằng: "Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại cho con". Con không nỡ làm theo, dùng khố mà liệm bố. Đồng Tử thân thể trần truồng đói rét khổ sở, đứng ở bên sông hễ nh́n thấy có thuyền buôn qua lại th́ đứng ở dưới nước mà ăn xin, khi th́ câu cá độ thân không ngờ thuyền Tiên Dung xốc tới, chiêng trống nhă nhạc, kẻ hầu người hạ rất đông. Đồng Tử rất kinh sợ. Trên băi cát có khóm lau sậy, lưa thưa dăm ba cây, Đồng Tử bèn nấp trong đó, bới cát thành lỗ nằm xuống mà phủ cát lên ḿnh. Thoắt sau, Tiên Dung cắm thuyền dạo chơi trên băi cát, ra lệnh vây màn ở khóm lau mà tắm. Tiên Dung vào màn, cởi áo dội nước, cát trôi mất, trông thấy Đồng Tử. Tiên Dung kinh sợ hồi lâu, thấy là con trai bèn nói: "Ta vốn không muốn lấy chồng, nay lại gặp người này, cùng ở trần với nhau trong một hố, đó chính là do trời xui nên vậy. Người hăy đứng dậy tắm rửa, ta ban cho quần áo mặc rồi cùng ta xuống thuyền mở tiệc ăn mừng". Người trong thuyền đều cho đó là cuộc giai ngộ xưa nay chưa từng có. Đồng Tử bảo: "Đâu dám như vậy!" Tiên Dung ta thán, ép làm vợ chồng. Đồng Tử cố từ, Tiên Dung nói: "Đây do trời chắp nối, sao cứ chối từ?". Người theo hầu vội về tâu lại với vua. Hùng Vương nói: "Tiên Dung không thiết tới danh tiết, không màng tới của cải của ta, ngao du bên ngoài, hạ ḿnh lấy kẻ bần nhân, c̣n mặt mũi nào trông thấy ta nữa". Tiên Dung nghe thấy, sợ không dám về, bèn cùng Đồng Tử mở bến chợ, lập phố xá, cùng dân buôn bán, dần dần trở thành cái chợ lớn (nay là chợ Thám, c̣n gọi là chợ Hà Lương). Phú thương ngoại quốc tới buôn bán tấp nập, thờ Tiên Dung, Đồng Tử làm chúa. Có người lái buôn giàu nói rằng: "Quí nhân bỏ một dật vàng ra ngoài bể mua vật quí, sang năm có thể thành mười dật". Tiên Dung cả mừng bảo Đồng Tử: "Vợ chồng chúng ta do trời tác thành, đồ ăn thức mặc do trời phú cho, nay hăy đem vàng cùng phú thương ra bể buôn bán". Có núi Quỳnh Viên, trên núi có am nhỏ, bọn lái buôn thường ghé lại đó uống nước. Đồng Tử lên am chơi, có tiểu tăng tên gọi Ngưỡng Quang truyền phép cho Đồng Tử. Đồng Tử lưu học ở đó, giao tiền cho lái buôn mua hàng. Sau lái buôn quay lại am chở Đồng Tử về. Sư tặng Đồng Tử một cây trượng và một chiếc nón mà nói rằng: "Linh thiêng ở những vật này đây". Đồng Tử trở về, giảng lại đạo Phật. Tiên Dung bèn giác ngộ, bỏ phố phường, chợ búa, cơ nghiệp, rồi cả hai đều t́m thầy học đạo. Trên đường viễn hành, trời tối mà chưa thấy thôn xá, hai người tạm nghỉ ở giữa đường, cắm trượng che nón mà trú thân. Đến canh ba, thấy hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện vàng, đền đài dinh thự, vàng bạc châu báu, giường chiếu chăn màn, tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ, la liệt trước mắt. Sáng hôm sau, ai trông thấy cũng kinh lạ, đem hương hoa, ngọc thực tới dâng mà xin làm bề tôi. Có văn vơ bách quan chia quân túc vệ, lập thành nước riêng. Hùng Vương nghe tin, cho rằng con gái làm loạn, bèn sai quân tới đánh. Quần thần xin đem quân ra phân nhau chống giữ. Tiên Dung cười mà bảo: "Điều đó ta không muốn làm, do trời định đó thôi, sinh tử tại trời, há đâu dám chống lại cha, chỉ xin thuận theo lẽ chính, mặc cho đao kiếm chém giết". Lúc đó, dân mới tới đều kinh sợ tản đi, chỉ có dân cũ ở lại. Quan quân tới, đóng trại ở châu Tự Nhiên, c̣n cách sông lớn th́ trời tối không kịp tiến quân. Nửa đêm, gió lớn thổi bay cát nhổ cây, quan quân hỗn loạn. Tiên Dung cùng thủ hạ, thành quách phút chốc bay tản lên trời, đất chỗ đó sụt xuống thành cái chằm lớn. Về sau, dân lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, gọi chằm là chằm Nhất Dạ Trạch (nghĩa là chằm một đêm), gọi băi là băi Mạn Trù, gọi chợ là chợ Thám c̣n gọi là chợ Hà Lương. Sau vua Hậu Lương là Diễn sai Trần Bá Tiên đêm quân xâm lược phương Nam. Lư Nam Đế sai Triệu Quang Phục làm tướng cự địch. Quang Phục đem quân nấp ở chằm. Chằm sâu mà rộng, quân