Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

 

Vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Vài nhận xét về lập luận của hai chính phủ Bắc Kinh và Đài Loan


Giáo Sư Tạ quốc Tuấn

 (II)

 

Về quan điểm của Bắc kinh đối với vấn đề giá trị của hai văn kiện quốc tế quan trọng này, chúng ta đã thấy (a) khi cuộc tranh luận tại Liên hiệp quốc về địa vị của đảo Đài loan đang tiến hành, ngày 24.8.1950 nhà cầm quyền Cắm thành đã gửi một bức công điện cho tổ chức quốc tế này trong đó có đề cập tới Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam coi là "những thỏa ước có ước thúc lực" mà các quốc gia ký kết phải tôn trọng và tuân hành(28), (b) hoặc như qua lời tuyên bố ngày 4.12.1950 của Châu Ân lai nói trên, (c) cũng như trong lời tuyên bố ngày 15.8.1951 của Châu Ân lai như sau:


"Dù xét về thủ tục mà hòa ước được chun bị hay về nội dung, ta thấy Dự thảo Hòa ước Anh Mỹ trắng trợn vi phạm các thỏa ước quốc tế quan trọng, mà Anh Mỹ đều là phe kết ước, như là ... bản Tuyên cáo Cairo, ... bản Tuyên ngôn Potsdam ... Vi phạm sự thỏa thuận theo bản Tuyên cáo Cairo và bản Tuyên ngôn Potsdam, Dự thảo Hòa ước chỉ qui định là Nhật bản sẽ khước từ các quyền đối với Đài loan và Bành hồ..."(29)


Bên cạnh quan điểm của nhà cầm quyền Bắc kinh còn có quan điểm của học giả nữa. Chẳng hạn Trần Thể cường đã viết một bài nhan đề "Đài loan đíchổ Chủ quyền Thuộc ư Trung quốc," trong đó ông có nói:


"Bản Tuyên cáo Cairo ... là một văn kiện quốc tế 'ràng buộc về  pháp lý các quốc gia đương sự.' Hơn nữa, bản Tuyên ngôn Potsdam do Trung quốc, Hoa kỳ và Anh quốc ký ngày 26 tháng 7 năm 1945 để thúc Nhật bản đầu hàng đã tái xác định các nghĩa  vụ trong bản Tuyên cáo Cairọ Bản Tuyên ngôn Potsdam qui định là 'các điều khoản của bản Tuyên cáo Cairo sẽ được thì hành.' Câu 'sẽ được thi hành' như vậy chứng tỏ rằng bản Tuyên cáo Cairo là một văn kiện tạo nên nghĩa  vụ quốc tế, chứ không phải chỉ là lời tuyên bố về các ý định của các người ký ...

 

Đứng về phương diện học lý của luật quốc tế, không thể nào nghi ngờ hiệu lực ước thúc của bản Tuyên cáo Cairo, một hiệp ước quốc tế ." (30)


Như vậy là cả hai phe Quốc Cộng Trung Hoa đều đồng ý là bản Tuyên cáo Cairo có hiệu lực đối với các quốc gia kết ước. Trung Hoa, một trong những quốc gia đó, có bổn phận phải tuân thủ những điều cam kết. Do đó, tuy không tham dự việc chun bị, soạn thảo và ký Hòa ước Cựu kim sơn, Trung Cộng không thể nào coi hòa ước này bất hợp pháp được vì lẽ nó đã qui định đúng những quyết định của bản Tuyên cáo Cairo mà Trung Cộng vẫn đòi mọi quốc gia kết ước phải tuân theọ Nói Cách khác, vì Hòa ước Cựu kim sơn là một văn kiện quốc tế nhằm thi hành những quyết định của Hội nghị Cairo 1943, nó cũng phải có hiệu lực như bản Tuyên cáo Cairo, kể cả đối với Trung Cộng vốn tự nhận là "đại diện duy nhất chân chính của nhân dân Trung Hoa."

 

Hơn một tháng sau khi lên tiếng ngày 15.8.1951 về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa nói trên, khi bình luận về việc ký Hòa ước Cựu kim sơn, trong một thông cáo của Bộ Ngoại giao Bắc kinh ngày 18.9.1951, Châu Ân lai không hề nói gì về vấn đề hai quần đảo này cả mà chỉ lập lại lập trường cũ, phủ nhận giá trị và hiệu lực của hòa ước vì đã được ký kết mà không có sự tham dự của Trung Cộng(31).


Sự im lặng này càng khó hiểu hơn nữa khi chắc chắn là Trung Cộng phải biết rằng hòa hội Cựu kim sơn đã bác bỏ đề nghị của phái đoàn Nga sô đòi trao trả hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa cho Trung Cộng và về phản ứng của phái đoàn Quốc gia Việt Nam(32).


Thực vậy, ngày 5.9.1951, trong phiên họp khoáng đại hội nghị thứ 2 của Hòa hội Cựu kim sơn, đại biểu Nga sô Andrei Ạ Gromyko sau khi chỉ tríchổ tính Cách bất hợp pháp và sự vô nghĩa  cùa bản dự thảo hòa ước của Anh Mỹ để ký với Nhật bản đã đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật bản. Điểm 6 đề nghị trao trả hai quần đảo này cho Trung Cộng. Hai ngày sau, 7.9.1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đã lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

 

Về đề nghị của Gromyko, chính phủ Bắc kinh không chính thức lên tiếng. Chỉ có bán nguyệt san Anh ngữ của Trung Cộng Peoplés China (Nhân dân Trung quốc) tường thuật lại trong một bài nhan đề "At the San Francisco 'Conferencé" (Tại "Hội nghị" Cựu kim sơn), trong đó có ghi điểm 6 của đề nghị Nga Sô như sau:


