Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Hotmail
Vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Vài nhận xét về lập luận của hai chính phủ Bắc Kinh và Đài Loan


Giáo Sư Tạ quốc Tuấn

 (IV)

VIỊ Các tuyên bố của Trung quốc từ sau trận hải chiến tháng 1/1974


Sau khi quần đảo Hoàng sa rơi vào tay Trung Cộng tháng 1/1974, các chính phủ Trung Hoa, cả cộng sản lẫn quốc gia, mi khi có dịp vẫn tiếp tục lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường să65). Tuy nhiên, với thời gian các tuyên bố của chính phủ đó ngày một thưa dần, nhường chổ cho các tư nhân lên tiếng thay thế. Tất cả những tuyên bố này đều nhắc lại gần như nguyên văn các tuyên bố chúng ta đã xét trên đây, không có gì khác biệt hay mới lạ. Trong phần này chúng tôi chỉ nêu ra phải thí dụ điển hình thôị 

A. Tuyên bố ngày 30.3.1974


Cuối tháng 3 năm 1974, trong khóa họp thứ 30 của Hội nghị Á châu Vin đông Kinh tế y hội (hay Á Vin Kinh ủy hội) thuộc Liên hiệp quốc nhóm tại Colombo, thủ đô xứ Tíchổ lan (Sri Lanka), khi phái đoàn Việt Nam Cộng hòa lên án vụ Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng sa của Việt Nam, đại biểu của Trung Cộng là Chi Lung đã lên tiếng ngày 30.3.1974(66).


Chi Lung bác bỏ lập luận của phái đoàn Việt Nam Cộng hòa mà ông gọi là "chủ trương vô liêm sỉ" và tái xác định lập trường của Trung Cộng về chủ quyền bất khả tranh nghị của Trung quốc đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa cùng là các hải khu quanh đó. ng nói thêm là điều 4 chương trình nghị sự của khóa họp hiện tại đã ghi hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là các khu đảo cận hải của nhà cầm quyền Sài gòn ở Nam Việt và còn ghi thêm là "đã có khế ước thám sát và phát triển khoảng 30 khu [như vậy] ở Nam hảị" Đoạn Chi Lung tuyên bố:


"Quần đảo Tây sa và quần đảo Nam sa ở Nam hải vốn d là một phần bất khả phân của lãnh thổ Trung quốc. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền bất khả tranh nghị trên những quần đảo này cũng như là các hải khu quanh đó. Mặt khác, vào ngày  15.8.1951, trong một Tuyên bố về Dự thảo Hòa ước với Nhật bản của Anh Mỹ và Hội nghị Cựu kim sơn, Ngoại trưởng Châu Ân lai đã long trọng tuyên bố là 'cũng như các quần đảo Nam sa, Trung sa và Đông sa, quần đảo Tây sa và đảo Nam uy lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung quốc. Mặc dù những đảo này đã có lúc bị Nhật chiếm đóng một thời gian trong trận chiến tranh xâm lăng của đế quốc chủ nghĩa  Nhật bản, sau khi Nhật bản đầu hàng Chính phủ Trung Hoa đã thu hồi những quần đảo này.' Từ đó trở đi Chính phủ Trung Hoa đã nhiều lần nhắc lại lập trường này.

 
"Việc văn phòng hội nghị ghi trong tài liệu nói trên rằng quần đảo Tây sa và Nam sa của Trung quốc là các đảo cận hải của chính quyền Sài gòn ở Nam Việt là một việc sai lầm. Phái đoàn Trung quốc yêu cầu văn phòng áp dụng mọi biện pháp để sửa lại li lầm này để sau này không tái diễn việc tương tự nữa."


