Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Trích từ http://thuvienvietnam.com

LĨNH NAM CHÍCH QUÁI 2

9- TRUYỆN DƯA HẤU

 

Về đời Hùng Vương có viên quan tên là Mai Tiêm vốn người ngoại quốc, khi lên 7, 8 tuổi, vua mua từ thương thuyền về làm nô bộc. Kíp tới khi lớn lên diện mạo đoan chính, nhớ thuộc sự vật, vua ban tên cho là Mai Yển, hiệu An Tiêm, lại ban cho một người thiếp. Tiêm sinh hạ được một trai một gái. Vua rất tin yêu, giao cho công việc, dần dần trở nên phú quư, bổng lộc rất nhiều. Sau Tiêm đâm ra kiêu căng ngạo mạn, thường nói rằng: "Đó đều do tiền thân của ta, không phải do ơn chúa". Vua nghe nói cả giận, phán: "Làm thần tử của người mà kiêu căng ngạo mạn, không biết ơn chúa, lại nói là do tiền thân! Nay đưa nhà ngươi ra một nơi không có người ở giữa bể xem có c̣n tiền thân không?" Bèn đày ra ngoài cửa bể huyện Nga Sơn (c̣n gọi là Giáp Sơn), bốn bề toàn cát và nước không có vết chân người qua lại, ban cho một số lương thực đủ ăn bốn năm tháng để cho ăn hết th́ chết. Vợ Tiêm than khóc, Tiêm cười mà bảo: "Trời sinh ta tất nuôi nổi ta, sống chết bởi trời, ta đâu lo lắng". Bỗng thấy một con bạch trĩ từ phương Tây bay lại đậu ở đầu núi, kêu lên 3, 4 tiếng 6,7 hạt dưa theo tiếng kêu mà rơi xuống cát, mọc lên xanh ŕ rồi kết thành quả. An Tiêm mừng rỡ mà nói: "đây không phải là dị vật mà là trời cho để nuôi ta đó". Bèn bổ ra mà ăn, thấy vị thơm ngon, tinh thần sảng khoái, mới giữ lấy hạt, năm sau đem trồng. n không hết, lại đem đổi lấy gạo nuôi vợ con. Tiêm không biết gọi là quả ǵ, nhân v́ chim trĩ ngậm hạt từ phương Tây bay tới nên gọi là quả Tây Qua. Phường chài phường buôn ăn đều cho là ngon. Những người ở thôn xóm xa gần đều mua để lấy giống. Sau vua nghĩ tới Tiêm, cho người đến xem c̣n sống hay đă chết. Người đó về tâu lại với vua, vua thở dài mà than rằng: "Hắn nói là do ở tiền thân, điều đó thực không ngoa". Bèn ra chiếu gọi về cho phục chức cũ, lại cấp cho nô tỳ. Băi cát Tiêm ở gọi là băi An Tiêm, làng đó gọi là Mai thôn. Có người lại suy tôn nơi tổ tiên An Tiêm ở mà cho rằng nơi đó là châu An Tiêm thuộc tỉnh Thanh Hóa.

 

10 - TRUYỆN BẠCH TRĨ

 

Về đời vua Thành Vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là họ Việt Thường đem chim bạch trĩ sang tiến cống. V́ ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải sai sứ qua nhiều lần dịch mới hiểu nhau được. Chu Công hỏi: "Tại sao tới đây?". Họ Việt Thường đáp: "Đời nay không có mưa dầm gió dữ, ngoài bể không nổi sóng lớn đă ba năm nay, ư chừng là Trung Quốc có thánh nhân xuất thế, nhân vậy tới đây". Chu Công than rằng: "Chính lệnh không thi hành th́ người quân tử không bắt được kẻ khác thuần phục ḿnh, đức trạch không mở rộng th́ người quân tử không hưởng lễ của người. C̣n nhớ Hoàng Đế có câu thề rằng: phương Việt Thường không thể xâm phạm được". Bèn ban thưởng cho phẩm vật địa phương, dạy răn mà cho về. Họ Việt Thường quên đường về, Chu Công bèn ban cho 5 cỗ biền xa đều chế cho hướng về phương Nam. Họ Việt Thường nhận lấy rồi theo bờ biển Phù Nam, Lâm ấp đi một năm th́ về tới nước. Cho nên, xe chỉ nam thường dùng để đi trước đưa đường. Về sau, Khổng Tử viết kinh Xuân Thu cho nước Văn Lang là một nơi hoang vu, văn vật chưa có bèn bỏ trống mà không chép. Theo bản cũ chép th́ Chu Công có hỏi: "Người Giao chỉ cắt tóc ngắn, xăm ḿnh, để đầu trần, đi chân đất, nhuộm răng đen là cớ làm sao?". Đáp: "Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng rú. Xăm ḿnh để giống h́nh Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Để đầu trần để tránh lửa bén. n trầu cau để trừ uế cho nên răng đen vậy".