"Qui hoàn Đài loan, quần đảo Bành hồ (Pescadores), quần đảo Tây sa và các lãnh thổ Trung Hoa khác cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa." (33)


Ngoài điểm này ra, bài tường thuật cũng không đả động gì đến việc hòa hội bác bỏ đề nghị của Nga sô và phản ứng của Quốc gia Việt Nam. Sự im lặng này đáng lạ vì bài tường thuật được viết trong khoảng thời gian giữa các ngày 5.9.1951 (ngày Gromyko nêu đề nghị 7 điểm), ngày 7.9.1951 (ngày trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam tái xác định chủ quyền của Việt Nam) và ngày 16.9.1951 (ngày báo phát hành). Như vậy không thể nào Trung  Cộng không biết gì đến phản ứng của Việt Nam đối với đề nghị của Nga sô và không có lý nào nhà cầm quyền Cấm thành lại quên được, nhất là bài báo nói trên trước khi được in đã phải được nhà cầm quyền Trung Cộng kiểm duyệt và cho phép.


Một điểm khác chúng ta cũng nên nhớ là bất cứ một hành vi  nào của Quốc gia Việt Nam (và sau này của Việt Nam Cộng hòa) đều bị Trung Cộng theo dõi rất kỹ và, khi thấy thuận tiện, phê bình, chỉ tríchổ rất nặng nề. Nếu quả thực hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là của Trung quốc thì việc trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam tái xác định chủ quyền trong hòa hội không thể nào mà không bị Trung Cộng chỉ tríchổ dữ dội và lên án, đe dọa như sau này Trung Cộng sẽ làm.


Sự im lặng lại càng trở nên khó hiểu hơn nữa khi trong bản tuyên bố ngày 5.5.1952(34) về hòa ước mà Trung Hoa Dân quốc đã ký với Nhật bản ngày 28.4.1952, Châu Ân lai không nói gì đến hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, mặc dù hai quần đảo này đã được đề cập tới trong điều 2 của hòa ước như sau:


"Điều 2. Hai bên nhìn nhận là theo điều 2 Hòa ước vớ i Nhật bản ký ngày 8 tháng chín năm 1951 tại Cựu kim sơn ở Hoa kỳ, Nhật bản đã khước từ mọi quyền, danh nghĩa  hay đòi hỏi liên quan đến Đài loan (Formosa) và Bành hồ (the Pescadores), cũng như quần đảo Trường sa và Hoàng sa."(35)


Theo điều khoản này, Nhật bản chỉ nhắc lại việc khước từ thôi chứ không nói rõ là Nhật bản qui hoàn hai quần đào này cho Trung Hoa Dân quốc. Có một sự khác biệt rất lớn giữa hai hành động khước từ và qui hoàn. Khước từ là một hành động tiêu cực do đó người (hay nước) khước từ nhìn nhận là từ ngày có (hay ký) quyết định khước từ người (hay nước) ấy sẽ không còn bất cứ một thứ quyền hợp pháp nào đối với vật mà người (hay nước) ấy từ bỏ. Tuy nhiên, người (hay nước) này không chuyển giao hay chuyển nhượng vật đó cho một người (hay nước) khác. Trái lại, qui hoàn là một hành động tíchổ cực, có nghĩa  là người chiếm hữu một vật gì, dù là chiếm hữu hợp pháp hay là bất hợp pháp, trả vật đó lại cho sở hữu chủ hợp pháp của nó. Sở hữu chủ của vật được qui hoàn là đối tượng xác định của hành động qui hoàn.


Vì mục đíchổ của chúng tôi trong bài biên khảo này chỉ là tìm hiểu các luận cứ của Trung quốc về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa thôi nên chúng tôi không tìm hiểu nguyên nhân của sự im lặng của Trung Cộng.


IIỊ Phản ứng của Trung quốc đối với việc Phi luật tân lại đòi chủ quyền trên quần đảo Trường sa (1956)


Sau khi hòa hội Cựu kim sơn bế mạc, cả Trung Cộng lẫn Đài loan không có dịp nào để lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa cho tới năm 1956 khi Phi luật tân lên tiếng đòi chủ quyền trên quần đảo Trường sa.   Trong hai năm 1949 và 1950, Tomas Cloma, chủ một đội ngư thuyền và thương thuyền và giám đốc một trường hàng hải(36) đã khám phá thấy một nhóm đảo lớn nhỏ ở Cách đảo Palawan của Phi luật Tân(37) khoảng 400 dặm về phía tâỵ ng hy vọng lập một nhà máy nước đá và một nhà máy đóng đồ hộp ở trên một hòn đảo lớn nhất ở đây, cũng như là khai thác phân chim trong những hòn đảo kế cận.


Tuy nhiên, mãi đến đầu năm 1956 Cloma mới lại tiếp tục khám phá những hòn đảo này trong một chuyến du hành 38 ngàỵ Ngày 15.3.1956, chiếc tàu PMI IV    vẫn được dùng để huấn luyện các sinh viên trường hàng hải của Cloma    do thuyền trưởng Filemon Cloma, em trai Tomas Cloma, điều khiển đã lên đường ra các hòn đảo này chiếm đóng(38). 40 thủy thủ trên tàu, tất cả đều có quốc tịchổ Phi luật tân, đã dựng quốc kỳ Phi luật tân trên một hòn đảo và chính thức tuyên bố chiếm hữu đảo này theo tục lệ quốc tế. Tại mi hòn đảo họ tới chiếm đóng, họ đều niêm yết cáo thị chiếm hữụ Họ đặt tên những hòn đảo ở đây, tất cả có 53 đảo và cù lao với diện tíchổ tổng cộng 64.976 dặm vuông, là "Freedomland" hay Đất Tự do(39).


