Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Cung cấp: Tieuboingoan

Thăng long Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ - 9

Nhà xuất bản Hà Nội - 2002

Giang Quân sưu tầm, biên soạn
(In lần thứ hai có bổ sung, sửa chữa)


Phần 8 - Địa Danh

Phần Hai

Bảng tra cứu địa danh

Chữ viết tắt:

h. huyện
L. làng
ph. phường
q. quận
t. tổng
th. thôn
x. xă
x. xem


 

Da Hàng Da, đất thôn Cổ Vũ Yên Nội, xưa có bán các loại da trâu ḅ thuộc.
Dài Núi Dài, dăy núi có nhiều ngọn như Bàn Cờ, Trảm Tướng, Cao Tung, Mũi Cày, Đụn Rạ ở phía tây h. Sóc Sơn, chân núi Tam Đảo.
Dạo Quán Dạo, nay thuộc x. Đức Giang (Trôi), h. Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
Dâu 1- Tên sông ở x. Xuân Canh, h. Đông Anh, nợi hợp lưu sông Đuống và sông Hồng, bến Dâu là bến Xuân Canh. 2- Tên nôm làng Khương Tự, h. Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, hội Chùa Dâu vào ngày 8 tháng 4 lich âm.
Dịch Vọng x. thuộc h. Từ Liêm, gồm 3 th.: Tiền, Trung, Hậu (nay là ph. Quan Hoa và ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy.
Diễn Vùng Kẻ Diễn gồm các l. Phú Diễn, Đức Diễn, Đ́nh Quán, Kiều Mai, Ngọc Long, Nguyên Xá, Văn Tŕ nay thuộc xă phú Diễn và Minh Khai, h. Từ Liêm. Thị trấn Cầu Diễn mới lập cũng trên đất này.
Dinh Chợ Dinh, có thể là chợ ở gần dinh Phủ Doăn xưa (nay là phố Phủ Doăn – Ngơ Huyện).
Dục Nội th. thuộc x. Việt Hùng, h. Đông Anh.
Dục Tú Xă tiếp giáp thành Cổ Loa, thường có sự tranh chấp đất đai với nhau, cùng thuộc h. Đông Anh.
Dũng Thọ th. thuộc t. Đông Thọ, h. Thọ Xương (nay là Hàng Bạch - Tạ Hiện).
Duyên Hà x. vùng băi sông Hồng, h. Thanh Tŕ.
Duyên Hưng c̣n gọi Diêm Hưng, một phường thuộc l. Hữu Túc (sau là Đông Thọ), h. Thọ Xương (nay là Hàng Ngang).
Dưa Chợ Dừa, Ô Chợ Dừa ở vào ngă năm Khâm Thiên - La Thành - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng, q. Đống Đa, nơi xưa có cửa ô Thinh Quang sau đổi là ô Thinh Hào, cửa ra Thượng đạo đi về phương Nam.
Dựa Tên nôm làng Nam Dư gồm 2 thôn Thượng Hạ; thôn Thượng nay thuộc x. Lĩnh Nam, thôn Hạ thuộc x. Trần Phú, h. Thanh Tŕ.
Dương Tức l. Dương Đ́nh, nay thuộc x. Dương Xá, huyện Gia Lâm, có đền Bà Tấm và nghề nấu cháo bán khắp nơi. Hội đền Bà Tấm vào ngày 20 tháng 2 lịch âm.
Dương Đanh X. Dương
Đa Lộc Làng trước thuộc h. Yên Lăng, nay là hai th. Cổ Nhuế và Thiên Biêu (Bầu) của x. Kim Chung, h. Đông Anh.
Đá 1 Chùa Bà Đá ở th. Báo Thiên (nay là phố Nhà Thờ). 2- th. Dương Đá, x. Dương.
Đại Tức làng Đại Từ, x. Đại Kim, h. Thanh Tŕ. Đầm lớn ở bên làng gọi là đầm Đại, c̣n gọi đầm Linh đàm hoặc Linh Đường.
Đại Độ th. thuộc x. Vơng La, h. Đông Anh.
Đại Đồng tên th. thuộc x. Đại Mạch, h. Đông Anh.
Đại Lời Tức Đại Lợi, tên của ph. Hàng Đào, c̣n gọi là ph. Thái Cực, t. Tiên Túc, h. Thọ Xương. Xưa có nghề nhuộm điều.