 

11- TRUYỆN LƯ ÔNG TRỌNG

 

Cuối đời Hùng Vương có người ở xă Thụy Hương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ họ Lư tên Thân. Khi đẻ ra rất to lớn, rồi cao đến 2 trượng 3 thước, tính t́nh hung hăn, hay giết người, tội ác đáng chết, Hùng Vương tiếc mà không nỡ giết. Đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn cất binh đánh ta, An Dương Vương bèn đem Lư Thân tiến nhà Tần. Thủy Hoàng mừng lắm, phong cho làm chức tư lệ hiệu úy. Khi Thủy Hoàng đă lấy được cả thiên hạ, sai Lư đem quân giữ đất Lâm Thao, uá danh vang dội đến Hung Nô, Hung Nô không dám xâm phạm cửa ải. Thủy Hoàng phong Lư làm phụ tín hầu, lại gả công chúa cho Lư. Sau tuổi già trở về nước. Hung Nô lại xâm phạm cửa ải. Thủy Hoàng nhớ tới Lư Thân, sai người sang triệu. Lư Thân không chịu đi, trốn vào rừng núi. Vua Tần trách quở, An Dương Vương t́m không được, nói dối là Lư đă chết. Vua Tần hỏi v́ sao mà chết. Trả lời: v́ đi tả. Tần sai sứ sang khám. An Dương Vương bèn nấu cháo đổ xuống đất để làm thực tích. Vua Tần đ̣i mang xác sang, Lư Thân bất đắc dĩ phải tự vẫn (hôm đó là ngày mồng 2 tháng 2).

An Dương Vương sai lấy thủy ngân rắc lên xác rồi đem nộp vua Tần. Thủy Hoàng lấy làm lạ, mới đúc đồng làm tượng, đặt hiệu là ông Trọng, đem dựng ở cửa Kim Mă đất Hàm Dương. Trong bụng tượng chứa mấy chục người để lay cho tượng cử động. Hung Nô trông thấy tưởng là quan hiệu úy sống, không dám động tới cửa ải. Tới đời đường, Triệu Xương sang làm quan đô hộ đất Giao Châu, đêm mộng thấy cùng Lư Thân giảng sách Xuân Thu, Tả Truyện, nhân hỏi thăm nhà cũ, lập đền thờ cúng. Sau Cao Biền dẹp giặc Nam Chiếu, Lư hiển linh cứu trợ, Cao Biền bèn sửa sang lại miếu đền, tạc gỗ làm tượng, gọi là đền Lư hiệu úy nay thuộc xă Thụy Hương, huyện Từ Liêm (xưa gọi là xă Thụy Hàm, nay gọi là xă Thụy Hương) ở bên bờ sông Cái cách kinh thành 15 dặm.

 

12- TRUYỆN GIẾNG VIỆT

 

Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh. Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà ân cử binh sang sâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới núi Trâu Sơn. Hùng Vương cầu cứu Long Quân, Long Quân truyền đi t́m bậc kỳ tài trong thiên hạ th́ sẽ dẹp được giặc. Sóc Thiên Vương ứng kỳ mà sinh, cưỡi ngựa sắt đánh giặc, tướng sĩ nhà ân đều bỏ chạy. ân Vương chết ở dưới núi, biến thành vua ở địa phụ, dân phải lập miếu thờ, lâu năm suy dần, đền miếu bỏ hoang. Qua đời Chu, tới đời Tần, có người nước ta là Thôi Lượng làm quan cho nhà Tần đến chức ngự sử đại phu, thường qua vùng này, thấy cảnh suy tàn, trạnh ḷng thương cảm, bèn sửa sang lại đền miếu. Sau các tướng Nhâm Hiêu, Triệu Đà đem quân xâm chiếm phương Nam (đời An Dương Vương) trú quân ở dưới núi, sai tu sửa lại miếu mạo, nghiêm cẩn khấn thờ. ân Vương cảm cái đức của Lượng xưa, muốn đền ơn, bèn sai tiên nữ Ma Cô ra ngoài cơi t́m kiếm. Khi ấy Lượng đă chết ở đất Tần, duá có con là Vỹ hăy c̣n du học. Khoảng đầu tháng giêng, dân chúng tới thăm đền này, có người cúng một đôi b́nh pha lê, tiên nữ Ma Cô cầm lên tay ngắm nghía, lỡ rơi xuống đất vỡ khuyết một mảnh, bị người ta bắt đền. Ma Cô mặc áo rách, mọi người không biết là tiên, nên đánh đập tàn nhẫn. Thôi Vỹ thấy vậy động ḷng thương, bèn cởi áo đền cho Ma Cô được tha. Ma Cô hỏi Vỹ ở đâu, Vỹ kể lại lai lịch của cha.