Ngày 15.5.1956 Cloma chính thức thông báo cho Phó Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Phi luật tân Carlos P. Garcia hay là một số công dân Phi luật tân đã quan sát, trắc lượng và chiếm hữu "một lãnh thổ ở Nam hải, bên ngoài hải phận Phi luật tân và không thuộc thm quyền quản hạt của nước nào. "(40) Cloma cũng nói thêm là lãnh thổ này đã được Cloma và các đồng sự tuyên bố chiếm hữụ   Mặt khác, Cloma đã gửi "cáo thị" về việc chiếm hữu này tới báo chí trong và ngoài nước, yêu cầu đăng tải theo thủ tục luật quốc tế. Cáo thị nhấn mạnh là sự tuyên bố này căn cứ vào quyền khám phá và/hay chiếm hữu công khaị  Sáu ngày sau, ngày 21.5.1956, Cloma gửi một bức thư thứ nhì cho Bộ Ngoại giao Phi luật tân để thông báo cho Chính phủ Phi luật tân hay là lãnh thổ mà ông tuyên bố chiếm hữu được đặt tên là "Freedomland." Kềm theo thư là danh sách các đảo và cù laọ   Trong thư Cloma còn nói thêm là:


"Kính xin lưu ý là sự tuyên bố này do 'các công dân Phi luật tân' làm chứ không phải là 'nhân danh Chính phủ Phi luật tân' bởi vì chúng tôi không được phép làm như vậỵ Tuy nhiên việc này có hậu quả là lãnh thổ trở thành một phần của Phi luật tân. Vì lý do đó chúng tôi hy vọng và thỉnh cầu Chính phủ Phi luật tân ủng hộ cùng là bảo vệ sự tuyên bố của chúng tôi và xin cũng đừng đưa một tuyên bố nào khác ra Liên hiệp quốc để tránh khỏi khuyến khích, xúi giục sự phản đối của các nước khác."(41)


Sau đó Cloma chính thức tuyên bố thành lập một chính quyền riêng biệt cho quần đảo Freedomland và gửi một bản tuyên cáo về việc thành lập chính quyền này cho Ngoại trưởng Phi luật tân ngày 6.7.1956. Bản tuyên bố còn yêu cầu Phi luật tân cho quần đảo hưởng qui chế bảo hộ.


Vấn đề rắc rối thêm khi Ngoại trưởng Phi luật tân trong thư trả lời Cloma đã viết:


"Về phần Bộ Ngoại giao, thiểm Bộ coi các đảo, cù lao, ám sa san hô, thiển than và các bãi cát bao gồm ở trong vùng mà ông mệnh danh là "Freedomland", ngoại trừ nhóm 7 hòn đảo mà quốc tế thường gọi là quần đảo Spratly, là đất vô chủ, có cái mới nổi lên, có cái đã được ghi chú trên bản đồ quốc tế chưa thám sát và sự hiện hữu đáng nghi ngờ, và tất cả đều chưa có ai tới chiếm hữu, chưa có ai cư ngụ; nói một Cách khác, điều đó có nghĩa  là mọi công dân Phi luật tân có quyền tự do khai thác kinh tế và lập nghiệp như công dân bất cứ quốc gia nào khác, ngày nào mà chủ quyền chuyên hữu của bất cứ quốc gia nào trên những đảo này không được thiết lập theo các nguyên tắc vẫn được luật quốc tế chấp nhận hay được cộng đồng các quốc gia thừa nhận.


"Còn về nhóm 7 hòn đảo mà quốc tế thường gọi là quần đảo Spratly, Chính phủ Phi luật tân coi những đảo này như là ở trong chế độ giám hộ trên thực tế của các quốc gia đồng minh thắng trận Thế chiến thứ 2 do kết quả của Hòa ước Nhật bản ký tại Cựu kim sơn ngày 8.9.1951 do đó Nhật bản khước từ mọi quyền, danh nghĩa  và đòi hỏi trên quần đảo Spratly và quần đảo Paracel và cho tới nay các quốc gia đồng minh chưa có một vụ dàn xếp đất đai nào về hai quần đảo này. Vì thế ngày nào mà nhóm các đảo đó còn ở trong tình tra.ng này, mọi công dân hay nhân viên các quốc gia đồng minh có quyền khai thác kinh tế và lập nghiệp trên căn bản bình đẳng cơ hội và đối đãi về các vấn đề xã hội, kinh tế và thương mại liên quan tới hai quần đảo này.


"Phi luật tân là một trong những quốc gia đồng minh đã đánh bại Nhật bản trong trận Thế chiến thứ 2 và cũng là quốc gia ký Hòa ước Nhật bản đã nói bên trên.


"Về phương diện vị trí địa dư của những hòn đảo và cù lao bao gồm trong "Freedomland", vì chúng kế cận biên giới lãnh thổ Phi luật tân về phía tây, vì những quan hệ lịch sử và địa chất của chúng đối với quần đảo Phi luật tân, vì giá trị chiến lược lớn lao của chúng đối với nền quốc phòng và an ninh của chúng ta, ngoài tiềm năng kinh tế đáng kể về ngư nghiệp, sản phẩm san hô, hải sản và phốt phát, chắc chắn là Chính phủ Phi luật tân không coi thường sự khai thác kinh tế và lập nghiệp  của các công dân Phi luật tân tại những nhóm đảo và cù lao này ngày nào họ còn theo đuổi những mục đích ổ hợp pháp."(42)


Ngoài ra, trong một buổi họp báo tại Manila ngày 19.5.1956, ông Carlos P. Garcia cũng tuyên bố là một nhóm đảo ở Nam hải, kể cả đảo Thái bình và đảo Trường sa, đúng lý ra phải thuộc về Phi luật tân vì chúng kế cận nước này.