Trước lời phản đối kịchổ liệt của đại biểu Việt Nam Cộng hòa, mà Trung Cộng gọi là "gào" đòi "chủ quyền" trên quần đảo Hoàng sa và "khả ố tấn công Trung quốc", Chi Lung lại lên tiếng cho rằng hành động của Việt Nam Cộng hòa chỉ cốt để "che  đậy sự xâm lăng của mình một Cách lão luyện". ng nói thêm rằng "Nhà cầm quyền Sài gòn từ lâu đã muốn chiếm quần đảo Tây sa và quần đảo Nam sa của Trung quốc" bằng Cách "chẳng những là đã sáp nhập vào lãnh thổ của chúng hơn mười đảo của Trung quốc, kể cả đảo Nam uy và đảo Thái bình thuộc nhóm quần đảo Nam sa, mà lại còn công khai khiêu khíchổ võ trang chống Trung quốc và chiếm lãnh thổ Trung quốc bằng võ lực," một việc Chi Lung coi là "hết sức mặt dạn mày dầỵ" Đoạn ông ta "tái khẳng định chủ quyền bất khả tranh nghị của Trung quốc đối với những quần đảo này và những hải khu chung quanh đó" và kết luận là "Chính phủ Trung Hoa sẽ không bao giờ để cho nhà cầm quyền Sài gòn xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của Trung quốc bằng bất cứ lý do gì" và "Lập trường này của Chính phủ Trung Hoa cương quyết và bất di bất dịch."


Ngoài những lời lẽ thô bỉ và kém l độ không xứng đáng với tư Cách đại diện quốc gia tại hội nghị quốc tế (chủ trương vô liêm xỉ, gào đòi chủ quyền, khả ố tấn công, hết sức mặt dạn mày dầy), lời tuyên bố của Chi Lung chẳng qua chỉ là nhắc đi nhắc lại những luận cứ cũ ríchổ của Trung Cộng và không mang thêm một chi tiết mới lạ nào cả. Tiện đây chúng ta cũng cần nói thêm là kể từ khi có trận hải chiến tháng 1/1974 và sau vụ  cưỡng chiếm quần đảo Hoàng sa, trong các tuyên bố chính phủTrung Cộng, về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa cũng như về bất cứ vấn đề gì khác có liên quan tới Việt Nam Cộng hòa, đã càng ngày càng dùng nhiều lời lẽ thô bỉ đối với Việt Nam Cộng hòa. Sở d nhà cầm quyền Cấm Thành phải dùng đến thái độ này có lẽ là vì họ biết rằng họ bị đuối lý không thể tranh luận một Cách đứng đắn với Việt Nam Cộng hòa về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa nên đành phải dùng đến hình thức này, một hình thức Trung Cộng tỏ ra rất điêu luyện.


B. Tham luận ngày 2.7.1974


Ngoài ra, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Luật Biển kỳ 2 nhóm tại Caracas, thủ đô nước Venezuela, từ 20.6 đến 29.8.1974, trong một bài tham luận đọc trước hội nghị ngày 2.7.1974, Trưởng phái đoàn Trung Cộng tham dự hội nghị là Thứ trưởng Ngoại thương Sài Thụ phiên đã bác bỏ những lời tố cáo của phái đoàn Việt Nam Cộng hòa về việc Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng sa và khẳng định là "Quần đảo Tây sa và Nam sa ở biển Nam xưa nay vẫn là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của Trung quốc, quyết không cho phép nhà cầm quyền Sài gòn vì bất cứ cớ nào xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung quốc."(67)


Giống như các tuyên bố khác của Trung Cộng, tham luận của họ Sài không nêu ra một bằng chứng nào để cho hội nghị thấy rõ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa quả thực thuộc về Trung quốc. Lời khẳng định của họ Sài không có gì đáng chúng ta chú ý, ngoại trừ từ "xưa nay" được gài thêm mà trong các tuyên bố trước đây không có. Từ này được thêm có lẽ vì từ vụ hải chiến tháng 1/1974 Việt Nam Cộng hòa đã đưa ra nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Truòng sa thực sự thuộc về Việt Nam từ mấy thế k rồi nên Trung Cộng phải thêm từ "xưa nay" hầu để chứng minh chủ quyền của Trung quốc cũng có từ lâụ Tuy nhiên, bài tham luận của họ Sài, cũng như tất cả những bản tuyên bố khác của Trung Cộng, vẫn chỉ nói mập mờ như vậy thôi, chứ không hề nêu ra được một thí dụ điển hình nào cả.


