Vấn
đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa:
Vài
nhận xét về lập luận của hai chính phủ Bắc Kinh và Đài
Loan
Giáo Sư Tạ quốc Tuấn
(III)
Ạ Phản ứng
của Trung Cộng
1. Tuyên bố ngày 1.1.1974
Điều chúng ta không hiểu rõ là vì lý do gì mà mãi hơn 4 tháng sau khi có việc
sáp nhập quần đảo Trường sa vào quận Đất Đỏ Bắc kinh mới có phản ứng.
Ngày 11.1.1974 Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã ra một bản tuyên bố(56), mở đầu như
sau:
"Cách đây không lâu, nhà cầm quyền Sài gòn ở Nam Việt đã trắng trợn loan
báo đặt hơn mười đảo thuộc quần đảo Nam sa của Trung quốc, kể cả Nam uy và Thái
bình, dưới quyền quản trị của tỉnh Phước tuy ở Nam Việt. Đây là một sự xâm phạm
điên cuồng đến sự toàn văn lãnh thổ và chủ quyền của Trung quốc."
Sau khi nhắc lại lời tuyên bố đã từng được nói tới nhiều lần là "cũng
giống như các quần đảo Tây sa, Trung sa và Đông sa, quần đảo Nam sa luôn luôn
là lãnh thổ của Trung quốc," bản tuyên bố đã tố cáo đây không phải là lần
đầu Việt Nam Cộng hòa đã có hành động như vậy:
"Trong những năm gần đây nhà cầm quyền Sài gòn đã gia tăng xâm chiếm vài
hòn đảo trong quần đảo Nam sa và Tây sa, trong nhiều trường hợp đã ồn ào đòi
chủ quyền trên hai quần đảo này, ngay cả dựng các "bia chủ quyền"
trên đó. Giờ đây nhà cầm quyền Sài gòn lại đi thêm bước nữa, công khai sáp nhập
hơn mười đảo, kể cả đảo Nam uy và Thái bình, vào ranh giới của mình. Hành động
này tạo nên một bước mới nhằm nắm vnh vin quần đảo Nam sa của Trung quốc.
"Đoạn
bản tuyên bố nhắc lại lập trường cũ của Trung Cộng:
"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhắc lại ở đây rằng các quần
đảo Nam sa, Tây sa, Trung sa và Đông sa tất cả đều là phần của lãnh thổ
Trung quốc. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền bất khả tranh nghị
trên những quần đảo này."
Sau hết bản tuyên bố đã kết luận bằng Cách phủ nhận giá trị hành động của Việt
Nam Cộng hòa.
"Quyết định của nhà cầm quyền Sài gòn đem sáp nhập đảo Nam uy, Thái bình
và các đảo khác ở quần đảo Nam sa vào Nam Việt là bất hợp pháp và vô hiệu lực.
Chính phủ Trung Hoa sẽ không bao giờ dung thứ việc xâm phạm đến sự văn toàn
lãnh thổ và chủ quyền nào do nhà cầm quyền Sài gòn gây ra."
Bản tuyên bố
ngày 11.1.1974 này vẫn không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh hai quần đảo
Hoàng sa và Trường sa thuộc về Trung quốc. Tuy nhiên, bản tuyên bố đó có mấy
điểm đáng cho chúng ta chú ý.
Thứ nhất, không giống các lần tuyên bố trước, lần tuyên bố này có giọng điệu
gay gắt hơn ("trắng trợn loan báo," "xâm phạm điên cuồng,"
"ồn ào đòi chủ quyền") như báo hiệu trước những biện pháp mạnh của
Trung Cộng sẽ dùng tớị
Thứ hai, trong những bản tuyên bố trước Trung Cộng chỉ nói đến việc các nước vi
phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung quốc thôi, lần này Trung Cộng lại vu cáo Việt
Nam Cộng hòa gia tăng xâm chiếm hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa trong mưu đồ
nắm vnh vin hai quần đảo này. Sự vu cáo đó dường như nhằm đánh lạc hướng dư
luận quốc tế, qui tội xâm lăng cho Việt Nam Cộng hòa trước, để cho việc đánh
chiếm hai quần đảo này của Trung Cộng trở nên hợp pháp, nghĩa là muốn
chứng minh Trung Cộng chỉ dùng võ lực để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền của mình
thôị Nhận xét này đã được chứng minh rõ ràng sau ngày 19 và
20.1.1974. Khi Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng sa, thế giới đã hoàn toàn
im lặng, không một nước nào lên tiếng. Ngay cả Liên hiệp quốc, một
tổ chức quốc tế có bổn phận duy trì an ninh thế giới, cũng giữ thái độ im lặng
khó hiểu. Ngoài ra, sau biến cố này
Việt Nam Cộng hòa tính đưa nội vụ ra trước Liên hiệp quốc và chun bị hồ sơ kiện
tại Toà Án Quốc tế, nhưng một số nước vẫn nhận là đồng minh của Việt Nam Cộng
hòa đã tìm Cách ngăn cản để cho Việt Nam Cộng hòa không thể làm được việc này.
