Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Trích từ http://thuvienvietnam.com

LĨNH NAM CHÍCH QUÁI 4

26-TRUYỆN QUỐC SƯ XÂY ĐỀN SÓC THIÊN VƯƠNG 

 

Thời Lê Đại Hành, Khuông Việt thái sư Ngô Chân Lưu thường lưu lạc tới làng B́nh Lỗ, mến thích phong cảnh thanh u đẹp đẽ ở đây, bèn dựng một ngôi am mà ở. Đêm, vào lúc canh ba, sư mộng thấy có vị thần đeo qua vàng, cưỡi ngựa sắt, tay trái cầm cây thương vàng, tay phải cầm bảo kiếm, theo sau tới hơn mười người, diện mạo đáng sợ, tới mà nói rằng: "Ta là Tỳ Sa Môn đại vương, kẻ theo sau đều là thần Dạ Xoa. Thiên đế có sách sai ta tới Bắc quốc để bảo hộ hạ dân ở đó. Ta vốn có duyên với ngươi, cho nên tới báo để ngươi biết". Thái sư kinh hoàng tỉnh dậy, nghe thấy trong núi có tiếng thét, trong ḷng vô cùng sợ hăi, bèn thân vào núi, thấy một cây lớn có mây lành vây ở trên bèn sai thợ tới đốn để tạc tượng thần như h́nh dạng trông thấy trong mộng, rồi lập đền thờ, hương lửa cúng vái. Năm Thiên Phúc thứ nhất, quân Tống vào ăn cướp, bên ta sai quân tới đền cầu khẩn. Khi ấy, quân Tống đóng ở thôn Tây Kết, hai bên chưa giao chiến, quân Tống trông thấy đă kinh hăi lui về giữ Đại Giang, lại gặp lúc sóng nổi cuồn cuộn, giao long nổi lên mặt nước, quân giặc tan vỡ. Vua cảm sự anh linh của thần, bèn xây thêm miếu vơ, phong làm Sóc Thiên Vương để trấn phương bắc. Đền ở xă Vệ Linh, huyện Kim Hoa, thường xuyên phụng thờ không bao giờ ngớt. Có người cho rằng Đổng Thiên Vương sau khi dẹp được giặc, cưỡi ngựa sắt tới cây đa núi Vệ Linh th́ lên trời, chỉ để lại một cái áo. Tới nay người đời gọi cây này là "cây thay áo". Phàm khi thờ cúng, chỉ dùng những đồ chay tịnh. Tới triều Lư, để tiện thờ cúng, mới xây đền vũ ở phía đông Tây Hồ để trấn phương bắc, lại tôn làm phúc thần, nay là phường Nhật Quả Tây Hồ vậy.

 

27- TRUYỆN ĐỀN THỜ HOẰNG THÁNH ĐẠI VƯƠNG

 

Hoằng Thánh đại vương chính là Phạm Cự Lượng ở triều vua Lê Đại Hành. Cự Lượng người Nam Sách, ông nội Lượng là Chiêm làm chức Đồng Giáp tướng quân nhà Ngô, bố Lượng là Mạn, làm chức tham chính đời Ngô Nam Tấn Vương, anh Lượng là Dinh làm chức vệ úy tướng quân đời Đinh. Khi vua Đinh c̣n thơ ấu, quân Tống sang xâm lược, Đại Hành nắm mọi quyền binh. Đinh thái hậu truyền lựa chọn dũng sĩ để chống giặc Tống, Đại Hành cử Lượng làm đại tướng quân. Đương khi đặt kế xuất quân, Cự Lượng cầm đầu tướng sĩ, tôn Đại Hành làm hoàng đế. Lượng làm quan đến chức thái úy. Năm Thông Thụy đời Lư Thái Tông, vua thấy trong đô hộ phủ có nhiều nghi án, án quan không giải quyết nổi, có ư muốn lập thần tự chuyên xét xử các án kiện, tỏ rơ sự linh hiển để thấy hết mọi kẻ gian trá, bèn tắm rửa, thắp hương cầu khẩn thượng đế. Đêm đó, mộng thấy có vị sứ giả mặc áo đỏ, vâng mệnh thượng đế tới phong Cự Lượng làm minh chủ của các án quan ở đô hộ phủ. Vua hỏi sứ giả rằng: "Người ấy là ai, giữ chức ǵ của ta?".

Đáp: "Chính là chức thái úy của vua Lê Đại Hành". Vua tỉnh mộng bèn hỏi lại quần thần. Khi biết rơ chuyện, bèn phong Lượng làm Hoằng Thánh đại vương, sai quân lập đền ở phía Tây cửa nam thành để phụng thờ lại đổi làm Hồng Thánh, đời đời tôn là ngục thần.