C. Các tuyên  bố trong năm 1979


Mặt khác, từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam chiếm được Nam Việt (30.4.1975) bang giao Việt Hoa, vốn không mấy tốt đăp từ thập niên 1960 trở đi nên dù vẫn được các nhà lãnh đạo Bắc kinh ví như quan hệ giữa môi và răng, môi hở thì răng lạnh, đã trở nên suy sụp nhanh quá mức, biến thành bang giao giũa hai quốc gia thù nghịch. Ngoài những vụ Việt Nam đuổi các Hoa kiều cư trú hay sinh trưởng ở Việt Nam ra khỏi nước Việt, đưa đến việc Trung Cộng xua quân vượt biên giới đánh chiếm mấy tỉnh ở miền Bắc, việc tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa cũng leo thang. Trong năm 1979 có ít nhất là 8 lần vấn dề này được nêu ra.

 

Quan trọng nhất có ba lần.


1. Tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Cộng ngày 16.3.1979


Trong một buổi họp báo ở Bắc kinh ngày 16.3.1979(68), ngoại trưởng Trung Cộng Hoàng Hoa đã có mấy lời tuyên bố hết sức phi lý, không thể chấp nhận được.


Thực vậy, khi nói về vấn đề tranh chấp biên giới Việt Hoa, Hoàng Hoa đã nhìn nhận với các ký giả ngoại quốc là có thể có nhiều điều đáng nghi ngờ về vấn đề sở hữu "vài chục cây số vuông" dọc biên giới Hoa Việt được qui định trong hiệp ước giữa triều đình Mãn Thanh và nhà cầm quyền đô hộ Pháp ký vào cuối thế k thứ 19(69). Câu nói của họ Hoàng phải hiểu là vì ngu dốt không biết gì về lịch sử, địa lý và chính trị Việt Nam (điều này có thể có được, nhưng khó tin) hoặc vì để lấy lòng nhà cầm quyền Mãn Thanh hầu thu hoa.chổ được lợi lớn hơn (có lẽ đây là nguyên nhân chính), Pháp đã trao vài chục cây số vuông lãnh thổ của Việt Nam cho Trung quốc cuối thế k thứ 19. Cái phi lý và trơ trẽn của Hoàng Hoa là ông ta đã tiêu biểu cho thái độ Trung quốc khinh thị các nước nhỏ bé.


Đành rằng con số vài chục cây số vuông lãnh thổ của một quốc gia quả có nhỏ bé thực, nhất là so với một nuớc có lãnh thổ bao la như Trung quốc, nhưng nó vẫn là một vấn đề trọng đại đối với Việt Nam. Đáng lý ra Hoàng Hoa, với chức vụ ngoại trưởng của mình, nghĩa  là đại diện cho Trung quốc về phương diện ngoại giao cũng như bang giao quốc  tế, phải thẳng thắn tuyên bố nhìn nhận chủ quyền của Việt Nam đối với vài chục cây số vuông đó, phải tỏ ra là Trung quốc hối tiếc về sự lầm lẫn này đã làm tổn hại rất lâu cho một quốc gia vốn có mấy ngàn năm bang giao với Trung quốc và quan hệ Việt Hoa đó, như trên đã nói, vẫn được Trung quốc coi rất mật thiết giống như quan hệ giữa răng và môi, và phải đưa ra những đề nghị để giải quyết vấn đề, dù chỉ là đề nghị sơ khởi và trên lý thuyết. Đằng này họ Hoàng chỉ nói khơi khơi rằng đó không phải là một điểm tranh chấp quan trọng. Nói Cách khác, tuy nhìn nhận sự sai lầm, Trung Cộng vẫn cứ chiếm giữ phần đất đó một cách bất hợp pháp như thường và bất chấp dư luận quốc tế.


Mặt khác, về vấn đề Hoàng sa và Trưòng sa, Hoàng Hoa còn nói  thêm rằng vào thời kỳ có hiệp ước nói trên Trung quốc không thể cùng Pháp ấn định ranh giới miền lãnh hải và vì thế không thể nào có sự nghi ngờ về quyền sở hữu của Trung quốc trên hai quần đảo Tây sa vá Nam sa vì đã có rất nhiều chứng cớ lịch sừ chứng minh.