Các sự kiện và lời tuyên bố này đã đưa đến những phản ứng mãnh liệt trên thế giới.  Vì đề tài của bài này, ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới phản ứng của Trung quốc thôi chứ không đề cập tới phản ứng của Việt Nam và của các quốc gia khác.


Ngày 29.5.1956 Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã ra một tuyên bố về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo, nội dung như sau:



"Theo tin gần đây của một vài hãng thông tấn ngoại quốc Bộ trưởng Ngoại giao Phi luật tân Carlos Garcia đã tuyên bố trong một cuộc họp báo là nhóm các đảo ở Nam Trung quốc hải kể cả đảo Thái bình và đảo Nam uy 'đúng lý ra phải thuộc về Phi luật tân vì chúng ở kế cận.' Các báo cáo của các hãng thông tấn ngoại quốc còn tiết lộ là Chính phủ Phi luật tân hiện đang tiếp xúc với bề lũ Tưởng Giới thạchổ ở Đài loan mưu toan 'dàn xếp' cái gọi là vấn đề chủ quyền trên quần đảo Nam sa. Về vấn đề này, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thấy cần phải tuyên bố như sau:


"Đảo Thái bình và đảo Nam uy ở Nam hải nói trên, cùng với những đảo nhỏ ở lân cận đều được gọi chung là quần đảo Nam sa. Quần đảo này lúc nào cũng là một phần lãnh thổ của Trung quốc. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền bất khả tranh nghị và hợp pháp đối với quần đảo này. Ngay từ ngày 15.8.1951, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Châu Ân lai trong bản Tuyên bố về Dự thảo Hòa ước ký với Nhật bản của Anh Mỹ và Hội nghị Cựu kim sơn đã long trọng vạchổ rõ rằng: 'Cũng như toàn thể quần đảo Nam sa, quần đảo Trung sa và quần đảo Đông sa, quần đảo Tây sa (quần đảo Paracel) và đảo Nam uy (đảo Spratly) lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung quốc. Mặc dù đã có thời kỳ những đảo này bị Nhật bản chiếm đóng trong trận chiến tranh xâm lăng do đế quốc Nhật bản gây ra, sau


khi Nhật bản đầu hàng, Chính phủ Trung Hoa lúc bấy giờ đã thu hồi lạị' Cớ do Chính phủ Phi luật tân nêu ra để che đậy ý đồ xâm chiếm lãnh thổ của Trung quốc, quần đảo Nam sa, hoàn toàn không thể biện minh được.


"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa long trọng tuyên bố: sự xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Trung quốc đối với quần đảo Nam sa của bất cứ quốc gia nào, vì bất cứ lý do nào, và bằng bất cứ phương tiện nào, cũng tuyệt đối không thể dung thứ được."(43)


Một lần nữa chúng ta thấy bản tuyên bố vừa kể trên cũng không nêu ra một chi tiết cụ thể nào để chứng minh chủ quyền của Trung quốc đối với quần đảo Trường sa, và cả Hoàng sa nữa. Vẫn chỉ là sự tái khẳng định chủ quyền đó một Cách vu vơ thôị  Về phía Đài loan, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, qua đại sứ ở Manila, đã phản kháng mạnh mẽ cùng Chính phủ Phi luật tân và viện vào cớ là quần đảo này thuộc về Trung quốc từ thế kỷ thứ 15. Chúng tôi rất tiếc không được rõ nội dung sự phản kháng này nên không biết luận cứ của Đài loan ra sao và căn cứ vào đâu Đài loan cho là chủ quyền đó có từ thế k thứ 15.


Song song với việc phản kháng tại Manila, phát ngôn viên Đài loan   còn loan tin Đài loan phái một lực lượng đặc nhiệm tới quần đảo Trường sa "có thể và chắc chắn sẽ xảy ra" và quả thực một hạm đội Đài loan đã được phái tới nơi trong một thời gian ngắn để ngăn chặn mọi việc không hay xảy ra.  Nhận được tin này, Ngoại trưởng Phi luật tân vội vàng chỉ thị cho Đại sứ Phi luật tân tại Đài bắc là Narciso Ramos báo cho Chính phủ Đài loan "không nên quá e ngại về diễn biến của tình hình." Ngoài ra ông cũng loan báo là Chính phủ Phi luật tân chưa có một thái độ chính thức nào về những lời tuyên bố của Cloma và tuy Phi luật tân chưa thăm dò ý kiến với Chính phủ Hoa kỳ về vấn đề này, ông ngh rằng nếu sau này cần có một trung gian hòa giải thì Hoa kỳ sẽ là "một trọng tài công minh chính trực" vì Hoa kỳ có quan hệ thân hữu với cả hai nước.


Trong khi đó, ngày 8.6.1956 Cloma lại phái một đoàn thứ 2 mang thực phẩm ra tiếp tế cho 29 thủy thủ đã ở lại quần đảo trong chuyến đi thứ nhất. đảo Thái bình, các thủy thủ của Cloma thấy hải quân Đài loan đã bốc rỡ những mốc bia đánh dấu mà họ dựng lên trên đảo trong chuyến đi thứ nhất và đã dựng một dấu hiệu của Trung Hoa Dân quốc trên mốc bia cũ của Nhật bản và cũng vẽ dấu hiệu Trung Hoa trên tường một căn nhà đổ nát trước kia thuộc tra.i lính Nhật bản.