Đại Từ X. Đại
Đại Yên C̣n gọi Đại An, một trong “Thập Tam trại”, có nghề trồng cây thuốc.
Đam Tên nôm l. Văn Uyên (nay thuộc x. Duyên Hà), h. Thanh Tŕ.
Đàn Hàng Đàn, tên cũ của nửa phía tây phố Hàng Quạt ngày nay, xưa bán các nhạc cụ dân tộc, sau nhập vào Hàng Quạt.
Đàng Tên nôm làng Sen Hồ, c̣n gọi là làng Sen, Liên Đường hoặc l. Tiếu (nay là l. th. của x. Lệ Chi, h. Gia Lâm).
Đào Hàng Đào, x. Đại Lời.
Đào Thục, Đào Xá Các tên gọi khác của l. Dền, có nghề múa rối nước cổ truyền (nay là l. th. thuộc x. Thụy Lâm, h. Đông Anh).
Đăm Tên nôm l. Tây Tựu, h. Từ Liêm, làng rau quả nổi tiếng và có Hội bơi chải vào ngày 9 tháng 3 lịch âm.
Đầm 1- Một xóm của l. Khán Xuân, phía nam Bách Thảo, xưa có loại rau ngổ trắng thơm mát. 2- Tên gọi khác của l. Đại Từ v́ có đầm Đại lớn, (nay là khu vực Linh Đàm).
Đậu Hàng Đậu, xưa bán các loại đỗ, đậu hạt, thuộc đất th. Phúc Lâm, t. Tả Túc và th. Nghĩa Lập, t. Hữu Túc, h. Thọ Xương. Tiến sĩ Lê Đ́nh Duyên mở trường Cúc Hiên ở đây.
Đê Gọi tắt l. Đê Trụ, nay thuộc x. Dương Quang, h. Gia Lâm.
Điếu Hàng Điếu, đất th. Yên Nội, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương, xưa bán các loại điếu hút thuốc lào.
Đ́nh Dù x. Thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, c̣n là tên ga xe lửa Hà Nội - Hải Pḥng.
Đ́nh Gừng tên nôm làng Khương Hạ. x. Khương Đ́nh, h. Thanh Tŕ (nay thuộc ph. Khương Đ́nh, q. Thanh Xuân).
Đ́nh Tổ Một làng thuộc h. Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nơi có chùa Bút Tháp nổi tiếng.
Định Công xă gồm 2 thôn: Định Công Hạ xưa có nghề đan gối mây và trồng ớt và Định Công Thượng, c̣n gọi Định Công kim hoàn có nghề làm đồ vàng bạc nổi tiếng. (Nay thuộc huyện Thanh Tŕ).
Đoài 1- Phía Tây, chỉ xứ Đoài (Sơn Tây). Từ Liêm cũ thuộc phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây. 2- Một th. thuộc l. Yên Thái (Bưởi).
Đoài Môn l. nhỏ chạy dài ven bờ đông sông Tô, trước thuộc x. Nghĩa Đô, h. Tf Liêm (nay là ph. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy).
Đoan Nha thương chính của Pháp trước đây (nay là Viện bảo tàng Cách mạng).
Đô 1- Kẻ Đô, tức l. Quỳnh Đô, đất vật lâu đời (nay thuộc x. Vĩnh Quỳnh, h. Thanh Tŕ).
2-Đền Đô c̣n gọi đền Lư Bát Đế ở hương Cổ Pháp xưa, nay là xă Đ́nh Bảng.
Độc Tôn Tên ngọn núi phía đông dăy Tam Đảo.
Đôi Sông Đôi, chưa rơ ở đâu.
Đồn Thủy C̣n gọi Thủy Đồn, nơi quân Pháp đặt doanh trại đầu tiên sau khi chiếm Hà Nội năm 1875 (nay là khu bực Bảo tàng Lịch sử, Viện quân y 108, Bệnh viện Việt - Xô).
Đông 1- Cầu Đông (xem Cầu), 2- l. Đông, tên gọi tắt của Đông Xă, một xóm của l. Yên Thái (nay thuộc ph. Bưởi, q Tây Hồ).
Đông An C̣n gọi Đông Yên, th. thuộc t. Hữu Túc, h. Thọ Xương (nay là cuối phố Hàng Thùng).
Đông Anh H. ngoại thành. Do tách ra từ đất 2 h. Đông Ngàn và Kim Anh, trước có tên là Đông Khê, năm 1903, x. thêm: Đông Ngàn.