 

Điều đáng tiếc là Hoàng Hoa đã không cho biết vì những lý do nào vào cuối thế k thứ 19 Trung quốc không thể ấn định ranh giới miền lãnh hải với Pháp được. Mặc dù chúng ta có thể suy luận ra được các nguyên nhân, nhưng ở đây chúng ta không cần nói đến vì không phải là mục đíchổ của bài này. Điểm chúng ta cần nhấn mạnh là sự biện hộ rất phi lý của Hoàng Hoa. Chúng ta không thể nào viện cớ vì không thể ấn định ranh giới lãnh hải của một quốc gia để bảo quốc gia đó có quyền sở hữu một phần lãnh thổ nào đó. Nếu biện luận theo kiểu họ Hoàng thì chúng ta cũng có thể nói được rằng vì không thể ấn định ranh giới được nên không thể có sự nghi ngờ nào về quyền sở hữu của Việt Nam ở ngay chính đại lục Trung Hoa, trên một giải dất chạy dài từ hồ Động đình (tỉnh Hồ nam) ở phía bắc và từ tỉnh Tứ xuyên ở phía tây xuống tới phần lãnh thổ Việt Nam hiện tại vì đã có nhiều chứng cớ lịch sử chứng minh. Các nhà lãnh đạo Cấm Thành nói chung và Hoàng Hoa nói riêng ngh sao về biện luận nàỷ Trung quốc có chịu nhìn nhận chủ quyền của Việt Nam đó không? Hơn nữa, nói theo kiểu Hoàng Hoa thì Trung quốc phải nhìn nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa mới đúng vì đã có rất nhiều chứng cớ lịch sử chứng minh chủ quyền này. Các chứng cớ đó Việt Nam Cộng hòa đã viện dẫn minh bạchổ rất nhiều lần và ai muốn cũng có thể kiểm chứng được, chứ không chỉ nói mù mờ như Hoàng Hoa và các nhà lãnh đạo khác của Trung Cộng đã làm.


Sau hết, cũng cần nói thêm là trong buổi họp báo này Hoàng Hoa còn cho biết thêm là chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1958 đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng nhưng vào mùa hề năm 1977 Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã phủ nhận sự nhìn nhận ấỵ


2. Giác thư của Phó Thủ tướng Trung Cộng ngày 23.3.1979


Một tuần sau buổi họp báo của Hoàng Hoa, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung quốc ở Bắc kinh, đã đăng tải nguyên văn bức giác thư của Phó Thủ tướng Trung Cộng Lý Tiên niệm gửi Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng ngày 10.6.1977 trong đó có ghi rõ bối cảnh các vụ tranh chấp biên giới giữa Trung quốc và Việt Nam theo quan điểm của Trung Cộng (70).


Một trong những điểm nêu ra trong bức giác thư này có liên quan đến vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.


Theo bức giác thư, ngày 15.6.1956 một thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đã chính thức nói với Trung Cộng rằng "đứng về quan điểm lịch sử" thì hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa "là lãnh thổ của Trung quốc." Hơn nữa, trong các văn thư ngoại giao và tuyên cáo ngày 14.9.1958 và 9.5.1965 chính phủ Cộng sản Việt Nam cũng đã chấp nhận chủ quyền của Trung quốc trên hai quần đảo này.


Qua hai chi tiết này chúng ta biết thêm được rằng một luận cứ khác của Trung Cộng đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã nhìn nhận chủ quyền đó thuộc Trung quốc. Có điều đáng tiếc là bức giác thư này không nói rõ tên của viên thứ trường ngoại giao Việt Nam đã nhìn nhận chủ quyền của Trung quốc và ông ta đã tuyên bố như vậy trong trường hợp nào, ở đâu, ngày nào, với ai, và nguyên văn lời tuyên bố đó ra saọ Hơn nữa vì bức văn thư ngoại giao và tuyên cáo ngày 14.9.1958 và 9.5.1965 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không hề được công bố nên chúng ta không thể kiểm chứng những điều bức giác thư nêu ra xem có đúng sự thực không hay đã bị bóp méo, sửa đổi cho hợp với lập luận hay mục đíchổ của Trung Cộng.