 

28- TRUYỆN BÀ PHU NHÂN TRINH LIỆT MỴ Ê

 

Bà Mỵ là vợ Xạ Đẩu, chúa nước Chiêm Thành. Lư Thái Tôn đánh được Chiêm Thành, chém Xạ Đẩu, bắt Mỵ mang về. Đến sông Lư Nhân, vua sai quan trung sứ triệu bà sang hầu. Bà căm giận khôn xiết, lấy chiên trắng quấn quanh ḿnh rồi nhảy xuống sông Hoàng Giang mà chết. Những buổi sáng sớm sương mù và đêm trăng thường nghe thấy có tiếng than ai oán ở khúc sông đó. Người nước ta bèn lập đền thờ cúng. Về sau, vua ta đi qua hạt Lư Nhân, ngồi ngự ở thuyền rồng nh́n sang bên kia sông thấy có đền thờ, bèn quay lại hỏi tả hữu. Tả hữu bèn đem chuyện bà tâu rơ lại. Vua thương t́nh nói rằng: "Nếu quả thực là linh thiêng tất nàng sẽ báo cho trẫm biết". Đêm đó vào hồi canh ba, bà bèn ứng mộng cho vua. Bà ḿnh mặc y phục Chiêm Thành, vừa vái vừa khóc mà tâu rằng: "Thiếp giữ đạo nữ nhi, một ḷng một dạ với chồng. Xạ Đẩu tuy không thể cùng bệ hạ tranh sáng, nhưng cũng là người hiển hách ở một phương, thiếp thường vẫn chịu ơn nghĩa của chàng. Ngày nay Xạ Đẩu lỗi đạo, thượng đế giáng chích, mượn tay bệ hạ để trị tội cho nên nước mất thân tan. Thiếp hàng ngày vẫn muốn báo ơn chàng nhưng chưa có dịp. Thiếp may mắn một ngày được gặp bệ hạ. Bệ hạ sai quan trung sứ tiễn thiếp xuống ḍng nước này, nhờ đó mà giữ được tiết trong giá sạch, ơn đó kể sao cho xiết. Thiếp nào có pháp thuật ǵ để dám tự xưng là linh thiêng, nào có lời nói ǵ có thể xứng tai bệ hạ". Nói xong bỗng biến mất không thấy đâu nữa. Vua kinh hăi tỉnh mộng, phong bà là hiệp chính nương phu nhân. Đời Trần Trùng Hưng lại gia phong cho bà là tá lư phu nhân, thêm hai chữ trinh liệt để biểu dương cái tiết đoan trinh của bà vậy. 

 

29- TRUYỆN ỨNG THIÊN HOÁ DỤC HẬU THẦN

 

Thần vốn là vị thổ thần ở nước Nam ta. Năm Thần vơ thứ nhất đời Thánh Tông, vua đi chinh phạt nước Chiêm Thành, tới cửa bể Hoàn Hải, bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, sóng dâng cuồn cuộn, xa nh́n như núi, ngự thuyền và chiến thuyền đều không thể qua bến được, bèn phải cắm thuyền ở bờ biển. Đêm ấy, mộng thấy có người con gái mặc đồ trắng, quần đỏ, trang điểm sơ sài, phong tư yểu điệu bước lên thuyền ngự mà nói rằng: "Thiếp là tinh đất ở nước này, hồn đậu ở trên cây đă lâu. Nay gặp lúc minh quân xuất chinh, nguyện xin cùng đi theo để lập chiến công". Rứt lời không thấy đâu nữa. Vua bèn tỉnh dậy triệu tập tả hữu và các bậc kỳ túc kể lại chuyện. Có vị tăng thống là Huệ Sinh tâu rằng: "Thần đă nói là đậu nhờ ở trên cây, vậy nên cầu khẩn tất được yên". Bèn sai thân nhân t́m khắp các núi trên bờ, ngẫu nhiên thấy một cái cây ngọn như h́nh người, giống hệt vị thần trong mộng, bèn đặt trên thuyền ngự, thắp hương cầu đảo, đặt hiệu là Hậu thổ phu nhân. Trong khoảng khắc, gió yên sóng lặng, hành quân vượt biển thuận lợi, không lo ngại v́ sóng gió nữa. Vua bèn lập thần từ, phút chốc sóng gió lại nổi cuồn cuộn như trước. Huệ Sinh tâu rằng: "ư thần không muốn ở lại bên bờ". Bèn về kinh xin âm dương để cầu cho sóng bể được yên. Kíp khi về tới kinh, xây đền thờ ở làng An Lăng... Tới đời Trần Anh Tông, gặp hạn hán, vua sai lập đàn để cầu đảo. Thần bèn thác mộng cho vua, nói: "Đền này có vua Câu Mang, có phép làm mưa". Vua tỉnh dậy, sai quân dâng lễ, quả nhiên được buổi mưa to gió lớn. Vua bèn sách phong cho thần làm Hậu thổ đại phu nhân, đời đời gia phong v́ nghĩ thần có công với dân. Triều Trần lại phong làm ứng thiên hậu thổ thần kỳ nguyên quân. Phàm tiết lập xuân đều mang thổ ngưu nộp ở dưới đền, tới nay đă thành tục lệ.