Đông Hà 1- Đông Hà phương Hương Bài thôn thuộc t. Hậu Túc (sau là Đồng Xuân có cửa ô Đông Hà, tức Ô Quan Chưởng (Hàng Chiếu). 2- phường Đông Hà, t. Tiền Túc (sau là Thuận Mỹ) cùng h. Thọ Xương (nay là đầu Hàng Gai).
Đông Dư. x. Thuộc h. Gia Lâm.
Đông Đồ Một làng có 3 xóm: Đoài, Đ́a, Vệ, xưa là vùng đất nghèo (nay thuộc x. Nam Hồng, h. Đông Anh).
Đông Môn C̣n gọi Hữu Đông Môn, th. thuộc t. Tiền Túc, h. Thọ Xương (nay là đầu Hàng Cân).
Đông Mỹ 1- Thôn thuộc t. Vĩnh Xương, h. Thọ Xương, do nhập 2 tho. Anh Mỹ và Thương Đông (nay là đầu phố Thợ Nhuộm). 2- Xă thuộc h. Thanh Tŕ, do ghép 2 thôn Đông Phù và Mỹ á mà thành.
Đông Ngàn Huyện cũ thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Năm 1901 cắt 1 phần thành h. Đông Khê, sau nhập với 1 phần h. Kim Anh thành h. Đông Anh. Đất Đông Ngàn xưa có nhiều người đỗ đạt.
Đông Phù Tên nôm là l. Nhót, có nghề bán thuốc lào và làm hàng sơn (nay là 1 th. của x. Đông Mỹ, h. Thanh Tŕ).
Đông Tác có tới 4 thôn Đông Tác: Đông Tác Trung Tự, Cửa Nam, Nhiễm Trung, Nhiễm Thượng. Đông Tác Trung Tự sau gọi là Trung Tự, t. Kim Kiên. Đông Tác Cửa Nam, t. Tiền Nghiêm sau là Nam Ngư. Đông Tác Nhiễm Trung thuộc t. Hậu Túc. Đông Tác Nhiễm Thượng thuộc t. Hữu Túc (nay là giữa phố Cầu Gỗ).
Đông Tân Một ph. thuộc t. Kim Kiên, do nhập 2 thôn Đông Hạ và Sài Tân (nay là giữa phố Triệu Việt Vương - Mai Hắc Đế).
Đông Thái Phố cổ gần Chợ Gạo, Mă Mây, xưa ở gần cửa sông Tô, c̣n có lúc gọi là ngơ Hàng Trứng.
Đông Thành một th. thuộc t. Tiền Túc, h. Thọ Xương (nay là Hàng Bát Sứ, Hàng Vải, Hàng Nón).
Đông Thọ Một th. thuộc t. Hữu Túc (sau là Đông Thọ), có tên cũ là ph. Đông Các (nay là Hàng Bạc).
Đông Trạch Thôn thuộc x. Ngũ Hiệp, h. Thanh Tŕ.
Đồng Hàng Đồng, phố cổ, thuộc đất thôn Yên Phú, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương có nhiều nhà bán đồ đồng là dân l. Cầu Nôm đến ở.
Đồng Cổ 1- Đền Đồng Cổ ph. Bưởi, q. Tây Hồ. 2- Hội Đồng Cổ x. Minh Khai, Từ Liêm.
Đồng Khánh tên cũ của phố Hàng Bài thời Pháp thuộc.
Đồng Lạc Một ph. thuộc t. Tiền Túc, h. Thọ Xương (nay là chỗ giáp Hàng Đào - Hàng Ngang).
Đồng Lầm Tên nôm l. Kim Liên, trước c̣n gọi ph. Kim Hoa, t. Tả Nghiêm, h. Thọ Xương, có nghề nhuộm nâu. Cửa ô Kim Kiên c̣n gọi Ô Đồng Lầm.
Đồng Nhân 1- Vốn là tên một làng ven sông Hồng, sau đất lở dần dời vào l. Hoa Viên (sau là Hương Viên). t. Hậu Nghiêm (sau là Thanh Nhàn) nơi có đền thờ Hai Bà Trưng dời đến, quen gọi là đền Đồng Nhân, hội vào ngày 6 tháng 2 lịch âm.
2-Đồng Nhân, x. Hải Bối, h. Đông Anh, thờ các tướng của Hai Bà Trưng cũng mở hội Đồng Nhân.