Ma Cô lúc ấy mới biết là con quan Thôi ngự sử, mừng rỡ mà nói với Vỹ rằng: "Nay ta không có ǵ báo đáp, sau này tất sẽ tạ ơn". Nhân đưa cho Vỹ một bó lá ngải mà nói: "Giữ cẩn thận vật này, đừng để rời khỏi ḿnh, sau này thấy ai có bướu trên đầu, đem cứu cho tan tất sẽ được phú quư to". Vỹ nhận lấy, chưa biết đó là thuốc thiên. Đi đến nhà người bạn thân là ứng Huyền, Huyền là một vị đạo sĩ có cái bướu trên đầu, Vỹ nói: "Tôi có lá ngải có thể trị được tật này". Huyền nhờ chữa cho. Vỹ bèn dùng lá ngải mà cứu, bướu lập tức tan, Huyền nói: "Đó là thuốc tiên, ta nay không có vật ǵ báo đáp, xin lấy ơn khác đền lại. Ta quen một vị quí nhân mắc tật này, thường nói rằng ai chữa được th́ sẽ chia sẻ gia tài mà không tiếc, ông hăy tới đó chữa". Huyền đưa Vỹ tới nhà Nhâm Hiêu chữa, bướu tự khắc tan. Hiêu cả mừng, nuôi Vỹ làm nghĩa tử, mở trường cho Vỹ học để chờ khi hữu dụng. Vỹ là người thông minh, hay đọc sách, gảy đàn. Con gái Hiêu là Phương Dung thấy Vỹ th́ phải ḷng, bèn cùng tư thông. Con giai Hiêu là Nhâm Phu biết chuyện, muốn giết Vỹ, đem Vỹ tế thần Xương Cuồng, bèn dỗ rằng: "Cuối năm phải lễ thần Xương Cuồng mà chưa có người làm đồ lễ nay không nên đi ra ngoài, e rằng bị bắt sống, phải ẩn vào pḥng kín để tránh". Vỹ vô t́nh nghe theo, Nhâm Phu bèn khóa cửa buồng. Phương Dung biết ư, ngầm lấy dao đưa cho Vỹ, Vỹ đào ngạch mà ra. Ban đêm, Vỹ lẻn đi, muốn tới nương tựa nhà ứng Huyền. Đi gấp lên trên núi, núi có hang sâu. Vỹ lỡ chân rơi xuống hang.