Đấy là chưa kể vào thời gian xảy ra vụ Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng
sa. Đệ Thất Hạm đội của Hoa kỳ đang tuần tiu và hoa.t động ở quanh vùng biển
Đông, gọi là để bảo vệ Việt Nam Cộng hòa, cũng không có một phản ứng nào trước
hành động của Trung Cộng.
Thứ ba, từ năm 1956 trở đi, mỗi khi nói đến chủ quyền của Trung quốc trên hai
quần đảo Hoàng sa và Trường sa, Trung Cộng bao giờ cũng dùng từ "chủ quyền
bất khả tranh nghị và hợp pháp" hay "chủ quyền hợp pháp".
Tuy nhiên trong lần tuyên bố ngày 11.1.1974 này và cả những
lần sau đó, như chúng ta sẽ thấy Trung Cộng chỉ nói tới
"chủ quyền bất khả tranh nghị" hay "chủ quyền bất khả xâm
phạm" thôi và hoàn toàn không dùng từ "hợp pháp" nữa. Có lẽ
Trung Cộng đã yên chí là thế giới đã mắc phải bả của mình rồi nên thấy không
cần dùng từ này nữa!
Thứ tư, lần đầu tiên Trung Cộng đã công khai bộc lộ rõ nguyên nhân thầm kín
thúc đẩyviệc tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa: đó
là nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng này. Thực vậy, bản tuyên bố ngày
11.1.1974 có câu:
"Các tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển quanh các quần đảo này
cũng thuộc về Trung quốc."
Điểm đáng chú ý ở đây là sự sử dụng chữ của Trung Cộng. Bản tuyên bố không nói
là những tài nguyên thiên nhiên trên càc quần đảo này mà lại nói tới
"những tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển quanh các quần đảo
này" cũng thuộc về Trung quốc. Như
vậy, Trung Cộng cố đòi cho kỳ được chủ quyền đối với Hoàng sa và Trường sa
không phải chỉ vì chổ phân chim, phốt phát hay các tài nguyên khác tìm thấy
trên hai quần đảo mà chính là nhằm vào những túi dầu có ở quanh hai quần đảo
đương tranh. Đây mới là động lực chính thúc đẩy Trung cộng ra tay hành động
mạnh.
Tưởng cũng cần nhắc lại là Trung Cộng chỉ lên tiếng với các lời lẽ gay gắt hơn
và sau này đi đến hình thức tranh chấp cực đoan hơn bằng Cách dùng đến võ lực
để chiếm quần đảo Hoàng sa, sau khi mấy công ty dầu ngoại quốc đã ký giao kềo
khai thác dầu ở ngoài khơi Việt Nam với chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Giả thử
quanh hai quần đảo này không có các túi dầu quan trọng thì chưa chắc Trung Cộng
đã làm gì, có lẽ vẫn giữ nguyên thái độ cũ là chỉ tuyên bố, đe dọa suông như
mọi lần, chứ không đánh chiếm quần đảo Hoàng sa. Vì vậy chúng ta có thể đề
quyết không sợ bị sai lầm là chính vì các túi dầu của Việt Nam Cộng hòa
mà Trung Cộng đã ra taỵ
2. Tuyên bố ngày 20.1.1974
Tuy nhiên bản tuyên bố ngày 11.1.1974 mới chỉ là màn giáo đầụ Tám ngày sau đã
xảy ra một cuộc hải chiến hai ngày 19 và 20.1.1974 tại vùng quần đảo Hoàng sa
giữa Việt Nam Cộng hòa và Trung Cộng. Điều chúng ta thắc mắc là không hiểu tại
sao Trung Cộng không chọn quần đảo Trường sa để ra tay mà lại chọn quần đảo
Hoàng sa. Phải chăng vì quần đảo này ở gần hải phận của Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (Bắc Việt) hơn nên các cuộc hành quân của Trung Cộng không bị trở ngại và
còn được Bắc Việt chống lưng cho hơn là một cuộc hành quân ở quần đảo Trường sa
nằm mãi sâu xuống phía nam và gần hải phận của Việt Nam Cộng hòa.
Sau khi có trận hải chiến ở vùng Hoàng sa ngày 20.1.1974 Bộ Ngoại giao Trung
Cộng đã tung ra một bản tuyên bố khác(57). Bản tuyên bố này rất quan trọng vì
đã đề cập tới một số dữ kiện không hề nói tới trong những bản tuyên bố khác.
Chúng ta sẽ lần lượt cứu xét những dữ kiện đó.