Đồng Thuận Thôn thuộc t. Hậu Túc, h. Thọ Xương (nay là Hàng Cá).
Đồng Xuân Chợ to nhất Hà Nội, cũng là tên ph. thuộc tổng Hậu Túc (sau là Đồng Xuân) h. Thọ Xương.
Đống Gọi tắt l. Đống Ba, nay thuộc xă Thượng Cát, h. Từ Liêm.
Đống Cao C̣n gọi Giang Cao, một thôn của x. Bát Tràng, h. Gia Lâm.
Đống Đa Vùng đất có nhiều g̣ đống trên có nhiều đa ở phía bắc l. Khương Thượng, nơi vơ trường thời Hậu Lê. Quân Thanh sang chiếm Thăng Long, dựng doanh trại trên phía tây ở đây và bị quân Tây Sơn đánh tan sáng ngày 5 Tết Kỷ Dậu 1789.
Đổng Viên Tên nôm là l. Gióng Mốt, nay thuộc x. Phù Đổng, h. Gia Lâm, nơi có đền Hạ, c̣n gọi đền Mẫu thờ bà mẹ ông Gióng.
Đổng Xuyên Thôn thuộc x. Đặng Xá, h. Gia Lâm, bên bờ nam sông Đuống, nhưng trước thuộc t. Phù Đổng, nên cũng là thành viên tổ chức Hội Gióng vào ngày 9 tháng 4 lịch âm hàng năm.
Đỏ Tức Kẻ Đơ, vùng đất có làng Hà Cầu (tên nôm là l. Đơ) có chợ Đơ, cầu Đơ (nay là thị xă Hà Đông) c̣n làng Đơ Thao là l. Triều Khúc, l. Đơ Bùi là Yên Xá (nay là 2 thôn thuộc x. Tân Triều, h. Thanh Tŕ).
Đỏ Bùi, Đơ Thao X. Đơ, Đơ Thao có nghề dệt thao và thổ cẩm nổi tiếng.
Đụn Rạ một ngọn núi thuộc dăy Sóc Sơn.
Đuống C̣n gọi sông Luống, tên chữ là sông Nguyệt Đức hoặc Thiên Đức, Chiêm Đức, chảy qua giữa huyện Gia Lâm, x. Thêm: Nguyệt.
Đức Sông Đức tức Thiên Đức, X. Đuống.
Đức Hậu Th. thuộc x. Đức Ḥa, h. Sóc Sơn.
Ga “La ga” phiên âm tiếng Pháp là nhà ga, đây là ga Hàng Cỏ.
Gà Hàng Gà, Hà Nội có 2 Hàng Gà: Phố Hàng Gà Cửa Đông, thời Pháp thuộc có tên là phố Tiên Sinh và Hàng Gà chợ Hôm ở gần Chợ Hôm có cái dốc là Dốc Hàng Gà.
Gạ Tên nôm l. Phú Gia, h. Từ Liêm cũ (nay thuộc ph. Phú Thượng, q. Tây Hồ).
Gạch 1- Ngơ Gạch, nằm trên ḍng sông Tô cũ đă lấp năm 1897, có nhiều nhà bán vôi, gạch ngói. 2- Dốc Gạch, đầu cầu phía Bắc Cầu Long Biên, thuộc th. ái Mộ (nay là Thị trấn Gia Lâm).
Gai Hàng Gai, phố cổ, xưa bán các loại dây đay, gai, thừng, vơng... sau c̣n có nhiều nhà in sách Hán Nôm, bán giấy bút. Đất ph. Đông Hà và Cổ Vũ, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương.
Gánh Quán Gánh tức l. Văn Giáp, h. Thường Tín, tỉnh Hà Tây, ở cạnh quốc lộ 1 có bán bánh dày (bánh d́) ngon có tiếng.
Gạo Hàng Gạo, tên khác của phố Đồng Xuân, nơi có nhiều hàng gạo.
Gia Lâm 1- Vùng đất cổ h. Long Biên xưa, sau thuộc tỉnh Bắc Ninh, trấn Kinh Bắc, năm 1961 thành huyện ngoại thành. 2- Một th. thuộc x. Lệ Chi, h. Gia Lâm, có tục Giỗ trận ngày 28 tháng 11 âm lịch do nhiều nhà có người chết trong 1 trận càn của Pháp, tên nôm là Làng Lầm.