 

30- TRUYỆN VỊ THẦN NÚI HỒNG LĨNH

 

Núi Hồng Lĩnh ở đạo Nghệ An. Xưa ở huyện La Sơn có bốn người đốn củi trong núi thấy một cái hồ, trong hồ có một mỹ nhân rất đẹp đang tắm trên một tảng đá bằng phẳng. Mỹ nhân trông thấy bốn người th́ nhảy xuống hồ. Bỗng có một con ba ba lớn nổi ở trên mặt nước, bốn người kinh hăi bèn hái những quả quí trên hồ mà đi. Đi suốt ngày không tiến được bước nào, bỗng thấy một dị nhân đến nói rằng: "Vứt những quả quí đi th́ mới có thể ra khỏi chốn này, nếu về được tới nhà th́ chớ có tiết lộ chuyện trong núi cho ai biết". Về sau có người tiết lộ chuyện, hộc máu mà chết. Đến đời Thánh Tông hoàng đế, vua tới núi này, cắm biển ở trên núi. Núi có chín mươi ngọn. Tịnh không thấy hồ, chỉ nghe như có tiếng sóng vỗ. Trời lập tức đổ mưa. Thấy thần rất là linh ứng, nhà vua ban phong cho điển lễ, đến nay người đời vẫn c̣n kể lại chuyện xưa. Nơi đó là núi Hồng Lĩnh thuộc huyện La Sơn, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An, nay là hai huyện Nghi Xuân và Can Lộc.

 

31- TRUYỆN THẦN NÚI VỌNG PHU

 

Núi Vọng Phu thuộc huyện Vũ Xương, ở cửa bể của đạo Thuận Hóa. Người đời tương truyền rằng: Ngày xưa có hai anh em một trai một gái làm nghề đốn củi ở trong rừng. Người anh chặt gỗ, lỡ tay trúng phải mặt em. Người em đau quá ngă lăn xuống đất. Người anh tưởng em chết, sợ hăi mà bỏ trốn đi xa. Người em được một cụ già đem về nuôi, đến khi trưởng thành, nhan sắc tuyệt đẹp, khác hẳn ngày xưa. Khi cụ già chết, người em gái mới đi lấy chồng, lại lấy đúng người anh ḿnh. Người anh không biết vợ là em gái. Anh ta thấy trên đầu vợ có một vết sẹo, nhân hỏi duyên do. Người vợ nói: "Lúc c̣n nhỏ thiếp theo anh trai vào rừng đốn gỗ, anh thiếp lỡ tay chém trúng vào giữa trán thiếp rồi bỏ trốn mất, không biết sống chết nơi nào". Người anh nhận ra em gái ḿnh nhưng đă trót kết làm vợ chồng, cho nên ngại mà không dám nói rơ, lấy cớ đi buôn, bỏ ra đi mà không về nữa. Người em không biết chồng là anh ḿnh, ngày ngày trông đợi, chết mà biến thành ḥn đá. Người đời bèn gọi ḥn đá ấy là đá Vọng Phu, lại thấy linh thiêng bèn lập đền thờ phụng.

 

32- TRUYỆN HAI CON TRÂU VÀNG Ở HUYỆN TIÊN DU

 

Ngày xưa, đời thượng cổ, có Vương Chất đi đốn củi ở trong núi gặp hai tiên đồng đang đánh cờ. Hai tiên đồng cho Chất một hạt táo, Chất ăn khỏi đói rồi gác ŕu mà ngồi xem đánh cờ. Tiên đồng bảo Chất: "Cán ŕu của người nát rồi". Chất cúi xuống, lúc ngẩng lên th́ không thấy tiên đồng đâu. Kịp đến khi trở về nhà th́ không c̣n gặp lại những người thân cũ ở trần gian nữa. Do tích đó người đời bèn gọi quả núi này là núi Lạn Kha (núi ŕu nát) c̣n gọi là núi Tiên Du (núi chơi tiên) rồi nhân lấy tên ấy để đặt tên huyện. ở huyện Tiên Du nay vẫn c̣n vết cũ. Núi Tiên Du có tinh trâu vàng nửa đêm thường tỏa ra ánh sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu, trâu vàng bỏ chạy húc vào đất làm sụp thành cái hồ.