Trước hết, theo đường lối vu khống cố hữu của Trung Cộng, bản tuyên bố ngày
20.1.1974 đã che dấu sự thật và vu cáo là hải quân và không quânViệt Nam Cộng
hòa đã có hành động trước như là tấn công các ngư thuyền của Trung Cộng và
chiếm hai đảo trong quần đảo Hoàng sa ngày 15.1.1974, tấn công các đảo khác
ngày 19.1.1974 và bắn vào các chiến hạm Trung Cộng đang đi tuần tiụ
Rồi để biện minh hành động quân sự của mình, nhà cầm quyền Trung Cộng đã tuyên
bố:
"Vì bị đẩy tới quá mức chịu đựng nên các đơn vị hải quân, ngư dân và dân
binh của chúng ta [tức là của Trung Cộng] mới anh dũng chống trả để tự vệ và để
trừng phạt đíchổ đáng quân địch xâm lăng."
Sau khi vu cáo "nhà cầm quyền Sài gòn ở Nam Việt đã từ lâu định xâm chiếm
hai quần đảo Tây sa và Nam sa của Trung quốc" và nhắc lại việc Việt Nam
Cộng hòa sáp nhập hơn mười đảo thuộc quần đảo Trường sa như đã nói tới trong
bản tuyên bố ngày 11.1.1974, Bộ Ngoại giao Bắc kinh đã lên án là Việt Nam Cộng
hòa "giờ đây còn trắng trợn khiêu khíchổ Trung quốc về quân sự và chiếm
lãnh thổ của Trung quốc bằng võ lực. Đó là điều táo gan đến cùng cực."
Nói Cách khác, bản tuyên bố này cố vẽ một Việt Nam Cộng hòa hiếu chiến, đã có
những hành động gấy hấn trước và một Trung Cộng hiếu hòa, chỉ ra tay hành động
khi không thể chịu đựng sự khiêu khíchổ và xâm lăng của Việt Nam Cộng hòa được
nữa. Mục đíchổ của lời vu cáo này hiển nhiên là nhằm vào dư luận thế giới nói
chung và Hoa kỳ nói riêng hầu chặn trước không cho một nước nào phản đối Trung
Cộng đã vi phạm Hiến chương Liên hiệp quốc, mà Trung Cộng là một hội viên trước
đó ba năm, bằng việc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng sa. Về điểm này Trung Cộng đã
thành công. Không một nước nào trong Liên hiệp quốc dã lên tiếng cả.
Bản tuyên bố còn phê bình các hành động của Việt Nam Cộng hòa là:
"Đồng thời với việc xâm nhập võ trang vào lãnh thổ Trung quốc, nhà cầm
quyền Sài gòn lại còn dùng đến chiến thuật 'k có tội đâm đơn kiện trước,' bịa
đặt là Trung quốc 'đột nhiên thách thức' chủ quyền của chúng trên quần
đảo Tây sa nhằm cố gắng làm rối loạn dư luận quần chúng và lại còn khẳng định
là Sài gòn hoàn toàn có chủ quyền trên quần đảo Tây sa và không một quốc gia
nào tham dự Hội nghị Cựu kim sơn năm 1951 lại phản đối việc chúng đòi chủ
quyền."
Tới đây Bộ Ngoại giao Bắc kinh nhắc lại lời tuyên bố cố hữu là: "Như mọi
người đều biết, quần đảo Tây sa cũng như các quần đảo Nam sa, Trung sa và Đông
sa luôn luôn là lãnh thổ của Trung quốc." Điểm đáng nói ở đây là sau khi
tuyên bố chủ quyền này là "một sự thực bất khả tranh nghị" bản tuyên
bố của Bắc kinh đã gài thêm một câu là "mọi người Trung Hoa đều chủ trương
như vậỵ"
Câu này nhằm chặn họng trước Đài loan để đề phòng trường hợp Đài loan, vì nhu
cầu muốn duy trì sự giao hảo với Việt Nam Cộng hòa vào lúc các quốc gia khác
dần dần bỏ rơi Đài loan sau khi Trung Cộng được gia nhập Liên hiệp quốc năm 1971
và đang được Hoa kỳ o bế, và vì vốn có cừu thù với Trung Cộng, coi việc gì
Trung Cộng làm cũng là trái với quyền lợi của Trung quốc, quay ra chống đối
hành động cưỡng chiếm Hoàng sa của Trung Cộng, khiến cho Đài loan không thể làm
gì khác được. Hơn nữa, câu này còn có ý thách thức Đài loan có dám đi
ngược lại với quyền lợi của Trung quốc không.
Về điểm này Trung Cộng cũng đã thành công. Đài loan không những đã phụ họa với
Trung Cộng trong việc đòi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa mà
lại còn phái thêm quân đến chiếm đóng vài hòn đảo thuộc quần đảo Trường sa của
Việt Nam Cộng hòa để sn sàng chống lại khi cần.