 

Cuộc chạm trán đầu tiên giữa đội của Cloma và hải quân Đài loan xảy ra ngày 1.10.1956. Lúc thuyền trưởng Filemon Cloma đang ở trên tàu PMI IV bỏ neo ở ngoài khơi đảo Ciriaco thì có hai chiếc tàu của Đài loan từ phía nam tiến lại gần. Thuyền trưởng Cloma được mời lên tàu của Đài loan để thuơng nghị với thuyền trưởng họ Hồ. Cuộc thảo luận kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Sau đó một đoàn thủy quân Đài loan lên tàu của Cloma kiểm soát trong hai tiếng đồng hồ. Họ tịchổ thu tất cả súng ống, võ khí, bản đồ và các tài liệu trên tàụ Mặc dù có phản kháng, thuyền trưởng Cloma vẫn bị giữ trên tàu mãi đến 9 giờ đêm hôm đó. Hôm sau, thuyền trưởng Cloma lại dược mời lên tàu Đài loan. Tuy từ chối không chịu nhận Freedomland là lãnh thổ của Trung Hoa và không chịu ký vào tờ tuyên bố là ông và các thủy thủ sẽ rời Freedomland không bao giờ trở lại, nhưng ông không bị bắt buộc phải nộp võ khí cho các viên chức Đài loan. Ngày  3.10.1956 tàu của Đài loan rời khu vực này.


Nói tóm lại, cả Bắc kinh lẫn Đài bắc đều nhận hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa là lãnh thổ của Trung quốc. Tuy nhiên, cả hai chính phủ Quốc Cộng Trung Hoa lại vẫn không đưa ra dược một dẫn chứng cụ thể nào để bênh vực quan điểm của mình mà chỉ biết dùng võ lực để ép người khác phải nhìn nhận quan điểm của họ. Chính sách sử dụng võ lực này 18 năm sau (1974) đã được Trung quốc dùng tới một lần nữa, lần này đến phiên Trung Cộng.


IV. Dịp Việt Nam Cộng hòa bắt giữ ngư dân Trung Cộng (1959)


Ngót ba năm sau, năm 1959, lại có một biến cố khác đã xảy ra khiến cho Trung quốc có dịp lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.  

 

Đêm ngày 20 ra.ng ngày 21.2.1959, một đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hòa đóng tại quần đảo Hoàng sa phát giác thấy Trung Cộng đã lén đưa ngư dân đổ bộ lên các đảo Cam tuyền (Robert), Duy mộng (Drummond) và Quang hòa (Duncan) trong nhóm Nguyệt thiềm (Crescent) thuộc quần đảo Hoàng sa với mục đíchổ chiếm lấy quần đảọ Đây không phải là lần đầu họ làm như vậỵ Năm 1956 các ngư dân Trung Cộng đã lén lút đổ bộ lên Lâm đảo (Wooded Island) và đảo Linh côn (Lincoln Island), cũng thuộc nhóm Nguyệt thiềm, và sau được thay thế bằng quân chính qui của Trung Cộng. Tuy nhiên  lần đổ bộ này họ không thành công. Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã ngăn chặn các ngư thuyền của họ và ra lệnh cho họ rút luị Khi họ từ chối và kháng cự, các lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bắt giữ 82 ngư dân và 5 ngư thuyền. Vài bữa sau họ được thả.


Ngót một tuần sau, Bắc kinh mới phản ứng. Trong một bản tuyên bố ngày 27.2.1959, Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã vu cáo là hải quân VNchổ đã xâm nhập bất hợp pháp quần đảo Hoàng sa, bắt cóc 82 ngư dân và chiếm giữ 5 ngư thuyền cùng các tài sản khác của ngư dân Trung Cộng. Bản tuyên bố còn nói thêm là:


"Quần đảo Tây sa là một phần của lãnh thổ Trung quốc. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã long trọng tuyên bố về sự kiện này ngày 15.8.1951 và ngày 29.5.1956. Bây giờ hải quân Nam Việt đã vi phạm sự toàn văn lãnh thổ của Trung quốc và bắt cóc các ngư dân, ngư thuyền Trung Hoa. Điều này làm cho nhân dân Trung Hoa hết sức tức giận.


"Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa long trọng cảnh cáo nhà cầm quyền Nam Việt phải phóng thíchngay những ngư dân Trung Hoa bị bắt cóc, trao trả tất cả các ngư thuyền và tài sản khác đã bị chiếm mang đi, bồi thường thiệt hại cho những người này và bảo đảm không để cho những việc bất hợp pháp  tương tự tái diễn trong tương laị Nếu không, nhà cầm quyền Nam Việt sẽ phải chịu tráchổ nhiệm về tất cả các hậu quả."(44)


Bản tuyên ngôn này, cũng như biết bao bản tuyên ngôn trước đó, không hề đưa ra một chi tiết nào để chứng minh Hoàng sa, và cả Trường sa nữa, là một phần lãnh thổ của Trung quốc. Tuy nhiên, bản tuyên bố cũng mang một vài điểm đáng cho chúng ta chú ý.


Thứ nhất, khác với những lần trước Trung Cộng chỉ nói đến chủ quyền của Trung quốc trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa và sự không dung thứ những hành vi nào mà Trung Cộng cho là vi phạm đến chủ quyền đó thôi, lần này bản tuyên bố đã đe dọa rằng nhà cầm quyền Nam Việt, một danh từ Trung Cộng thường dùng để gọi Việt Nam Cộng hòa, "sẽ phải chịu tráchổ nhiệm về tất cả những hậu quả." Lời đe dọa đó sau này được Trung Cộng thực hiện bằng việc đánh chiếm quần đảo Hoàng sa năm 1974.