Đương lúc canh một th́ rơi tới đáy, Vỹ đau quá, hơn một khắc mới ngồi dậy được. Đến lúc đúng ngọ, mặt trời chiếu thẳng xuống hang, thấy xung quanh đều là vách đá, không có bậc lên. ở trên có một ḥn đá, thạch nhũ rủ xuống bàn đá. Có một con rắn trắng ḿnh dài trăm trượng, mào vàng, miệng đỏ, râu xanh, vẩy trắng, dưới cổ có cái bướu, trên trán có ḍng chữ vàng đề "Vương Kinh Tử". Rắn ra ăn thạch nhũ rồi lại chui vào trong hang. Vỹ ở trong hang ba ngày, đói lắm phải ăn vụng thạch nhũ. Rắn ra thấy trên bàn đá hết cả thạch nhũ, ngửng đầu thấy Vỹ th́ định nuốt. Vỹ kinh sợ, sụp lạy mà nói: "Tôi tị nạn rơi xuống dưới này, không có ǵ ăn, đói dạ nên phải ăn vụng, thực là đắc tội. Nay thấy dưới cổ ngài có cái bướu thịt, tôi có lá ngải để đă ba năm, xin khoan tha cho tôi để tôi thi thố chút tài mọn". Rắn ngẩng đầu xin cứu. Bỗng thấy ánh lửa sáng, một mảnh than rơi xuống hang. Vỹ lấy lửa mà cứu, bướu lập tức tiêu tan. Rắn quẫy ḿnh tới trước mặt Vỹ như có ư bảo Vỹ cưỡi lên lưng. Vỹ cưỡi lên, rắn bèn tức th́ đưa Vỹ ra khỏi hang. Đúng canh hai th́ lên tới cửa hang, nh́n không thấy ai qua lại, rắn bèn vẫy đuôi bảo Vỹ xuống, sau đó rắn lại trở vào trong hang. Vỹ đi lạc đường, chợt thấy trước mặt có một ṭa thành, trên cổng thành có lầu cao lợp ngói đỏ lộng lẫy, ánh sáng mờ mờ chiếu tỏa. Trên cổng treo biển đỏ viết chữ "ân Vương Thành" bằng vàng. Vỹ ngồi bên cạnh cổng nh́n thấy trong sân có ao, giữa ao có sen ngũ sắc, cạnh ao có ḥe, liễu mấy hàng. Thấy đường gạch phẳng lỳ, điện ngọc cung châu, lầu cao gác rộng. Trên điện kê giường kim qui, trải chiếu hoa bạc, có hai cây đàn cầm, sắt, vắng lặng không thấy người. Vỹ bèn vào đánh đàn, bỗng thấy kim đồng ngọc nữ hàng trăm người theo hầu ân hậu mở cửa mà ra. Vỹ cả kinh, xuống điện phục lậy. Hậu cười phán rằng: "Thôi quan nhân ở đâu tới đây?" Rồi lại mời lên điện mà nói: "Xưa kia điện ân Vương bỏ hoang đổ nát, không người thờ cúng, nhờ có Thôi ngự sử sửa chữa, người đời mới theo gương mà cúng thờ măi măi. Ta đă sai tiên nữ Ma Cô đi t́m để báo ơn, không gặp ngự sử mà chỉ gặp công tử. Vẫn chưa có ǵ báo đáp, nay may được trông thấy mặt công tử, nhưng hiềm v́ có sắc gọi cho nên Vương lên chầu trời hiện không ở nhà". Bèn ban tiệc rượu, chuốc cho ăn uống no say. Xong tiệc, bỗng thấy có một người râu dài bụng to tiến lên dâng biểu, quỳ xuống mà tâu rằng: "Ngày 13 tháng giêng, người phương Bắc là Nhâm Hiêu đă bị thần Xương Cuồng đánh chết". Tâu xong, Hậu bèn nói: "Dương quan nhân hăy đưa Thôi công tử trở về trần thế". Hậu quay vào. Dương quan nhân bèn bảo Vỹ nhắm mắt ngồi lên vai ḿnh. Hơn một khắc sau lại xuống tới đỉnh núi. Dương quan nhân biến thành một con dê đá mà đứng ở trong núi, nay con dê ấy c̣n ở sau chùa Triệu Việt Vương trên núi Trâu Sơn. Vỹ trở về nhà ứng Huyền kể lại đầu đuôi câu chuyện.

Đêm ngày mồng 1 tháng 8, đương lúc xế bóng, Vỹ và Huyền cùng đi dạo bên ngoài. thấy tiên nữ Ma Cô dắt một người con gái tới cho Vỹ để kết làm vợ chồng, lại cho cả viên ngọc Long Tụy. Vốn xưa ngọc đó có hai viên thư, hùng, suốt từ đời vua Hoàng Đế tới triều nhà ân vẫn được lưu truyền là vật quí ở đời. Trong cuộc chiến trận ở Trâu Sơn, vua ân đeo ngọc đó mà chết, ngọc bị vùi xuống đất mà hào quang của nó vẫn chiếu tỏa đến tận trời. Thời binh hỏa đời Tần, báu ngọc đều cháy hết, người ta xem linh khí mà biết rằng viên ngọc quí Long Tụy vẫn c̣n ở nước Nam, mới từ xa tới t́m. Đến nay ân Vương lấy ngọc qúi này báo đáp ơn Vỹ. Người thời ấy đem vàng bạc lụa là đáng giá trăm ngh́n quan tới mua, Vỹ do đó mà giàu lớn. Sau tiên nữ Ma Cô tới đón vợ chồng Vỹ đi đâu không biết, có lẽ đă hóa thành tiên vậy. Nay giếng đă lở thành cái huyệt rộng, gọi là Việt Tỉnh Cương.