Mặt khác, trái với các tuyên bố trước đây chỉ đề cập tới việc quần đảo Hoàng sa
(và cả Trường sa) bị Nhật bàn chiếm đóng trong thời Thế chiến thứ II và sau đó
Chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã thu hồi lại, lần này bản tuyên bố ngày
20.1.1974 đưa ra một chi tiết tuy không mới lạ đối với Việt Nam nhưng lại mới
đối với các người ngoại cuộc: đó là việc Pháp chiếm đóng quần đảo Hoàng sa.
"Mặc dù vài hòn đảo thuộc quần đảo Tâ sa có một thời kỳ trước Thế chiến
thứ II đã bị Pháp chiếm đóng và sau đó đến lượt Nhật bản, nhưng sau Thế chiến,
quần đảo Tây sa cũng như các đảo khác trong Nam hải đã được Chính phủ Trung Hoa
lúc bấy giờ chính thức thu hồi"
Chúng ta tự hỏi tại sao Trung Cộng lần này lại đề cập tới việc Pháp chiếm đóng
quần đảo Hoàng sả Câu hỏi này thật khó trả lời.
Nếu bảo rằng đó chỉ là để đáp lại lời tuyên bố của Việt Nam Cộng hòa ngày
12.1.1974 và 16.1.1974 trong đó đã nêu việc trong thời gian Việt Nam bị Pháp đô
hộ (1862 1945) "nhân danh vương quốc Việt Nam, Chánh phủ Pháp đã thực hiện
việc chiếm cứ chính thức đảo Hoàng sa"(58) và đặt "quần đảo Hoàng sa
thành đơn vị hành chánh sáp nhập vào tỉnh Thừa thiên" cùng "thiết lập
hai đơn vị hành chánh tại quần đảo Hoàng sa là đơn vị Croissant và đơn vị
Amphytrite"(59) để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo thì lập
luận này không đúng. Tại saỏ Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam Cộng hòa
đã đưa ra bằng chứng này. Thực vậy, suốt từ khi có Hòa hội Cựu kim sơn năm
1951, và nhất là từ năm 1956, trở đi, Việt Nam Cộng hòa đã nhiều lần nhắc tới
việc Pháp đã nhân danh Việt Nam chiếm hữu hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa để
chứng minh chủ quyền của mình. Lại nữa, trong vụ Phi luật tân đòi chủ quyền
trên quần đảo Trường sa năm 1976 (đã nói ở đoạn III bên trên), Xử lý Thường vụ
Toà Đại sứ Pháp tại Manila ngày 9.6.1956 đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Phi
luật tân về việc Pháp chiếm hữu hai quần đảo Hoàng sa và Trường să60). Như vậy
không phải là Trung Cộng không biết đến việc Pháp chiếm hữu hai quần đảọ
Câu hỏi là tại sao trong mọi lần trước Trung Cộng không đả động gì đến sự kiện
này mà nay lại nhắc tớỉ Phải chăng đó là vì Trung Cộng muốn leo thang việc
chứng minh chủ quyền của Trung quốc trên quần đảo đương tranh có từ trước Thế
chiến thứ II nhưng đã bị Pháp chiếm mất? Không chắc như vậỵ Một luận cứ kiểu
này không thể nào đánh đổ được luận cứ của Việt Nam Cộng hòa về tính Cách hợp
pháp của chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa trên quần đào này cũng như trên quần
đảo Trường sa, và cũng không thể nào chứng minh được chủ quyền của Trung Cộng.
Vả lại, nếu đúng vì mục đíchổ này thì tại sao trong các lần tuyên bố trước
Trung Cộng không hề nêu yếu tố Pháp ra, mà chỉ nói tới yếu tố Nhật bản chiếm đóng
Hoàng sa và Trường sa thôỉ
Hay là vì những lần trước Trung Cộng đã không biết đến yếu tố Pháp nàỷ Càng
không đúng nữa vì các tuyên bố của Việt Nam Cộng hòa về vấn đề chủ quyền trên
hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa từ 1951 đến nay luôn luôn đề cập tới yếu tố
Pháp. Chắc chắn Trung Cộng đã nghiên cứu kỹ lưỡng các tuyên bố của Việt Nam
Cộng hòa. Vì thế không có lý do gì để tin được là Trung Cộng đã không biết đến
yếu tố này.
Cũng không thể cho rằng Trung Cộng đã coi thường yếu tố này. Không một nhà hoa.chổ
định chính sách của một quốc gia nào có thể và có quyền coi thường bất cứ một
chi tiết nào, dù là cỏn con, để có ảnh hưởng tai hại cho quốc gia. Điều này lại
càng đúng hơn nữa đối với Cộng sản nói chung và Trung Cộng nói riêng, vốn có
thói quen "cái tóc chổ tư" trong việc nghiên cứu bất cứ vấn đề nào.