Thứ hai, Trung Cộng đã coi việc hải quân Việt Nam Cộng hòa đóng tại quần đảo Hoàng sa là xâm nhập bất hợp pháp quần đảo Hoàng sa và vi phạm sự toàn văn lãnh thổ của Trung quốc. Tuy nhiên, điều đáng nói là không phải chỉ đến ngày 20 và 21.2.1959, nghĩa  là ngày xảy ra biến cố bắt giữ ngư dân Trung Cộng, hải quân Việt Nam Cộng hòa mới tới đồn trú tại đây; trái lại họ đã đồn trú ở đó từ lâu rồị Một việc quan trọng như vậy, đến độ Trung Cộng phải ghép vào loại "vi phạm sự toàn văn lãnh thổ của Trung quốc" chắc chắn là cả Trung Cộng lẫn Đài loan đều phải biết. Trái lại, theo sự khảo cứu của chúng tôi, cả Trung Cộng lẫn Đài loan không hề lên tiếng phản đối việc đồn trú này. Phải đợi đến khi ngư dân Trung Cộng bị bắt giữ thì Trung quốc mới có phản ứng. Hơn nữa, chỉ có nhà cầm quyền Bắc kinh mới lên tiếng kết tội Việt Nam Cộng hòa. Trái lại Đài loan hoàn toàn im lặng, không ra một lời tuyên bố nào, dù là chính thức hay bán chính thúc, về việc hải quân Việt Nam Cộng hòa đồn trú tại quần đảo Hoàng sa cũng như về việc bắt giữ ngư dân, ngư thuyền Trung Cộng.


Thứ ba, Trung Cộng đã vu cáo hải quân Việt Nam Cộng hòa "bắt cóc ngư dân, ngư thuyền Trung Hoa." Sở d chúng tôi phải dùng từ "vu cáo" ở đây là vì Trung Cộng đã dùng từ "bắt cóc" gán ghép cho hành động của hải quân Việt Nam Cộng hòa.


Theo định nghĩa  "bắt cóc" là tội bắt giữ người một Cách bất hợp pháp và di chuyển người đó đi nơi khác. Theo luật quốc nội cũng như luật quốc tế, đây là một hình tộị Muốn bị kết tội bắt cóc, ngưới bắt giữ phải phạm những yếu tố sau đây: cố ý phạm tội, bắt giữ nạn nhân bất hợp pháp, và di chuyển nạn nhân đi chổ khác.


Cố ý phạm tội có nghĩa  là người bắt cóc phải đã có ý định bắt cóc nạn nhân trước khi thực hiện ý định đó. Trong việc bắt giữ các ngư nhân Trung Cộng, hải quân Việt Nam Cộng hòa không hề có ý định bắt giữ họ từ trước mà chỉ giữ họ lại khi họ không chịu rời khỏi các đảo Cam tuyền, Duy mộng và Quảng hòa theo như yêu cầu của hải quân Việt Nam Cộng hòa thôi.


Bắt cóc là một hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, nếu người bắt giữ người khác do tráchổ nhiệm, bổn phận của mình trong phạm vi pháp luật cho phép, dù là pháp luật quốc nội hay pháp luật quốc tế, người bắt giữ không làm hành vi bất hợp pháp. Trong vụ bắt giữ ngư dân Trung Cộng, hải quăn Việt Nam Cộng hòa hỉ thi hành nhiệm vụ của mình là bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Đó là một nhiệm vụ mà bất cứ quân nhân nuớc nào trên thế giới, kể cả Trung Cộng, cũng phải thi hành. Hơn nữa, nếu người bắt giữ không chịu thả nạn nhân khi nạn nhân có quyền được thả ra thì mới có thể bị coi là phạm tội bắt cóc. đây, hảị quân Việt Nam Cộng hòa đã thả các ngư dân Trung Cộng ngay sau khi đã làm các hành vi thuộc bổn phận của mình nên cũng không thể coi là bắt cóc họ. Nói Cách khác, họ chỉ bắt giữ theo luật định chứ không bắt cóc.


Ngoài ra, việc bắt cóc ngụ ý chỉ người làm ra hành động giới hạn sự di chuyển của nạn nhân, không cho nạn nhân đi đâu hết. Trái lại, nếu chỉ ngăn chặn không cho nạn nhân tới một chổ nào vì một lý do hợp pháp nào thì việc đó không phải là bắt cóc. Mặt khác, nếu nạn nhân có Cách thoát khỏi sự giam giữ mà không nguy hại đến tính mệnh của mình, việc bắt giữ nạn nhân cũng không thể coi là bắt cóc được. Trong vụ này các ngư dân Trung Cộng đã được hải quân Việt Nam Cộng hòa đồn trú tại ba hòn đảo nơi xảy ra biến cố, mà Việt Nam Cộng hòa cho là phần lãnh thổ của mình và ủy thác cho hải quân Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và canh giữ, để cho tự do đi bất cứ nơi nào khác ngoại trừ đổ bộ lên ba hòn đảo này nếu không có phép của Việt Nam Cộng hòa. Như vậy khi hải quân Việt Nam Cộng hòa bắt giữ các ngư  dân Trung Cộng không chịu rút lui khỏi ba đảo họ không bắt cóc các ngư dân đó.


Sau hết, cũng nên nói thêm là Trung Cộng đã dùng sai từ "bắt cóc". Bắt cóc đòi hỏi việc di chuyển nạn nhân đi một nơi khác với nơi bị bắt giữ và nơi đó không được tiết lộ. Ở đây các ngư dân Trung Cộng không hề bị hải quân Việt Nam Cộng hòa di chuyển đi dâu cả, mà chỉ bị ngăn không được lưu lại ba hòn đảo thôi. Hành vi của hải quân Việt Nam Cộng hòa không thể bị ghép tội bắt cóc được.


Thứ tư, chính quyền Bắc kinh đòi Vi(r)t nam Cộng hòa chẳng  những là phải "phóng thíchngay những ngư dân Trung Hoa bị bắt cóc" mà còn phải "trao Dụng ý của Trung Cộng * đây khi vu cáo như vậy là có ý muốn tỏ cho thế gi3/4i biết rằng hải quân Việt nam Cộng hòa đã có hành dộng bất hợp pháp của những tên hải tặc chuyên môn đánh cướp trên mặt bể, chứ không phải là hành dộng hợp pháp của các quân nhân bảo v(r) lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, sự vu cáo này của Trung Cộng cũng không đáng cho mọi người ngạc nhiên vì Trung Cộng có thói quen vu cáo và lăng nhục những nước  hay những người đối nghịchổ với Trung Cộng và thói quen đó đã nổi tiếng trên thế giới.