 

13- TRUYỆN RÙA VÀNG

 

Vua An Dương Vương nước âu Lạc là người Ba Thục, họ Thục tên Phán. Nhân v́ tổ phụ ngày trước cầu hôn lấy Mỵ Nương là con gái vua Hùng Vương, Hùng Vương không gả cho, bèn mang oán. Phán muốn hoàn thành chí người trước, cử binh đi đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, cải tên nước thành âu Lạc, rồi lên làm vua, xây thành ở đất Việt Thường, hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày mồng 7 tháng 3 bỗng thấy một cụ già từ phương đông tới trước cửa thành mà than rằng: "Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!" Vua mừng rỡ đón vào trong điện, thi lễ, hỏi rằng: "Ta đắp thành này đă nhiều lần băng lở, tổn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?" Cụ già đáp: "Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng mới thành công", nói xong từ biệt ra về. Hôm sau vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước, nói sơi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: "Điều đó chính cụ già đă báo cho ta biết trước". Bèn rước vào trong thành, mời ngồi trên điện, hỏi v́ sao xây thành không được. Rùa vàng đáp: "Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trống sống ngàn năm, hóa thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu.

Trong núi có ma, đó là hồn người nhạc công triều đại trước chôn ở đây. ở bên cạnh, có một quán trọ cho khách văng lai, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà vốn là dư khí của quỉ tinh, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán th́ quỉ tinh lại biến hóa muôn h́nh vạn trạng để làm hại. Người chết v́ thế rất nhiều. Nay con gà trống trắng lại lấy con gái chủ quán, nếu giết được con gà trống th́ trấn áp được quỉ tinh, quỉ tinh sẽ tụ âm khí thành yêu, hóa ra con chim cú ngậm lá thư bay lên trên cây chiên đàn tâu cùng thượng đế xin phá thành. Thần sẽ xin cắn rơi lá thư, nhà vua tức tốc lặt lấy, thành sẽ xây được". Rùa vàng bảo vua giả làm kẻ hành nhân nghỉ trọ ở quán, để rùa vàng ở phía trên khung cửa. Ngộ Không nói: "Quán này có yêu tinh, đêm thường giết người. Hôm nay trời chưa tối, xin ngài đi mau chớ nghỉ lại". Vua cười, nói: "Sống chết có mệnh, ma quỷ làm ǵ được, ta không sợ". Bèn cứ nghỉ lại. Đến đêm, quỉ ở ngoài vào, thét lớn: "Kẻ nào ở đây, sao chẳng mau mở cửa?" Rùa vàng hét: "Cứ đóng cửa th́ mày làm ǵ?". Quỉ bèn biến hóa trăm h́nh vạn trạng, muôn kế ngh́n phương để ḥng dọa nạt, sau cùng cũng chẳng nổi. Đến lúc gà gáy sáng, quỷ tinh tẩu tán. Rùa vàng cùng vua đuổi theo, tới núi Thất Diệu, quỉ tinh thu h́nh biến mất. Vua bèn quay về quán. Sáng hôm sau, chủ quán sai người đến lượm xác khách trọ để chôn, thấy vua vẫn cười nói hớn hở, bèn cùng chạy tới lạy mà nói rằng: "Ngài được như thế tất là thánh nhân, vậy xin ban thuốc thần để cứu sinh dân".