Gia Ngư Tên chữ của th. Hàng Cá, thuộc t. Hữu Túc (sau là Đông Thọ), h. Thọ Xương (nay là phố Gia Ngư).
Già Tên làng, chưa rơ ở đâu.
Giá Tên nôm l. Yên Sở, h. Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, có Quán Giá thờ Lư Phục Man, hằng năm mở hội rước rất to, vào ngày 10 tháng 3 lịch âm.
Giả Kẻ Giả, tên gọi chung 3 làng: ích Vịnh (Giả Viềng), Quỳnh Đô (Giả Quỳnh) và Vĩnh Ninh (Giả Vĩnh) nay thuộc x. Vĩnh Quỳnh, h. Thanh Tŕ.
Giai Cảnh ph. thuộc t. Thượng, h. Vĩnh Thuận, có tên cũ là Ḥe Nhai (nay là giữa Hàng Than).
Giàn 1- Tên nôm l. Trung Kính Hạ, giỏi thâm canh lúa và có nghề làm hương (nay thuộc ph. Trung Ḥa, q. Cầu Giấy). 2- Kẻ Giàn tức làng Kiêu, Cáo Đỉnh, X. Cáo.
Giám Tên gọi chung các th. Hậu Giám, Hữu Biên Giám, Tả Biên Giám, Hữu Giám Thị, t. Hữu Nghiêm, h. Thọ Xương (nay là khu vực Văn Miếu, đầu Hàng Bột, Thanh Miến).
Giang Biên X. bên sông Đuống, h. Gia Lâm.
Giang Cao Làng bên bờ bắc sông Hồng, giáp l. Bát Tràng (nay là 1 th. của x. Bát Tràng, h. Gia Lâm).
Giảng Vũ C̣n gọi Giảng Vơ, một trong “thập tam Trại”, t. Nội, h. Vĩnh Thuận, xưa có trường dạy vơ, huấn luyện quân sĩ (nay c̣n làng ở giữa phố Giảng Vơ, đ́nh thờ Bà Chúa Kho Nàng Châu).
Giao Tự Tên nôm là l. Chè, ở cạnh sông Đuống (nay là 1 th. của x. Kim Sơn, h. Gia Lâm).
Giáo Phường Thôn thuộc t. Tả Nghiêm, h. Thọ Xương có phường hát ca trù cư ngụ (nay là giữa phố Huế).
Giáp Nhị Th. thuộc x. Thinh Liệt, h. Thanh Tŕ.
Giày 1- Hàng Giày, phố ngắn bên bờ sông Tô xưa, c̣n gọi Hài Tượng, có nhiều hàng đóng giày dép da do người l. Chắm (Tứ Kỳ, Hải Dương) đến hành nghề. 2- Tên nôm l. Hạ Tŕ (nay thuộc x. Liên Trung, h. Đan Phượng, tỉnh Hà Tây).
Giâm Tên nôm một th. thuộc x. Thụy Lâm, h. Đông Anh.
Giấy 1- Hàng Giấy, phố trên đất ph. Đồng Xuân, t. Hậu Túc (sau là Đồng Xuân) thời Pháp thuộc có nhiều nhà hát ả đào, xa xưa bán các loại giấy bản, giấy sắc, giấy lệnh do các làng giấy Bưởi, Cót làm ra. 2- X. Cót.
Gị Xưa có phố Hàng Gị, chỉ một đoạn phía bắc phố Bà Triệu. C̣n Quán Giờ bên sông Tô chưa rơ ở đâu.
Gióng Tên nôm l. Phù Đổng, bên bờ bắc sông Đuống, quê hương ông Gióng, có đền thờ lớn và mở Hội trận vào ngày 9 tháng 4 lịch âm hằng năm (nay thuộc h. Gia Lâm).
Gô-Đa Cửa hàng lớn bán bách hóa của tư bản Pháp, ở góc phố Tràng Tiền - Hàng Bài - Hai Bà Trưng (nay là Cty Thương mại Hà Nội).
Gối Kẻ Gối, gọi chung các x. Tân Hội, Tân Lập, h. Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
Gùn Tên nôm l. Siêu Quần (nay thuộc x. Tả Thanh Oai, h. Thanh Tŕ).