Thứ tư, chính quyền Bắc kinh đòi Việt Nam Cộng hòa chẳng những là phải "phóng thíchngay những ngư dân Trung Hoa bị bắt cóc" mà còn phải "trao trả tất cả các ngư thuyền và tài sản khác   đã bị chiếm mang đi". chổ này Trung Cộng vu cáo quá lố. Hải quân Việt Nam Cộng hòa chỉ giữ các ngư dân Trung Cộng và ngư thuyền thôi và không hề lấy một chút tài sản nào khác chứ đừng nói là "chiếm mang đị" rả tất cả các ngư thuyền và tài sản khác   đã bị chiếm mang đi". Dụng ý của Trung Cộng ở đây khi vu cáo như vậy là có ý muốn tỏ cho thế giới biết rằng hải quân Việt Nam Cộng hòa đã có hành dộng bất hợp pháp của những tên hải tặc chuyên môn đánh cướp trên mặt bể, chứ không phải là hành dộng hợp pháp của các quân nhân bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, sự vu cáo này của  Trung Cộng cũng không đáng cho mọi người ngạc nhiên vì Trung Cộng có thói quen vu cáo và lăng nhục những nước hay những người đối nghịchổ với Trung Cộng và thói quen đó đã nổi tiếng trên thế giới.

 

V. Phản ứng đối với lời tuyên bố của Tổng thống Phi luật tân về chủ quyền trên quần đảo Trường sa (1971)


Mười hai năm lại trôi qua đi không có dịp nào dể các nhà cầm quyền Bắc kinh và Đài bắc lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, cho tới năm 1971.


Trong một buổi họp báo tại điện Malacanang(45) ngày 10.7.1971, trước buổi khai mạc hội nghị kỳ thứ 6 của Hiệp hội các Quốc gia Á châu và Thái bình dương trên cấp bậc Tổng trưởng tại Manila, Tổng thống Phi luật tân Ferdinand Marcos tố cáo quân đội Đài loan, lúc đó đang chiếm đóng ở đảo Thái bình (Itu Aba, hay Ligaw theo tên Phi luật tân), đã đặt những ổ trọng pháo để tăng cường sự phòng thủ đảo này và trong một vài trường hợp đã bắn cảnh cáo vào những phi cơ và tàu của Phi luật tân đi trinh sát trong vùng. ng cũng nói thêm là Hội đồng An ninh Quốc gia


Phi luât tân trong phiên họp ngày hôm đó đã đồng thanh cho rằng vì những diễn biến nhanh chóng xảy ra trong vùng và vì đảo này ở kế cận lãnh thổ Phi luật tân nên việc một nước ngoài chiếm đóng ở đây là một mối đe dọa trầm trọng cho nền an ninh của Phi luật tân(46). Ngoài ra, ông còn nhắc lại quan điểm của Phi luật tân (đã nói ở đoạn III bên trên) là quần đảo Trường sa đang ở trong chế độ giám hộ trên thực tế của các quốc gia đồng minh theo Hòa ước với Nhật bản ký tại Cựu kim sơn ngày 8.9.1951. Trong hòa ước này Nhật bản khước từ mọi quyền, danh nghĩa  và đòi hỏi đối với quần đảo này. Vẫn theo lời Marcos, vì quần đảo Trường sa ở dưới chế độ giám hộ, không nước nào có quyền mang quân đội vào bất cứ hòn đảo nào trong nhóm quần đảo này nều không có phép và sự thỏa thuận của các quốc gia đồng minh. Sau hết, ông loan báo thêm là vì Đài loan thiết lập một đồn binh tại đảo Thái bình không có phép và sự thỏa thuận của các quốc gia đồng minh nên Phi luật tân đã yêu cầu Chính phủ Đài bắc rút quân đội khỏi nơi này.


Lời tuyên bố cùa Marcos đã gây ra phản ứng tại nhiều quốc gia. Vài ngày sau khi có lới tuyên bố này, các Chính phủ Anh và Hoà lan loan báo hai nước khước từ quyền giám hộ trên quần đảo Trường să47). Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Trần văn Lắm ngày 13.7.1971, tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường sa mà các dữ kiện lịch sử và pháp lý chứng tỏ là thuộc về Việt Nam, ít nhất là từ thế k thứ 18. ng cũng nhắc lại lời tuyên bố của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần văn Hữu tại Hoà hội Cựu kim sơn ngày 7.9.1951 (đã nói ở phần II bên trên).


Về phần Đài loan, Ngoại trưởng Châu Thư giai đã tuyên bố rằng quần đảo Nam sa từ thời xa xưa vẫn thuộc về Trung Hoa và quân đội Đài loan đã chiếm đóng quần đảo này hơn 20 năm qua. Sau đó ông đã hội đàm với Ngoại trưởng Phi luật tân Carlos Romulo, nhưng nội dung không được tiết lộ.


Đáng tiếc là Châu ngoại trưởng đã không đưa ra một chi tiết hay một thí dụ nào để chứng minh chủ quyền của Trung quốc đối với quần đảo này "từ thời xa xưa" và cũng không cho biết là "thời xa xưa" ấy là từ bao giờ. Chúng tôi xin mở dấu ngoặc ở đây để nói thêm là Đài loan đã cho leo thang thời gian chủ quyền. Trong lần phản ứng năm 1956 (nói ở phần II bên trên), Đài loan nói là Trung quốc có chủ quyền trên hai quần đảo này từ thế k thứ 15, nay lại đổi thành từ thời xa xưa. Hơn nữa, ông lại cố tình che dấu tính Cách bất hợp pháp của việc Quốc quân Đài loan chiếm đóng ở đây như chúng tôi đã trình bày trong đoạn II bên trên.