Tuy nhiên, dù bức giác thư có tríchổ dẫn đứng đắn các lời  tuyên bố của Hà nội, chúng ta thấy việc nhìn nhận của Hà nội không phản ảnh quan điểm thực và lâu dài của nhà cầm quyền Hà nội, mà chỉ là nhìn nhận có tính Cách giai đoạn thôị Thực vậy, vẫn theo bức giác thư, Phạm văn Đồng đã có lần giải thíchlà những lời tuyên cáo ủng hộ chủ quyền của Trung quốc đối với Hoàng sa và Trường sa này được đưa ra chẳng qua là vì trong thời gian kháng chiến(71) "lẽ d nhiên là chúng tôi phải đặt việc chống đế quốc chủ nghĩa  Hoa kỳ lên trên mọi việc khác." Về giải thíchnày, Lý Tiên niệm đã đáp lại là các vấn đề chủ quyền lãnh thổ phải được cứu xét một Cách nghiêm túc.


Ngoài ra, Lý Tiên niệm còn cho biết là sự thay đổi lập trường của Hà nội đã xảy ra vào năm 1974 và 1975 khi Việt Nam đã "lợi dụng cơ hội giải phóng miền nam Việt Nam để xâm chiếm sáu đảo trong nhóm quần đảo Nam sa của Trung quốc." Cũng cần nói thêm ở dây là bức giác thư còn nói là thái độ của Liên sô về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Nam sa và Tây sa cũng đã thay đổi vào năm 1975.


3. Phản đề nghị của Trung Cộng ngày 26.4.1979


Để trả lời một đề nghị của Hà nội nhằm giải quyết cuộc tranh chấp, ngày 26.4.1979, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Hàn Niệm long đã đưa ra một phản dề nghị của Bắc kinh(72). Trung Cộng đề nghị là trong khi chờ đợi một cuộc dàn xếp về vấn đề biên giói trên căn bản Hòa ước Trung Pháp(73), hai nước Việt và Hoa nên tôn trọng ranh giới đã được đôi bên đồng lòng thỏa thuận năm 1957 là lãnh hải nên được hoa.chổ định một Cách công bằng và hợp lý theo các nguyên tắc hiện tại của luật quốc tế và Việt Nam phải "quay trở lại lập trường trước."


đây chúng ta không cần nói tới đề nghị dàn xếp vấn đề biên giới Việt Hoa trên căn bản Hoà ước Pháp Hoa mà chỉ bàn tới vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Về điểm này, chúng ta nhận thấy có sự mâu thuẫn và phi lý trong luận cứ của Trung Cộng. Trung Cộng một mặt chủ trương giải quyết vấn đề ranh giới lãnh hải, hay nói Cách khác là chủ quyền lãnh hãi, một Cách công bằng và hợp lý theo các nguyên tắc hiện tại của luật quốc tế, nhưng mặt khác lại đòi Việt Nam phải quay trở lại lập trường trước, tức là phải công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.


Một trong những nguyên tắc căn bản và sơ đẳng của việc giải quyết một tranh chấp, một mâu thuẫn hay một xung đột nào, dù là ở trên lãnh vực quốc gia hay trong lãnh vực quốc tế, là hai bên đương tranh phải giữ nguyên hiện tra.ng vào lúc đưa việc tranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột ra giải quyết. Đối tượng của sự giải quyết ở đây là sự bất đồng, nó là nguyên nhân hay nguyên động lực của sự tranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột.