Gươm Hồ Gươm, c̣n gọi hồ Hoàn Gươm, Hoàn Kiếm, Trả Gươm, Kiếm Hồ, hồ Lục Thủy, tên cũ là hồ Tả Vọng, do tích vua Lê Lợi đi chơi thuyền trên hồ gặp Rùa thần nổi lên đ̣i gươm mà có tên này. Thắng cảnh của Hà Nội với đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc.

Hà 1- Thành Hà tức Hà Nội. 2- Hà, gọi tắt của Hà Đông. 2- Phường Hà, là Hà Khẩu (hàng Buồm). 4- Làng Hà, tức Bối Hà (nay thuộc thôn Dịch Vọng Trung, ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy) nơi có chùa Hà.
Hà Đông tỉnh Thị xă ở giáp Hà Nội về phía đông và nam, c̣n gọi tỉnh Cầu Dơ (nay nhập với Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây).
Hà Nội Tên tỉnh do nhà Nguyễn đặt năm 1831 thay thế tên Thăng Long. Tỉnh Hà Nội gồm 15 huyện thuộc 4 phủ: Hoài đức (Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm). ứng Ḥa, Lư Nhân, Thường Tín: năm 1888 thành thành phố thuộc Pháp.
Hà Thiết Chỉ 2 l. Hà Khê và Thiết úng, vùng đồng trũng, h. Đông Ngàn (nay thuộc x. Vân Hà, h. Đông Anh).
Hà Trung Phố xưa có trạm chuyển công văn, thuộc đất th. Yên Trung Hạ, c̣n gọi Ngơ Trạm cũ để khỏi lẫn với Ngơ Trạm mới, x. Trạm.
Hạ 1- Tổng thuộc h. Vĩnh Thuận, gồm 7 phường trại từ Thành Công, Nam Đồng qua Thịnh Hào. Thịnh Quang, Yên Lăng. 2- Kẻ Hạ, tên nôm làng Thượng Phúc, x. Tả Thanh Oai, h. Thanh Tŕ.
Hạ Hà Thôn thuộc t. Hữu Túc, H. Thọ Xương (nay là đầu phố Tông Đản - Lê Lai).
Hạ Thái Làng thuộc h. Thường Tín, tỉnh Hà Tây, sau nhập với Duyên Trường thành x. Duyên Thái, có nghề sơn ta.
Hạ Tŕ X. Giày, mục 2.
Hài Hàng Hài, tên cũ của một đoạn phố Hàng Bông, từ ngă tư Phủ Doăn đến ngă tư Hàng Trống, c̣n gọi phố Hàng Bông Hài, xưa bán giày, hài.
Hải Bối X. thuộc h. Đông Anh, ở bờ bắc cầu Thăng Long.
Hàm Tức Hàm Long, nguyên là đất th. Hàm Châu (sau là Hàm Khánh) t. Hậu Nghiêm, h. Thọ Xương, có ngôi chùa Hàm Long từ đời Lư, nay không c̣n.
Hàm Khánh X. Hàm.
Hàn Gọi tắt tên l. Hàn Lạc, bên bờ nam sông Đuống, nay thuộc x. Phú Thị, h. Gia Lâm.
Hành Hàng Hành, phố cũ bán hành tỏi, thuộc thôn Tả Khánh Thụy, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương.
Hào Nam Một trại thuộc t. Nội, h. Vĩnh Thuận (nay là khu Hào Nam, q. Đống Đa).
Hằng Núi Hằng tức Nguyệt Hằng Sơn hoặc Nguyệt Thường Sơn, tên nôm là núi Chè ở h. Tiên Du cũ (nay là h. Tiên Du tỉnh Bắc Ninh).
Hậu Thôn Tức Dịch Vọng Hậu, tên nôm là Ṿng, nơi làm cốn nổi tiếng (nay thuộc ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy).
Hiến Phố Hiến, đô thị sầm uất thế kỷ 17 (nay là thị xă Hưng Yên).
Ḥa Mă thôn thuộc t. Tả Nghiêm, h. Thọ Xương, c̣n gọi th. Đổi Mă, xưa có cung Đổi Mă, nơi nhà vua thay xiêm áo vào tế đàn Nam Giao.
Họa Tên nôm làng Mỹ ả (nay thuộc x. Đông Mỹ, h. Thanh Tŕ).
Hoài, Hoài Đức tên phủ, năm 1831 bao gồm cả phủ Phụng Thiên cũ và h. Từ Liêm, đến năm 1838 tách Từ Liêm ra chỉ c̣n 2 huyện Thọ Xương (8 tổng, 116 phường, thôn) Vĩnh Thuận (5 tổng, 27 phường, thôn).