Mặt khác, trong vụ này nhà cầm quyền Bắc kinh đã không chính thức lên tiếng mà chỉ cho phép hãng thông tấn nhà nước là Tân Hoa xã phổ biến ngày 16.7.1971 một bài nhan đề là "Philippine Authorities Openly Violate Chinás Territorial Sovereignty by Occupying Islands of Chinás Nansha Islands" (Nhà Cầm Quyền Phi luật tân Công khai Vi phạm Chủ quyền Lãnh thổ của Trung quốc Bằng Cách Chiếm đóng Các Đảo thuộc Quần đảo Nam sa của Trung quốc), để lên án việc Phi luật tân phái quân tới chiếm đóng vài hòn đảo trong quần đảo Nam sa, cho "đó là một biến cố trầm trọng của một sự vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của Trung quốc của nhà cầm quyền Phi luật tân trong lúc theo đuổi chính sách xâm lược và mưu đồ chiến tranh ở Á châu của đế quốc Mỹ." Bài này nói là:


"Quần đảo Nam sa gồm đảo Thái bình, đảo Nam uy, đảo Trung nghiệp, đảo Mã hoan và nhiều cù lao khác ở Nam haûi.Những đảo này lúc nào cũng là phần lãnh thổ của Trung quốc. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền bất khả tranh nghị và hợp pháp trên những đảo này. Mặc dù quần đảo Nam sa đã có lần rơi vào tay đế quốc Nhật bản sau khi nước này tung ra trận chiến tranh xâm lăng, khi Nhật bản đầu hàng Chình phủ Trung Hoa lúc bấy giờ đã thu hồi lại quần đảo này.(48)


Sau khi nhắc lại các lời tuyên bố ngày 15.8.151 của Châu Ân lai và ngày 29.5.1956 của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng là "tuyệt đối không nước nào được phép vi phạm chủ quyền hợp pháp của Trung quốc trên quần đảo Nam sa vì bất cứ lý do nào và dưới bất cứ hình thức nào", bài của Tân Hoa xã còn cảnh cáo:


"Chính phủ và nhân dân Trung Hoa tuyệt đối không thể nào dung thứ việc chính phủ Phi luật tân công khai vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung quốc. Chính phủ Phi luật tân phải ngưng ngay việc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung quốc và rút nhân viên ra khỏi quần đảo Nam sạ"(49)


Điểm đáng chú ý là bài này làm ngơ không đả động gì đến việc Đài loan chiếm đóng đảo Thái bình và tuyên bố chủ quyền của Trung quốc trên quần đảo Trường sa.


Một lần nữa, Trung Cộng, giống Đài loan, không đưa ra được bằng chứng nào mà chỉ nói vu vơ là quần đảo Trường sa thuộc về Trung quốc thôị


VỊ Luận cứ nêu ra trong vụ đụng độ hải quân với Việt Nam Cộng hòa (1974)


Vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa bước sang một giai đoạn mới vào tháng giêng năm 1974, lần này đưa đến việc giải quyết bằng vũ lực qua một cuộc đụng độ hải quân công khai và trực tiếp giữa Việt Nam Cộng hòa và Trung Cộng tại quần đảo Hoàng sa. Vì là một nước rất nhỏ bé, về địa dư cũng như về nhân số, so với Trung Cộng, vì không được sự giúp đỡ tận tình của các quốc gia tự nhận là đồng minh, vì bị thế giới làm ngơ và vì kiệt sức trước cuộc chiến tranh trong nước đã kéo dài ngót 30 năm, Việt Nam Cộng hòa chỉ chống lại Trung Cộng được có hai ngày để rồi cuối cùng nhìn thấy quần đảo Hoàng sa rơi vào tay Trung Cộng mà hậu quả còn kéo dài tới ngày naỵ


Biến cố này xảy ra sau khi Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã quyết định sáp nhập quần đảo Trường sa vào xã Phước hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước tuy, ngày 6.9.1973(50).


Đây không phải là lần đầu tiên có sự sáp nhập hai quần đảo Hoàng sa và quần đảo Truòng sa vào các đơn vị hành chính nội địa ở Việt Nam. Thực vậy, trong thời Pháp thuộc, ngày 21.12.1933 quần đảo Trường sa đã được sáp nhập vào địa phận tỉnh Bà rịa (51) và ngày 30.3.1938 quần đảo Hoàng sa được sáp nhập vào tỉnh Thừa thiên(52). Từ khi Việt Nam giành được độc lập khỏi tay thực dân Pháp, quần đảo Hoàng sa dược tổ chức thành xã Định hải, do một phái viên hành chính cai trị và trực thuộc quận Hoà vang, tỉnh Quảng nam ngày 13.7.1961(53), rồi đến ngày 21.10.1969 xã Định hải (tức quần đảo Hoàng sa) sáp nhập vào xã Hòa long cùng quận Hòa vang, tỉnh Quảng nam(54); còn quần đảo Trường sa được đặt thuộc tỉnh Phước tuy (tên mới của tỉnh Bà rịa) ngày 22.10.1956(55). Nghị định ngày 6.9.1973 chỉ đổi quận trực tiếp quản trị quần đảo Trường sa.


Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy là trong các việc sáp nhập hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa trước đây các chính phủ Trung Hoa không hề lên tiếng phản đối gì cả. Chỉ đến lần cuối cùng, năm 1973, thì cả Bắc kinh lẫn Đài loan mới có phản ứng.

 

1 2
 
3
4

 

 

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13