 

Nếu một bên đương tranh bị bắt buộc phải công nhận trước quan điểm hay đòi hỏi của bên kia trước khi cuộc tranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột được mang ra giải quyết thì sự giải quyết không còn đối tượng nữa. Nếu có giải quyết thì chẳng qua chỉ là làm một việc thừa. Hơn nữa, giải quyết theo kiểu này thì đâu có công bằng và hợp lý nữả


Sở d Trung Cộng đòi hỏi một Cách phi lý và mâu thuẫn như vậy có lẽ là vì Trung Cộng biết rằng nếu áp dụng một Cách đứng đắn, công bằng và hợp lý các nguyên tắc của luật quốc tế đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa thì Trung Cộng sẽ bị thua do lẽ Trung Cộng, và cả Đài loan nữa, không thể nào chứng minh một Cách đứng đắn, thành thực và phi chính trị được là chủ quyền đó thuộc về Trung quốc. Đấy là chưa kể một nguyên nhân khác là Trung Cộng biết rằng khi đó Việt Nam, vốn bị cô lập trên trường quốc tế, vẫn cần đến sự giúp đỡ và chống lưng của Trung Cộng nên dù đòi hỏi của Trung Cộng có phi lý và mâu thuẫn thế nào đi chăng nữa, Việt Nam cũng sẽ bắt buộc phải chịu theo.


4. Tuyên bố tháng 9/1983


Vào đệ tam tam cá nguyệt 1983, trong một buổi họp báo hàng tuần tại Bắc kinh(74), phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Cộng là Qi Huaiyuan đã cho hay là gần đây có quân lính ngoại quốc chiếm đóng bất hợp pháp ám tiêu Danwan(75) và nột vài quốc gia đã liên tiếp đòi chủ quyền lãnh thổ trên một vài hòn đảo và ám tiêu thuộc nhóm quần đảo Nam sa. Vì vậy, ông nhắc lại lập trường cố hữu của Trung Cộng là chủ quyền của Trung quốc trên quần đảo Nam sa ở Nam hải không thể để cho bất cứ nước nào vi phạm, vì bất cứ lý do gì hay bằng bất cứ Cách nào.  Đoạn ông nói thêm là:


"Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhắc lại là Trung quốc có chủ quyền bất khả tranh nghị trên quần đảo Nam sa cùng các hải khu lân cận, và các tài nguyên thiên nhiên ở những vùng này thuộc về Trung quốc."


Tuy lời tuyên bố trên không có gì mới lạ nhưng chúng ta thấy Trung Cộng đã càng ngày càng để lộ rõ lý do Trung quốc cố đòi chủ quyền trên quần đảo Trường sa, cũng như quần đảo Hoàng sa: đó là kho tài nguyên thiên nhiên, hay nói cho đúng hơn là những túi dầu, ở vùng này. Vì vậy, trong lần tuyên bố này,  Trung Cộng đã nhấn mạnh bằng Cách thêm câu "các tài nguyên thiên nhiên ở những vùng này thuộc về Trung quốc" sau khi nói về chủ quyền bất khả tranh nghị của Trung quốc trên quần đảo và những hải khu lân cận.

 

Hơn nữa, trong khi những tuyên bố trước chỉ nói đến tính cách bất hợp pháp của việc bất cứ quốc gia nào khác chiếm đóng hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa thôi, lần này Qi Huaiyuan còn nói đến tính Cách bất hợp pháp và không thể chấp nhận của sự khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở đây cùng những hoa.t động khác nữa.


"Việc bất cứ một quốc gia nào khác chiếm đóng bất cứ một hòn đảo nào trong quần đảo Nam sa và khai thác cũng như các hoa.t động khác ở những vùng này là việc làm bất hợp pháp và không thể chấp nhận được."  

 