địch vướng mắc, tiến binh rất khó, Quang Phục dùng thuyền độc mộc đột xuất ra đánh cướp lương thực, cầm cự lâu ngày làm cho quân giặc mệt mỏi, trong ba bốn năm không hề đối diện chiến đấu. Bá Tiên than rằng: "Ngày xưa nơi đây là chằm một đêm bay về trời, nay lại là chằm một đêm cướp đoạt người". Nhân gặp loạn Hầu Cảnh, vua nhà Lương bèn gọi Bá Tiên về, ủy cho t́ tướng là Dương Sằn thống lĩnh sĩ tốt, Quang 29 30 Prev Page 13 Next Phục ăn chay lập đàn ở giữa đầm, đốt hương mà cầu đảo, bỗng thấy thần nhân cưỡi rồng bay vào trong đàn mà bảo Quang Phục rằng: "Hiển linh c̣n đó, ngươi có thể cầu tới cứu trợ để dẹp bằng họa loạn". Dứt lời, tháo vuốt rồng trao cho Quang Phục, bảo: "Đem vật này đeo lên mũ đâu mâu có thể khiến giặc bị diệt". Đoạn bay lên trời mà đi. Quang Phục được vật đó, reo mừng vang động, xông ra đột chiến, quân Lương thua to. Chém Dương Sằn ở trước trận, giặc Lương phải lùi. Quang Phục nghe tin Nam Đế mất, bèn tự lập làm Triệu Việt Vương, xây thành ở Trâu Sơn, huyện Vũ Ninh.
Đất Phong Châu thời thượng cổ có một cây lớn gọi là cây chiên đàn cao hơn ngàn trượng cành lá xum xuê, không biết che rợp tới mấy ngàn rậm. Có chim hạc bay đến đậu nên đất chỗ đó gọi là đất Bạch Hạc. Cây trải qua hàng mấy ngàn năm khô héo mà biến thành yêu tinh, thường thay đổi h́nh dạng, rất dũng mănh, có thể giết người hại vật. Kinh Dương Vương dùng nhạc mà đánh thắng yêu, yêu hơi chịu nhún nhưng vẫn nay đây mai đó, biến hóa khôn lường, thường ăn thịt người. Dân phải lập đền thờ, hàng năm tới ngày 30 tháng chạp, theo lệ phải mang người sống tới nộp, dân mới được yên ổn. Dân thường gọi yêu là thần Xương Cuồng. Biên giới tây nam giáp liền với nước Mi Hầu, vua Hùng Vương sai dân man Bà Lô (nay là phủ Diễn Châu) hàng năm bắt giống người lăo tử sống ở khe núi tới tiến, không thể thay đổi được lệ ấy. Kíp tới khi Tần Thủy Hoàng bổ Nhâm Hiêu làm quan lệnh ở Long Xuyên, muốn bỏ tệ ấy đi. Thần Xương Cuồng tức giận vật chết Hiêu, v́ thế về sau lại phải phụng thờ cẩn thận. Đến đời vua Đinh Tiên Hoàng có pháp sư Văn Du Tường vốn người phương bắc, đức hạnh thanh cao, đă từng đi qua nhiều nước, biết được tiếng các dân man, học được thuật làm nanh vàng và răng đồng, năm hơn 80 tuổi sang nước Nam ta. Tiên Hoàng lấy lễ thầy tṛ mà tiếp, pháp sư bèn dạy cho nghề tạp kỹ để làm tṛ vui cho thần Xương Cuồng xem mà giết y. Đoàn tạp kỹ này có Thượng Kỵ, Thượng Can, Thượng Hiểm, Thượng Đát, Thượng Toái, Thượng Câu. Hàng năm tới tháng 11 lại dựng lầu Phi Vân cao 20 thước, dựng một cây đứng ở trong, tết vỏ gai làm dây chăo dài 136 thước, đường kính rộng 2 tấc, lấy mây mà quấn ngoài rồi chôn hai đầu dây xuống đất, giữa gác lên cây. Thượng Kỵ đứng lên trên dây mà chạy nhanh 3,4 lần, đi đi lại lại mà không ngă. Kỵ đầu đội khăn đen, ḿnh mặc quần đen. Dây của Thượng Can dài 150 thước, có một chỗ mắc chạc ba. Can hai tay cầm hai cán cờ. Hai người đi trên dây, gặp nhau ở chỗ chạc ba th́ lại tránh, lên xuống mà không ngă. Khi th́ Thượng Đát lấy một tấm gỗ lớn rộng 1 thước 3 tấc, dày 7 tấc đặt lên trên cây cao 17 thước 3 tấc, Đát đứng ở trên nhảy 2, 3 cái, tiến tiến lùi lùi điên đảo. Khi th́ Thượng Toái lấy tre đan thành lồng h́nh như cái lờ bắt cá, dài 5 thước, tṛn 4 thước rồi chui vào đứng thẳng ḿnh mà lăn. Khi th́ Thượng Câu vỗ tay nhảy nhót, la hét kêu gào, chuyển động chân tay, vỗ đùi vỗ bụng, tiến lùi lên xuống, hoặc cưỡi ngựa bôn tẩu, cúi ḿnh xuống lấy vật ở dưới đất mà không ngă. Khi th́ Thượng Hiểm ngả ḿnh nằm ngửa lấy thân đỡ một cái gậy dài rồi cho đứa trẻ trèo lên mà không rớt xuống. Khi th́ cho bọn ca hát gơ trống khua chiêng, ca múa rầm rĩ. Lại giết súc vật mà tế. Thần Xương Cuồng tới, thấy thế bèn đến xem, pháp sư đọc mật chú rồi lấy kiếm mà chém. Thần Xương Cuồng cùng bộ hạ đều chết hết, không thể trở lại thành yêu nữa. Lệ tiến lễ hàng năm bèn bỏ, dân lại sống yên lành như xưa.