Vua nói: "Nhà ngươi giết con gà trắng mà tế thần, quỉ tinh sẽ tan hết". Ngộ Không y lời, đem gà trắng ra giết, người con gái lập tức quay ra chết. Vua bèn sai đào ở núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, đốt tan thành tro đem đổ xuống ḍng sông. Trời gần tối, vua và rùa vàng lên núi Việt Thường thấy quỉ tinh đă biến thành con chim cú sáu chân, ngậm lá thư bay lên cây chiên đàn, rùa vàng biến thành con chuột đen theo sau, cắn vào chân cú, lá thư rơi xuống đất, vua vội nhặt lấy, lá thư đă bị nhấm rách quá nửa. Từ đó quỉ tinh bị diệt. Thành xây nửa tháng th́ xong. Thành đó rộng hơn ngàn trượng, xoắn như h́nh trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, c̣n gọi là Tư Long thành, người đời Đường gọi là Côn Lôn thành, lấy lẽ rằng nó cao lắm. Rùa vàng ở lại ba năm, rồi từ biệt ra về. Vua cảm tạ nói: "Nhờ ơn của thần, thành đă xây được. Nay nếu có giặc ngoài th́ lấy ǵ mà chống?". Rùa vàng đáp: "Vận nước suy thịnh, xă tắc an nguá đều do mệnh trời, vua có thể tu đức mà kéo dài thời vận. Song vua ước muốn, ta có tiếc chi". Bèn tháo vuốt đưa cho nhà vua mà nói: "Đem vật này làm nẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn th́ sẽ không lo ǵ nữa". Dứt lời, trở về biển đông. Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt làm nẫy. Gọi là Linh Quang Kim Quá thần cơ. Về sau Triệu Vương là Đà cử binh nam xâm, cùng vua giao chiến. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn, chạy về Trâu Sơn cầm cự với nhà vua, không dám đối chiến, bèn xin ḥa. Vua cả mừng, hẹn rằng phía bắc sông Tiểu Giang thuộc Triệu Đà cai trị, phía nam th́ vua cai trị. Không bao lâu, Đà cầu hôn. Vua vô t́nh gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt rùa vàng, nói dối là về phương bắc thăm cha. Nói rằng: "T́nh vợ chồng không thể lăng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất ḥa, bắc nam cách biệt, ta lại t́m nàng, lấy ǵ làm dấu?". Đáp: "Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt lá th́ đau đớn khôn xiết, thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên ḿnh, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngă ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau". Trọng Thủy mang lẫy thần về nước. Đà được lẫy cả mừng, bèn cử binh sang đánh. Vua cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: "Đà không sợ nỏ thần sao?" Quân Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đă mất bèn bỏ chạy. Vua đặt Mỵ Châu ngồi đằng sau ngựa rồi cùng nhau chạy về phương Nam. Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ bể, đường cùng, không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu". Rùa vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó!". Vua bèn tuốt kiếm chém Mỵ Châu, Mỵ Châu khấn rằng: "Thiếp là phận gái, nếu có ḷng phản nghịch mưu hại lại cha, chết đi sẽ biến thành hạt bụi. Nếu một ḷng trung hiếu mà bị người lừa dối th́ chết đi sẽ biến thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù". Mỵ Châu chết ở bờ bể, máu chảy xuống nước, trai ṣ ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống bể. Đời truyền rằng nơi đó là đất Dạ Sơn, tổng Cao Xá, phủ Diễn Châu. Quân Đà kéo tới đấy không thấy bóng vết ǵ, chỉ c̣n lại xác Mỵ Châu. Trọng Thủy ôm xác vợ đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Mỵ Châu đă chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mỵ Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau ṃ ngọc ở biển đông lấy nước giếng này mà rửa th́ thấy trong sáng, nhân kiêng tên Mỵ Châu cho nên gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu.

 

14- TRUYỆN HAI BÀ TRINH LINH PHU NHÂN HỌ TRƯNG

 

Theo sách Sử Kư th́ hai bà Trưng vốn ḍng họ Hùng, chị tên là Trắc, em tên là Nhị, người ở huyện Mê Linh, đất Phong Châu, con gái quan Hùng tướng đất Giao Châu. Xưa Trắc lấy Thi Sách người huyện Chu Diên. Bà rất có tiết nghĩa, tính khí hùng dũng, có trí quyết đoán sáng suốt. Thời ấy, Tô Định ở Giao Châu rất tham bạo, nhân dân rất khổ sở. Trắc thù Định giết chồng ḿnh, bèn cùng em là Nhị dấy binh đánh Định, vây hăm Giao Châu; các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, hai chị em bèn b́nh định được sáu mươi lăm thành ở Lĩnh Ngoại tự lập làm vua, xưng hiệu là Trưng vương, đóng đô ở thành ạ Diên. Tô Định chạy về Nam Hải, Hán Quang Vũ nghe tin, biếm Tô Định về quận Đạn Nhĩ sai tướng là bọn Mă Viện và Lưu Long sang thay. Quân địch đến Lăng Bạc, bà chống cự. Qua năm, bà thấy binh thế Mă Viện cường thịnh, tự lượng sức quân ḿnh ô hợp, sợ không chống nổi, bèn lui về giữ đất Cẩm Khê. Viện đem quân đến đánh, bộ hạ bà Trưng đều bỏ chạy. Bà thế cô, bị hại trong trận. Có chỗ nói rằng bà lên núi Há Sơn rồi không biết đi đâu mất. Người trong châu thương cảm, lập miếu ở cửa sông Hát Giang để phụng thờ. Phàm những người gặp tai họa tới cầu đảo đều ứng nghiệm.

Thời Lư Anh Tông gặp đại hạn, vua sai Cảm Tĩnh thiền sư cầu mưa. Một hôm mưa xuống mát lạnh thấu người. Vua mừng, ra xem, tự nhiên ngủ thiếp đi, mộng thấy hai người con gái đội mũ phù dung, mặc áo xanh, thắt lưng đỏ, cưỡi ngựa sắt theo gió lướt qua. Vua lấy làm lạ bèn hỏi. Hai người trả lời rằng: "Chúng ta là hai chị em họ Trưng vâng mệnh thượng đế làm ra mưa".