Nơi này sau gọi là thôn Húc. Trâu chạy đến địa phận Văn Giang, v́ vậy ở đây có cái vũng lớn gọi tên là vũng Trâu Đằm. Trâu chạy qua các xă Như Phượng, Như Loan, Đại Lạn, Đa Ngưu. Các xă này sở dĩ tên như vậy là v́ có vết chân trâu đi tới. Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đến Ninh Giang, đi men phủ Lư Nhân, theo ven sông Cái tới sông Tô Lịch, chỗ ấy chính là Tây Hồ. Người đời truyền tụng rằng Cao Biền giỏi thuật số, thông địa lư, thường cưỡi diều giấy bay trên không trung để yểm các nơi thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào hồ Dâm Đàn (nay là Tây Hồ) rồi thoắt không thấy trâu đâu nữa. Trên đường trâu chạy, khắp nơi biến thành khe, ng̣i, rănh,lạch.

 

33- TRUYỆN VỊ THẦN LÀNG BỐ BÁI

 

Thần làng Bố Bái là tinh của Viêm Long. Xưa ở làng Hạn Kiều thuộc lộ Hạ Hồng có hai anh em nhà họ Đặng, một tên là Thiện Minh, một tên là Thiện Xạ xuống biển đánh cá gặp một vật lạ giống như h́nh cây gỗ, dài hơn 3 thước, sắc như trứng quạ, dập dềnh trôi theo ngọn sóng. Hai anh em lặt lấy đem về. Đến đêm bỗng nghe thấy ở trong vật ấy có tiếng động. Hai anh em kinh hăi vội đem vứt ra giữa ḍng nước, rồi sang thuyền khác ngủ nhờ. Đêm ấy, hai anh em mộng thấy có một người đến nói rằng: "Ta là vợ Đông Hải Long Vương, trót lỡ đi lại với Viêm Long Vương do đó sinh ra đứa con ấy, ta sợ Đông Hải Long Vương biết nên đem gửi các ngươi. Các người hăy giữ lấy và bảo hộ cho cẩn thận, không được để ai xúc phạm tới. Sau này nó trưởng thành tất có thể ban phúc cho các ngươi". Hai anh em kinh hăi tỉnh dậy thấy cây gỗ trước lại trôi theo thuyền, bèn đem theo về. Tới nhà, hai anh em nghỉ đậu ở đất Bố Bái. Cây gỗ bỗng nhảy từ trong thuyền lên mặt đất. Hai anh em bèn lập đền, lấy cây gỗ tạc tượng để thờ, gọi là Long Quân. Đời Trần, vua sai thị thần lặn xuống bể ṃ hạt châu. Thị thần không ṃ được ǵ cả, chỉ có con cháu họ Đặng ṃ được rất nhiều. Thị thần hỏi duyên do, họ Đặng bèn đem hết chuyện xưa nói rơ. Thị thần tâu lên vua. Vua sai dùng nghi lễ, âm nhạc đi rước tượng, từ đó ṃ được rất nhiều châu ngọc. Vua giáng chiếu thưởng cho danh hiệu Thần Châu Long Quân, tặng phong là Lợi tế linh thông huệ tín Long Quân. Đền thờ đặt ở xă Bố Bái, huyện Quỳnh Côi. Phía đông đền có băi tha ma, đó chính là nơi khắc tượng ngày xưa. Trải qua các triều vua, thần đều được gia phong mỹ tự. Tới ngày nay đền đó vẫn rất là linh ứng.

 

34- TRUYỆN VI THẦN Ở CHẰM LÂN ĐÀM

 

Thần Lân Đàm chính là thần rồng vậy. Xưa thần thường hóa thành người để t́m thầy học đạo. Thầy học lấy làm lạ bèn t́m chỗ ở của thần, thấy thần náu ở trong chằm. Thầy học thường tra hỏi, thần bèn nói thực rằng: "Năm nay trên thiên đ́nh ngừng việc làm mưa". Thầy học cố nài thần ra làm mưa. Thần bất đắc dĩ phải nghe lời. Sau trong chằm có biến động, thầy học tới chằm thấy thần hút nước trong nghiên phun thành mưa mực để trừ hạn hán. Thượng đế cho là việc đă tiết lộ bèn bắt tội thần. Thây thần nổi ở trên chằm, thầy học thu về an táng, nhân đặt tên chằm là Long Đàm, sau đổi thành Lân Đàm.

 

Xem tiếp trang 1- 2 - 3 - 4

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18