Hoàn Gươm, Hoàn Kiếm X. Gươm.
Hoàng Liệt X. thuộc Thanh Tŕ.
Hoàng Mai làng thuộc vùng Kẻ Mơ, có tên nôm là Mơ Rượu, X. thêm: Mơ.
Ḥe Thị Làng thuộc x. Xuân Phương, h. Từ Liêm, có nghề rèn.
Ḥm Hàng Ḥm, phố cổ trên đất th. Cổ Vũ Thượng, l. Tiền Túc, h. Thọ Xương, bán các loại ḥm, tráp bằng gỗ sơn then.
Hồ Bờ Hồ tức Hồ Gươm, x. Gươm.
Hồ Đ́nh Đảo nhỏ trên Văn Hồ ở trước Văn Miếu, xưa có cái đ́nh trên đó.
Hồ Khẩu Làng làm giấy nổi tiếng vùng Kẻ Bưởi, xưa thuộc t. Trung, h. Vĩnh Thuận (nay thuộc ph. Bưởi, q. Tây Hồ).
Hồi Gọi tắt tên l. Ngọc Hồi (nay thuộc h. Thanh Tŕ).
Hồi Mỹ thôn thuộc t. Kim Liên, do nhập 2 thôn cũ là Hồi Thuần và Thuần Mỹ (nay là cuối Hàm Long, Bùi Thị Xuân).
Hội Vũ Phố ở đất th. Chiêu Hội và Cổ Vũ mà thành tên, thông ra 3 phố Hàng Bông, Quán Sứ, Tràng Thi.
Hội, Hội xá Làng bên bờ nam sông Đuống, h. Gia Lâm, có phường múa hát ải Lao, c̣n gọi phường Tùng Choặc gồm 20 người, tham gia hội Gióng.
Hồng Sông lớn chảy qua Hà Nội, c̣n gọi Hồng Hà. Nhị Hà, sông Nhị, Nhĩ Hà, sông Cái, đoạn chảy cạnh xă Bồ Đề c̣n gọi sông Bồ Đề.
Huyền Thiên Thôn thuộc t. Hậu Túc (nay là Đồng Xuân), h. Thọ Xương, do có đền Huyền Thiên mà thành tên (nay là Hàng Khoai).
Huỳnh Cung Thôn thuộc x. Tam Hiệp, h. Thanh Tŕ, nơi xưa Chu Văn An mở trường.
Hương Bài Thôn thuộc ph. Đồng Hà (gần Ô Quan Chưởng).
Hương Dính C̣n gọi Hương Mính, tên nôm là Hàng Chè, t. Đông Thọ, h. Thọ Xương (nay là cuối Cầu Gỗ, đầu Đinh Tiên Hoàng).
Hương Nghĩa Thôn thuộc t. Phúc Lâm, do nhập 2 th. Hương Bài, Kiên Nghĩa (nay là Chợ Gạo, Đào Duy Từ).
Hương Viên Thôn thuộc t. Thanh Nhàn, h. Thọ Xương (nay là Ḷ Đúc, Hàng Chuối, Đồng Nhân).
Hữu Gọi tắt l. Hữu Thanh Oai cũ, gồm các th. Hữu Châu, Hữu Từ, Hữu Lê, Hữu Trung (nay thuộc xa. Hữu Ḥa, h. Thanh Tŕ).
Hữu Hưng Tên trước đây của x. Tây Mỗ, h. Từ Liêm.
Hữu Thị Chưa rơ ở đâu, gần bến Tây Luông.
Hữu Tiệp Trại Hàng hoa ở sát Ngọc Hà, cũng thuộc “Thập tam trại”, t. Nội, h. Vĩnh Thuận.
Kẻ Vùng Kẻ gồm các l. Thượng Cát, Đại Cát, Đống Ba, h. Từ Liêm (nay Thượng Cát, Đống Ba thuộc x. Thượng Cát; Đại Cát thuộc x. Liên Mạc).
Kẻ Chợ Tên chung chỉ đô thị, ở đây là kinh thành Thăng Long và Hà Nội, bản đồ của phương tây in vào thế kỷ 16 - 17 đều ghi Thăng Long là Kẻ Chợ.
Keo Tên nôm của l. Giao Tất, có chợ Keo, chùa Keo xây thời Lư và nghề làm vàng hồ (Nay thuộc x. Kim Sơn, h. Gia Lâm).