Vua muốn hỏi thêm cặn kẽ. Hai người bèn giơ tay ngăn lại. Vua tỉnh mộng, cảm kích, ra lệnh tu sửa đền, đem lễ đến dâng. Về sau hai bà lại thác mộng cho vua xin lập đền ở băi Đồng Nhân. Vua nghe theo, sách phong làm trinh linh nhị phu nhân. Triều Trần lại gia phong cho mỹ tự là Hiển liệt chế thắng thuần bảo thuận. Cho đến nay vẫn được bao phong đời đời, lửa hương không dứt.

 

15- TRUYỆN MAN NƯƠNG

 

Thời Hiến Đế nhà Hán, quan thái thú là Sĩ Nhiếp đóng đô thành ở bờ phía nam sông B́nh Giang (nay là Thiên Đức Giang). Phía Nam thành đó có chùa thờ Phật, có vị sư từ phương Tây tới, hiệu là Già-la-đồ-lê trụ tŕ ở đấy, có phép đứng một chân, mọi người đều kính phục gọi là tôn sư, kéo nhau tới học đạo. Hồi ấy có người con gái tên là Man Nương, cha mẹ đều đă mất, nghèo khổ vô cùng, cũng tới đó dốc ḷng theo học đạo Phật, nhưng v́ ả có tật nói lắp, không thể cùng chúng tụng kinh, thường ở dưới bếp, vo gạo, nhặt rau, nấu nướng cho các vị tăng trong chùa và khách tứ phương tới học. Một đêm vào tháng năm, đêm ngắn, tăng đồ tụng kinh đến lúc gà gáy. Man Nương nấu cháo đă chín mà tăng đồ tụng kinh chưa xong, chưa tới ăn cháo. Man Nương bèn nằm tựa ở trong cửa bếp, không ngờ ngủ quên đi mất. Tăng đồ tụng kinh xong đều về pḥng riêng. Man Nương ngủ ở giữa cửa, sư Già-la bước qua ḿnh Man Nương. Man Nương tự nhiên động thai. Có thai được ba bốn tháng, Man Nương xấu hổ bỏ về. Sư Già-la cũng thẹn mà bỏ đi. Man Nương về tới một ngôi chùa ở ngă ba sông th́ ở lại đó. Đầy tháng sinh ra một đứa con gái, t́m sư Già-la mà trả. Đêm đến, sư Già-la bế đứa con gái tới ngă ba đường thấy một cây phù dung cành lá xum xuê, có một cái hốc sâu mà sạch sẽ, sư đặt đứa trẻ vào mà nói: "Ta gửi con Phật, mi giữ lấy sẽ thành Phật đạo". Già-la, Man Nương từ giă ra về, Già-la cho Man Nương một cây trượng mà bảo: "Ta cho nàng vật này, nàng về nhà nếu gặp năm đại hạn th́ lấy trượng cắm xuống đất, lấy nước cứu sinh dân". Man Nương cung kính bái lĩnh mà về ở trong chùa. Gặp năm đại hạn, nàng lấy trượng cắm xuống đất, tự nhiên nước cuồn cuộn chảy ra, dân được nhờ ơn. Khi Man Nương ngoài chín mươi tuổi là lúc cây phù dung bị đổ, trôi ra ở bến sông 83 84     Prev Page 19 Next  trước cửa chùa, quanh quẩn ở đấy mà không trôi đi. Dân thấy thế, định bổ làm củi nhưng ŕu nào cũng đều bị găy, bèn đưa hơn ba trăm người trong làng ra kéo cây gỗ lên mà không chuyển.

Gặp lúc Man Nương xuống bến rửa tay, thử kéo chơi th́ cây chuyển động. Chúng đều ngạc nhiên, bảo Man Nương kéo lên bờ sai thợ tạc bốn pho tượng Phật. Khi xẻ cây gỗ đến chỗ đặt đứa con gái th́ thấy đă hóa thành một tảng đá rất rắn. Tốp thợ lấy ŕu đập tảng đá, ŕu đều bị mẻ. Họ liền vứt đá xuống vực sông, một tia sáng chói lên, hồi lâu đá mới ch́m xuống nước. Bọn thợ đều chết cả. Dân mời Man Nương bái lễ, thuê dân chài lặn xuống nước vớt lên, rước vào tự điện, đặt vào bên trong tượng Phật, tượng Phật tự nhiên trông như mạ vàng. Sư Già-la đặt Phật hiệu là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Long, tứ phương cầu đảo không điều ǵ không ứng. Dân làng đều gọi Man Nương là Phật mẫu. Ngày 4 tháng 4, Man Nương không bệnh mà chết, táng ở trong chùa. Người đời lấy ngày này làm ngày sinh của Phật. Hàng năm, tới ngày ấy, nam nữ bốn phương thường tụ hội ở chùa này vui chơi ca múa, người đời gọi là hội Tắm Phật.