Mặt khác, trong bản tuyên bố ngày 20.1.1974 này Trung Cộng đã chú trọng đến bản
chất và giá trị cái mà họ gọi là sự thu hồi hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa
của Chính phủ Trung Hoa sau khi Thế chiến thứ II chấm dứt. Các bản tuyên bố
trước chỉ nói là "Chính phủ Trung Hoa lúc bấy giờ đã thu hồi" hai
quần đảo thôị Lần này bản tuyên bố đi xa hơn bằng Cách thêm tra.ng từ
"chính thức" để làm nổi bật giá trị hành vi của Trung Cộng và đồng
thời để biện minh sự đòi hỏi chủ quyền của mình.
Hơn nữa, sau khi lập lại lời tuyên bố ngày 15.8.1951 của Châu Ân lai như mọi
lần trước, bản tuyên bố ngày 20.1.1974, để biện hộ cho việc cưỡng chiếm quần
đảo Hoàng sa của mình, đã viện dẫn đến chiêu bài là:
"Trung quốc là một quốc gia xã hội chủ nghĩa Chúng tôi không bao giờ
chiếm đóng lãnh thổ của nước khác, nhưng chúng tôi cũng sẽ không để cho các
nước khác chiếm đóng lãnh thổ của chúng tôi."
Ngoài ra, làm như có sự đồng nhất quan niệm và chính sách của nhà cầm quyền Cấm
thành và nhân dân Trung quốc trong mọi việc, bản tuyên bố này còn gài thêm một
câu là:
"Để bảo vệ sự toàn văn lãnh thổ và chủ quyền của Trung quốc, Chính phủ và
nhân dân Trung Hoa có quyền làm mọi hành vi cần thiết để tự vệ."
Trước đây các lãnh tụ Trung Cộng chỉ nói đến chính phủ không thôị Từ bản tuyên
bố này trở đi nhân dân Trung quốc được chính quyền Bắc kinh đoái hoài tới trong
vụ tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Sau hết, bản tuyên bố ngày 20.1.1974 lại một lần nữa đã cố tô vẽ một Việt Nam
Cộng hòa hiếu chiến dám chống đối một lân bang khổng lồ bằng Cách đòi "Nhà
cầm quyền Sài gòn phải ngưng ngay lập tức mọi khiêu khíchổ quân sự chống Trung
quốc" với mục đíchổ chứng minh cho thế giới biết rằng chỉ có Trung
Cộng mới hiếu hòa thôị Bản tuyên bố kết thúc bằng một sự đe dọa quen thuộc:
"Nếu không, họ sẽ phải chịu mọi hậu quả do các hoa.t động này gây
nên."
3. Bài tường thuật nội vụ trận hải chiến tại Hoàng sa
Cùng lúc với bản tuyên bố ngày 20.1.1974 trên, guồng máy tuyên truyền của Trung
Cộng đã cho phổ biến một bài tường thuật nội vụ cuộc hải chiến nhan đề
"Saigon Authorities Invade Chinás Hsisha Islands and Provoke Armed
Conflicts"(61).
Bài tường thuật này bổ túc bản tuyên bố nói trên. Nó đã xuyên tạc mọi chi tiết,
bóp méo hay thổi phồng các dữ kiện hay sự kiện trong một mục đíchổ chung là tô
vẽ hai hình ảnh. Một hình ảnh Việt Nam Cộng hòa hiếu chiến đã "trắng trợn
xâm phạm sự toàn văn lãnh thổ và chủ quyền của Trung quốc cùng là điên cuồng
khiêu khíchổ nhân dân Trung Hoa," với những hành động nào là "mặt dạn
mày dày phái chiến thuyền và phi cơ xâm nhập lãnh hải và lãnh không của Trung
quốc ở chung quanh và phía trên quần đảo Tây sa, cưỡng chiếm quần đảo của Trung
quốc và nổ súng bắn vào các ngư dân Trung Hoa đang làm công tác sản xuất và vào
hải hạm Trung Hoa đang đi tuần tiu theo thường lệ," nào là "khuấy rối
và phá hoa.i ngư thuyền Trung Hoa...đang làm công tác sản xuất ở gần đảo Cam
tuyền, bắn lên đảo có treo quốc kỳ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và vô
lý ép ngư thuyền Trung Hoa phải rời hải vực của mình," nào là "chiếm
đảo Cam tuyền và om sòm hạ quốc kỳ của Trung Hoa ở đó," nào là "đâm
vào các ngư thuyền Trung Hoa một Cách tàn bạo và vô lý," nào là "tiếp
tục gia tăng khiêu khíchổ và không thềm để ý đến những lời cảnh cáo liên tiếp
của Trung quốc," nào là "bắn chết và gây trọng thương cho một số [ngư
dân Trung Hoa]," nào là "dội bom san bằng đảo," v.v... Hình ảnh
khác là một Trung Cộng hiếu hòa, với những hành động như là "đấu tranh
chính đáng bằng cách lý luận với họ [tức là quân s Việt Nam Cộng hòa] và yêu
cầu họ rời khỏi lãnh thổ của Trung quốc, "rồi chỉ chống trả lại khi
"bị dồn ép đến quá mức chịu đựng" và "để tự vệ."