Khám Chùa Long Khám, thuộc x. Ngọc Khám, h. Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh mở hội Khám vào ngày 7 tháng 4 lịch âm.
Khán Núi đất ở trong thành cổ, nay không c̣n.
Khánh Thụy Thôn thuộc t. Tiền Túc (sau là Thuận Mỹ) h. Thọ Xương (nay là Hàng Hành).
Khán Xuân Phường Cổ, do nhập 2 thôn. Hậu Khán Sơn và Xuân Sơn, nơi sinh và có Cổ Nguyệt Đường của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (nay là Bách Thảo).
Khay Hàng Khay xưa gồm cả đoạn cuối phố Tràng Tiền, trên đất các th. Thị Vật, Tô Mộc và một phần Cựu Lâu, t. Tiền Túc, nơi dân làng Chuôn, h. Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây đến cư ngụ làm nghề đồ gỗ khảm xà cừ như khay, hộp tráp, tủ chè, sập bàn, bàn ghế, nên c̣n gọi là phố Thợ Khảm.
K.T. Đọc Ka Tê, viết tắt phố cô đầu Khâm Thiên. Khâm Thiên phố nội thành bị bom B52 rải thảm hủy diệt đêm 26-12-1972.
Khoai Hàng Hoai, giáp chợ Đồng Xuân, xưa bán các loại khoai sắn, thuộc đất th. Huyền Thiên.
Khoang Gọi tắt tên Phùng Khoang, làng giáp Hà Đông (nay thuộc x. Trung Văn, h. Từ Liêm).
Khốn Sông chạy bên phía đông núi Vệ Linh, c̣n gọi sông Công, h. Sóc Sơn.
Khổng Kẻ Khổng, chưa rơ ở đâu.
Khương Đ́nh X. Đ́nh Gừng (nay là phương thuộc q.Thanh Xuân).
Khương Thường Làng, chưa rơ ở đâu.
Khương Thượng trại thuộc t. Hạ, h. Vĩnh thuận, nơi diễn ra trận Đống Đa lịch sử.
Kiếm Hồ X. Gươm.
Kiêu Kỵ Tên nôm là Câùy Cậy, có nghề dát vàng quỳ và làm mực nho, vốn là thái ấp cũ của Nguyễn Chế Nghĩa (nay thuộc x. Kiêu Kỵ, h. Gia Lâm).
Kiều Mai Làng ở vùng Diễn (nay thuộc x. Phú Diễn, h. Từ Liêm).
Kim Chung X. thuộc h. Đông Anh, bờ bắc cầu Thăng Long.
Kim Cổ Phường do sáp nhập 3 thôn: Kim Bát, Cổ Vũ Hạ, Cổ Vũ Trung mà thành tên (nay là khu vực giữa Hàng Bông, Đường Thành, Hàng Da)
Kim Liêm 1- Chùa Kim Liên, danh thắng ở thôn Nghi Tàm, bên Hồ Tây. 2- Làng Kim Liên, x. Đồng Lầm. 3- Tên đổi lại vào thế kỷ 19 của t. Tả Nghiêm.
Kim Lũ Tên nôm là l. Lủ, có th. Lủ Trung làm nghề kẹo bột, chè lam, bỏng cốm lâu đời, quê mẹ Chúa Chổm, con vua Lê Chiêu Tông, nhân vật sinh ra ngơ Cấm Chỉ (nay thuộc x. Đại Kim, h. Thanh Tŕ).
Kim Ngưu Một nhánh của sông Tô, xưa thông với Hồ Tây, theo truyền thuyết là đường chạy của Trâu vàng, bị lấp bồi nhiều đoạn, nay chỉ c̣n từ Láng qua Nam Đồng, Phương Liệt, sang Đầm Sét qua Yên Sở, Đông Mỹ, h. Thanh Tŕ rồi đổ vào sông Nhuệ.
Kinh Kỳ Chỉ kinh đô, kinh thành Thăng Long.
Kỳ Gọi tắt tên l. Tứ Kỳ, x. Hoằng Liệt, h. Thanh Tŕ.
Kỳ Lân Tức l. Lân, có tên nữa là Thịnh Liên (nay là th. thuộc x. Trung Màu, h. Gia Lâm).
Trang 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12

www.cafesangtao.vn
www.my.opera.com/tieuboingoan
 



 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18