Thời thượng cổ có một vị quan lang sức vóc cao lớn, nhà vua ban tên là Cao cho nên lấy Cao làm họ. Cao sinh hạ được hai người con trai, con cả tên là Tân, con thứ tên là Lang. Hai anh em giống nhau như đúc, trông không thể phân biệt nổi. Đến năm 17, 18 tuổi, cha mẹ đều từ trần, hai anh em đến theo học đạo sĩ Lưu Huyền. Nhà họ Lưu có người con gái tên là Liên, tuổi cũng khoảng 17, 18. Hai anh em thấy nàng th́ rất vừa ư, muốn kết làm vợ chồng. Nàng chưa biết người nào là anh, mới bày một chậu cháo và một đôi đũa, cho hai anh em cùng ăn, Người em nhường anh ăn trước. Nàng về nói với cha mẹ xin làm vợ người anh. Khi cùng ở với nhau, người anh thường lạt lẽo với em. Người em tự lấy làm tủi hổ, cho rằng anh lấy vợ rồi th́ quên ḿnh, bèn không cáo biệt mà bỏ đi về quê nhà. Đi tới giữa rừng, gặp một ḍng suối sâu mà không có thuyền để qua, đau đớn khóc lóc mà chết, hóa thành một cây mọc ở cửa sông. Người anh ở nhà không thấy em bèn đi t́m. Tới chỗ đó, gieo ḿnh chết ở bên gốc cây, hóa thành phiến đá nằm ôm lấy gốc cây. Người vợ đi t́m chồng, tới chỗ này cũng gieo ḿnh ôm lấy phiến đá mà chết, hóa thành một cây leo cuốn quanh thân cây và phiến đá, lá có mùi thơm cay. Cha mẹ nàng họ Lưu đi t́m con tới đây, đau xót vô cùng, bèn lập miếu thờ. Người trong vùng hương hỏa thờ cúng, ca tụng anh em ḥa thuận, vợ chồng tiết nghĩa. Khoảng tháng bảy tháng tám, khí nóng chưa tan, Hùng Vương đi tuần thú, nhân dừng chân nghỉ mát ở trước miếu, thấy cây lá xum xuê, giây leo chằng chịt, tự đưa lên miệng nhai, nhổ bọt lên phiến đá, thấy có sắc đỏ, mùi vị thơm tho, Vương bèn sai đốt đá lấy vôi mà ăn cùng với quả và lá dây leo, thấy mùi vị thơm ngon, môi đỏ má hồng, biết là vật quư, bèn lấy mang về. Ngày nay cây thường trồng ở khắp nơi, đó chính là cây cau, cây trầu không và vôi vậy. Về sau, người nước Nam ta phàm cưới vợ gả chồng hay lễ tết lớn nhỏ đều lấy trầu cau làm đầu. Nguồn gốc cây cau là như thế đó.
Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi hai vị quan lang và công chúa lại mà phán rằng: "Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ư, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tṛn đạo hiếu th́ sẽ được ta truyền ngôi". Các con đều đua nhau đi t́m của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duá có vị công tử thứ 18 là Lang Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, v́ cô đơn mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: "Các vật trên trời đất và mọi của quư của người không ǵ bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái h́nh vuông, cái h́nh tṛn để tượng trưng h́nh trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ư công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ". Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: "Thần nhân giúp ta vậy!". Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tṛn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành h́nh vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giă cho nát, nặn thành h́nh tṛn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức ǵ. Duá có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Lang Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước, đến nay đổi tên Lang Liêu thành Tiết Liệu. Vua bèn truyền ngôi cho Liêu, anh em 21 người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc. Về sau, các tướng tranh giành nhau thường dựng mộc sách (hàng rào bằng gỗ) để pḥng ngự; cho nên, từ đó mới có sách, thôn, trang, phư
|
Xin vui ḷng liên lạc với
haphuonghoai@gmail.com về tất cả
những ǵ liên quan đến trang web nầy
|