Bài tường thuật còn nhắc lại lời vu cáo là "Nhà cầm quyền Sài gòn ở Nam
Việt đã từ lâu nuôi ý đồ thôn tính các hòn đảo của Trung quốc ở Nam hải và đã
chiếm đóng một Cách bất hợp pháp một vài hòn đảo thuộc quần đảo Nam sa và Tây
sa của Trung quốc" và bản tuyên bố ngày 11.1.1974 của phát ngôn viên bộ
Ngoại giao Trung Cộng đã "nghiêm khắc lên án sự xâm lấn vô luân của nhà
cầm quyền Sài gòn vào sự toàn văn lảnh thổ và chủ quyền của Trung quốc và tái
khẳng định là Trung quốc có chủ quyền bất khả tranh nghị trên các quần đảo Nam
sa, Tây sa, Trung sa và Đông sạ" Tuy nhiên, vẫn theo bài tường thuật,
"dù chính phủ Trung Hoa đã liên tiếp cảnh cáo, chúng [tức là Việt Nam Cộng
hòa] vẫn phái quân lực tới lấn chiếm lãnh thổ của Trung quốc và gây chiến ...
khiến cho nhân dân Trung Hoa hết sức phẫn nộ." Bài tường thuật kết thúc
bằng câu đe dọa là "Nếu nhà cầm quyền Sài gòn nhất quyết cố ý hành động
như vậy, không chịu ngưng ngay việc lấn chiếm lãnh thổ của Trung quốc thì nhất
định chúng sẽ phải ăn trái đắng của chính chúng."
4. Tuyên bố ngày 4.2.1974
Để đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra, ngày 1.2.1974 Chính phủ Việt Nam Cộng
hòa đã phái một đội đặc nhiệm hải quân tới tăng viện phòng thủ năm đảo thuộc
quần đảo Trường sa và dựng bia chủ quyền tại đâỵ Vì thế, ngày 4.2.1974, Bộ
Ngoại giao Trung Cộng lại ra một bản tuyên bố(62) tố cáo hành động này, coi đó
là "một sự xâm lấn điên cuồng đến sự toàn văn lãnh thổ và chủ quyền của
Trung quốc và một khiêu khíchổ quân sự mới chống lại nhân dân Trung Hoa"
do đó "Chính phủ và nhân dân Trung quốc cực lực lên án và phản đối [hành
động này]."
Hơn nữa, bản
tuyên bố còn nói rằng:
"Chính phủ Trung Hoa đã nhiều lần tuyên bố là các quần đảo Nam sa, Tây sa,
Trung sa và Đông sa tất cả đều là phần lãnh thổ của Trung quốc và nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền bất khả tranh nghị đối với các quần đảo này và
các hải khu chung quanh các quần đảo đó."(nhấn mạnh thêm)
Đoạn bản tuyên bố kết thúc bằng lời tuyên bố cố hữu là:
"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất quyết không để cho nhà
cầm quyền Sài gòn xâm lấn vào sự toàn văn lảnh thổ và chủ quyền của Trung quốc
vì bất cứ lý do gì. Lập trường này của Chính phủ Trung Hoa cương quyết không
thể lay chuyển được."
Tuy bản tuyên bố vẫn mang những vu cáo quen thuộc và những luận điệu cũ ríchổ
nhưng nó cũng có một điểm mới đáng nóị Đó là nó đã nới rộng phạm vi tranh chấp
chủ quyền.
Trong những lần tuyên bố trước, Trung Cộng chỉ nói rằng các quần đảo Tây sa,
Nam sa, Trung sa và Đông sa là phần lãnh thổ của Trung quốc mà Trung quốc có
chủ quyền bất khả tranh nghị (có khi lại nói là chủ quyền bất khả xâm phạm)
không thôị Lần này, bản tuyên bố ngày 4.2.1974 còn nới rộng thêm ra và cho rằng
cả các hải khu chung quanh các quần đảo đó cũng thuộc chủ quyền của Trung quốc.
Như đã nói ở một đoạn bên trên, lý do sự tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo
Hoàng sa và Trường sa (và cả Trung sa lẫn Đông sa nữa) là các túi dầu ở đâỵ Lý
do này một lần nữa được Trung Cộng để lộ cho thấy, dù chỉ là gián tiếp, trong
bản tuyên bố ngày 4.2.1974 này, khi Bắc kinh còn đòi thêm cả chủ quyền ở
các vùng biển chung quanh các quần đảo, nơi gần dây người ta tìm thấy có
những túi dầu quan trọng.