 

16- TRUYỆN NAM CHIẾU

 

Người Nam Chiếu là con cháu vua Vũ Đế Triệu Đà vậy. Thời Hán Vũ Đế, thừa tướng nước Nam Việt là Lữ Gia không phục, giết sứ Hán là bọn An quốc, Thiếu Quư. Hán Vũ Đế sai tướng là bọn Lộ Bác Đức, Dương Phác đem quân chinh phạt, bắt Vệ Dương Vương Kiến Đức và Lữ Gia, thôn tính cả nước, phân đất cho các quan cai trị. Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn là những xứ vắng vẻ không có người.

Khi bộ hạ đông đúc, họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu, cho nên họ mang danh hiệu ấy. Đến đời Ngô, Tôn Quyền sai Đái Lương, Lữ Đại làm thú mục để đánh dẹp. Quân Nam Chiếu ở cả một vùng từ núi Thiên Cầm tới Hà Hoa, Cao Vọng, Hoành Sơn, ạ Tung, Hải Ngạn, Sử Bộ, Trường Sa, Quế Hải, Vọng Cái, Lỗi Lôi, núi cao bể rộng, sóng gió hiểm trở, không có một vết chân người. Quân Nam Chiếu ở đấy thường lấy việc cướp bóc để sinh sống, đánh giết thú mục, không thể ngăn cản nổi. Đồ đảng của chúng khá nhiều, hay đem hàng hóa châu ngọc đút lót cho nước Tây Bà Dạ cầu làm thân thuộc, cùng giúp đỡ nhau. Cuối đời Tấn thiên hạ rối loạn, có người thổ tù là Triệu ông Lư cũng là con cháu của Triệu Vũ Đế, anh em đông đúc, thảy đều dũng lược hơn người, ai nấy đều phục, cùng với quân Nam Chiếu hợp lại, được hơn hai vạn người, lại đem châu ngọc tiến nước Tây Bà Dạ, xin chỗ đất không ngay cạnh đó để ở. Khi ấy, Tây Bà Dạ quốc chia đều băi bể và đồng nội ra thành hai lộ. Một lộ trên từ Quư Châu, dưới tới Diễn Châu gọi là lộ Gia Viễn, giết trâu ăn thề rồi giao cho nước Nam Chiếu và Triệu ông Lư thống lĩnh. Sau đó, ông Lư xây thành ở tổng Cao Xá, đất Diễn Châu, đông tới Giáp Hải, tây tới nước Bà Dạ, nam tới Hoành Sơn, tự xưng làm chúa. Nhà Đông Tấn sai tướng quân là Tào Nhĩ đem quân sang đánh, ông Lư phục tượng binh ở chỗ hiểm trở nơi đầu nguồn sông mà đánh, rồi lại tới nấp ở Mê Sơn và Mạt Sơn ngoài bể, địch tụ th́ ḿnh tán, địch tán th́ ḿnh tụ, sáng ra tối vào, cầm cự trong 4, 5 năm trời. Quân Tấn không chịu nổi khí núi, tử vong quá nửa, bèn rút quân về. Quân Nam Chiếu thường tới cướp các xứ Nam Thành, Đông Thành, Trường An, thú lệnh không thể dẹp nổi. Tới khi nhà Đường thịnh lên, vua ư Tông sai Cao Biền đem quân sang dẹp, không đánh nổi phải bỏ về. Tới đời Ngũ Đại, vua Tấn là Thạch Kinh Đường sai quan tư mă họ Lư đem 20 vạn quân đánh vào Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về ở nhờ tại biên giới Ai Lao, hiệu là Đầu Hoành Mô Quốc Bồn Mang, thường lấy sự cướp bóc làm nghề, lúc đánh lúc nghỉ, chưa hề bao giờ yên chiến sự. Đất đó nay là phủ Trấn Ninh, muôn đời sát nhập trong bản đồ nước Đại Việt.

Xem tiếp trang 1- 2 - 3 - 4   

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18