B. Phản ứng của Đài loan
Về phần Đài loan, chính phủ của Tưởng Giới thạchổ đã nhiều lần lên tiếng về vấn
đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa trong thời gian có trận
hải chiến ngày 19 20.1.1974. Trong số những tuyên bố này, có hai tuyên bố đáng
cho chúng ta xét ở đâỵ
1. Tuyên bố
của Bộ Ngoại giao Đài loan ngày 7.2.1974
Tuyên bố thứ nhất là của Bộ Ngoại giao Đài loan vào ngày 7.2.1974, nội dung như
sau:
"Gần đây Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Nam
sa (Spratly). Đối với lời tuyên bố này, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã cực lực
phản kháng với Chính phủ Việt Nam và tái khẳng định lập trường là quần đảo này
là phần lãnh thổ cố hữu của Trung Hoa Dân quốc và không ai có thể nghi ngờ chủ
quyền của Trung Hoa Dân quốc đối với quần đảo này.
"Quần đảo này đã bị Nhật bản chiếm đóng trong trận Thế Chiến thứ II và
được qui hoàn Trung Hoa Dân quốc khi, sau chiến tranh, vào tháng 12 năm 1946,
Chính phủ Trung Hoa đã phái một hải đội tới thu hồi khỏi tay Nhật bản. Từ đó
trú quân thường trực Trung Hoa đã tới đóng ở đó. Hơn nữa, ngày 1.12.1947, Chính
phủ Trung Hoa Dân quốc đã loan báo cùng thế giới tên tiêu chun của các đảo, cù
lao, ám tiêu, thiển than trong quần đảọ
"Những đảo này, tạo thành phần hoàn chỉnh lãnh thổ Trung Hoa, là một
sự thực bất khả tranh nghị. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc vì vậy cương quyết tái
khẳng định chủ quyền của Trung Hoa trên quần đảo Nam sa. Lập trường này k hông
thể bị bất cứ nước nào thay đổi bằng bất cứ biện pháp nào. "(63)
Về tuyên bố của Đài loan chúng ta có mấy nhận xét sau quần đảo này.:
Thứ nhất, bản tuyên bố đã đề cập tới việc hải quân Trung Hoa tới thu hồi quần
đảo Trường sa khỏi tay người Nhật vào tháng 12 năm 1946 và từ đó có quân trú
đóng tại đâỵ
Trong phần II bên trên chúng tôi đã trình bày tính Cách bất hợp pháp của sự
tiếp thu quần đảo Trường sa do hải quân Trung Hoa Dân quốc thực hiện nên
không cần nhắc lại ở đâỵ Vì hành vi tiếp thu Trường sa bất hợp pháp nên luận cứ
này của Đài loan không có giá trị nữa.
Thứ hai, ngày 1.12.1947 Chính phủ Đài loan đã thông tri cho thế giới hay việc
đặt tên tiêu chun cho các đảo, cù lao, ám tiêu, thiển than trong quần đảo
Trường sa. Vấn đề đặt ra là việc đật tên đó có phải là yếu tố cần thiết không
có không được để chứng minh quần đảo Trường sa thuộc Trung quốc hay không.
Đứng về phương diện thực tế, việc đật tên cho một vật gì chẳng qua chỉ là để
cho người khác hiểu được người nói muốn ám chỉ, đề cập tới vật đó thôị Nó không
có tính cách bắt buộc. Đứng về mặt pháp lý cũng vậy, việc một người hay một
quốc gia đặt tên cho một vật gì không có nghĩa là vật đó đương nhiên
thuộc quyền sở hữu hay thuộc chủ quyền của người hay quốc gia đặt tên cho nó.
Nếu không thì bất cứ một người hay quốc gia nào cũng có thể đặt tên cho một vật
rồi chiếm ngay lấy vật đó làm vật sở thuộc của mình. Giả thử nếu Việt Nam đật
một tên tiêu chun cho đảo Đài loan rồi tuyên bố cùng thế giới hay rằng Đài loan
thuộc chủ quyền của Việt Nam thì Đài loan sẽ ngh saỏ Nếu Hoa kỳ, Nga, Anh,
Pháp, v.v..., mi nước cũng đặt cho Đài loan một tên rồi bảo nó thuộc chủ
quyền của mình, như vậy có được không?
Vì lý do này, luận cứ thứ 2 của Đài loan không đứng vững và không có giá trị.
Thứ ba, căn cứ vào hai sự kiện nêu trên (tiếp thu và đặt tên), Đài loan tuyên
bố rằng quần đảo Trường sa là một phần lãnh thổ của Trung Hoa Dân quốc và sự
thực này bất khả tranh nghị.
Chúng ta thấy điều tuyên bố này không có gì mới lạ. Nó chỉ là nhắc lại những
lời tuyên bố của Trung Cộng từ trước tới naỵ Cũng giống trường hợp các tuyên bố
của Trung Cộng, nó thiếu sót các chứng liệu để chứng tỏ rằng chủ quyền của
Trung quốc đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là bất khả tranh nghị. Sự
thiếu sót này làm cho luận cứ của Đài loan, cũng như của Trung Cộng, không có
giá trị về thực tế cũng như về pháp lý.
2. Tuyên bố của Tưởng Kinh quốc ngày 24.2.1974
Mười bảy ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đài bắc ra bản tuyên bố nói trên, Tưởng
Kinh quốc, con trai của Tưởng Giới thạchổ và lúc đó đang giữ chức Hành chính
viện Viện trưởng tức Thủ tướng Chính phủ Đài loan, trong một cuộc phỏng vấn
dành cho ký giả Roy Rowan của tạp chí Time ngày 24.2.1974 tại Đài bắc cũng đã
đề cập tới vấn đề Hoàng sa và Trường sa như sau(64):
Hỏi: Xin Thủ tướng cho rõ quan điểm của ngài về vụ tranh chấp đối với hai nhóm
quần đảo Paracel và Spratlỵ Liệu quí quốc có phòng vệ đội trú quân đóng ở quần
đảo Spratly của quí quốc khi bị tấn công không?
Đáp: Chúng ta cần phải duyệt lại lịch sử các quần đảo này. Cách đây nhiều năm,
Chính phủ chúng tôi đã duy trì lực lượng tại quần đảo Paracel. Lực lượng này
chỉ là một phần của hệ thống phòng thủ đảo Hải nam. Việc chúng tôi rút các lực
lượng đó đi không có nghĩa là chúng tôi từ bỏ chủ quyền của chúng tôi
trên quần đảo Paracel. Việc này chằng qua cũng giống như việc chúng tôi từ bỏ
chủ quyền của chúng tôi trên đảo Hải nam. Quần đảo Spratly được qui hoàn cho
Trung Hoa Dân quốc đồng thời với việc quang phục Đài loan khỏi tay Nhật bản. Từ
nhiều năm rồi binh s của chúng tôi đã trú đóng ở trên hòn đảo chính của nhóm
Spratlỵ Chúng tôi cuơng quyết làm những gì có thể được để phòng vệ quần đảo
này. Tôi thấy cần phải nói rõ là quân đội của chúng tôi có bổn phận phòng vệ
lãnh thổ ủy thác cho họ.
Hỏi: Liệu có thể có việc Trung Cộng tấn công nhóm Spratly không?
Đáp: Vì Cộng sản có thể tính toán lầm nên chúng tôi không thể gạt bỏ việc đó
được.
Có bốn điểm đáng nói trong các câu trả lời của Tưởng Kinh quốc:
Thứ nhất, Tưởng Kinh quốc làm như hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đương
nhiên thuộc về Trung quốc rồi nên không đưa ra một bằng chứng nào để chứng minh
chủ quyền thuộc về Trung quốc. Cũng vì thế tuy ông ta nói là "Chúng ta cần
phải duyệt lại lịch sử các quần đảo này," nhưng nói xong bỏ đấy, ông không
đề cập tới lịch sử đó mà chỉ nói về sự từ bỏ chủ quyền trên Hoàng sa và việc
thu hồi cùng bảo vệ Trường sa. Do đó, những ai muốn tìm hiểu xem vì lý do nào
Đài loan nhận có chủ quyền trên hai quần đảo này không còn Cách nào biết được.
Thứ hai, việc Trung Hoa Dân quốc duy trì lực lượng tại quần đảo Hoàng sa và
Trường sa mà Tưởng Kinh quốc nói ở đây chính là việc mà Bành phẩm quang tường
thuật trong một bài báo chúng ta đã xem qua trong phần IỊ Chỉ có một chi tiết
mới là theo họ Tưởng, lực lưọng trú đóng ở Hoàng sa là một phần của hệ thống
phòng thủ đảo Hải nam của Trung quốc.
Thứ ba, cũng vì lý do này, theo ông, việc Đài loan từ bỏ chủ quyền đối với quần
đảo Hoàng sa cho Trung Cộng cũng giống việc từ bỏ chủ quyền đối với đảo Hải
nam. Nó không có nghĩa là Đài loan từ bỏ chủ quyền trên quần đảo này. Nói
Cách khác, Tưởng Kinh quốc ngụ ý là dù cho quần đảo Hoàng sa có rơi vào tay
Trung Cộng thì nó vẫn còn thuộc chủ quyền của Trung quốc, chứ không phải là của
nước khác, không đi đến đâu mà thiệt.
Thứ tư, ông cũng đề cập tới việc quần đảo Trường sa qui hoàn Trung Hoa Dân quốc
và phòng thủ Trưòng sa, không có thêm chi tiết gì mới lạ. Có lẽ ông không biết,
hay biết mà lờ không nói, đến tính Cách bất hợp pháp của cái ông gọi là
"qui hoàn" này.
|