Kết luận


Qua việc nghiên cứu các lời tuyên bố của hai chính phủ Bắc kinh và Đài bắc liên quan đến vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa từ năm 1951 đến nay, chúng ta nhận thấy rằng cả hai chính phủ này có luận cứ vu vơ, mơ hồ và võ đoán. Họ chỉ nói đi nói lại nhiều lần là Trung quốc có chủ quyền bất khả tranh nghị hay chủ quyền hợp pháp và chủ quyền đó có từ xa xưa lắm rồi, nhưng lại không đưa ra được một bằng chứng cụ thể nào, căn cứ vào các tiêu chun lịch sử, địa lý hay luật quốc tế, để chứng minh là chủ quyền đó thuộc về Trung quốc. Vì vậy những luận cứ đó hoàn toàn không có tính Cách thuyết phục, dù là đối với những người đ tính nhất. Cái lầm lớn nhất của cả Bắc kinh lẫn Đài bắc là cứ làm như chủ quyền đó là vấn đề đương nhiên, không cần biện minh. Sở d chúng tôi bảo là sai lầm là bởi vì khi có sự tranh chấp về một quyền nào đối với vật nào, các phe đương tranh ít nhất cũng phải đưa ra các bằng cớ cần thiết để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với vật tranh chấp ngõ hầu có thể thuyết phục những người ngoại cuộc. Việc không chứng minh quyền sở hữu này có thể khiến cho người ngoại cuộc ngh rằng sự thực thì phe không đưa ra bằng chứng không hề có quyền sở hữu, mà hành động đòi chủ quyền chỉ là vì do lòng tham muốn chiếm đoạt vật của người khác.


Ngoài ra, cả Bắc kinh lẫn Đài bắc đã có hành vi bất hợp pháp  là cố tình coi việc giải giới quân đội Nhật bản đóng ở hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa năm 1946 là Trung quốc đã thu hồi hai quần đảo này để rồi vin vào đó họ tuyên bố chủ quyền của Trung quốc trên hai quần đảo, mặc dù các quốc gia đồng minh trong trận Thế chiến thứ II chỉ quyết định giải giới quân đội Nhật bản đóng ở đây thôi chứ không hề quyết định qui hoàn hai quần đảo này cho Trung quốc. Ngay cả trong Hoà ước Cựu kim sơn năm 1951 Nhật bản cũng không hề tuyên bố hay nhìn nhận qui hoàn Hoàng sa và Trường sa cho Trung quốc. Lý do này rất d hiểu: các nước đồng minh trong Thế chiến thứ II củng như Nhật bản đều biết rằng hai quần đảo này không phải là phần lãnh thổ của Trung quốc. Hành vi bất hợp pháp này có hậu quả rất tai hại là nhiều người ngoại quốc không nghiên cứu kỹ và chỉ dựa vào các tuyên bố của Bắc kinh hay Đài loan đã mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Trung quốc trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Các tài liệu do người ngoại quốc viết về vấn đề này đã cho thấy rõ hậu quả tai hại đó. Rất hiếm, nếu không thể nói quả quyết được là không có, tài liệu do người ngoại quốc biên soạn hay viết đã tham chiếu các tài liệu  của Việt Nam chứng minh chủ quyền đối với Hoàng sa và Trường sa thực sự thuộc về Việt Nam, mà chỉ tham chiếu tài liệu của Trung quốc, cả quốc gia lẫn cộng sản, thôị Ngay cả việc giải giới do Quốc quân Trung Hoa thực hiện năm 1946 cũng là hành vi không hợp pháp nốt. Một mặt, qua hiệp ước ký với Pháp ngày 28.2.1946 Trung Hoa Dân quốc đã chuyển nhượng việc giải giới quân đội Nhật bản ở bắc v tuyến thứ 16 cho Pháp nhưng mặt khác cuối năm 1946 lại cho quân đến giải giới quân đội Nhật bản chẳng những ở Hoàng sa mà còn ở cả Trường sa nữa, để sau này vịn vào hành động đó cả hai chính phủ Bắc kinh và Đài bắc coi là Trung quốc đã tiếp thu và có chủ quyền trên hai quần đảo này. Như vậy, nếu áp dụng riêng luật quốc tế theo yêu sách của Trung Cộng không thôi chúng ta thấy là Trung quốc cũng không có tư Cách pháp định làm chủ hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.


Nói tóm lại, luận cứ chính thức của hai chính phủ Trung Cộng và Đài loan không có sức thuyết phục được ai về chủ quyền của Trung quốc trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa vì đã không đưa ra được một bằng chứng nào và lại dựa vào hành vi bất hợp pháp.



Chú thích:


(1) Đề cập tới trong bài "Notes on the Nanwei and Sisha Islands," đăng trong PEOPLÉS CHINA, Bắc kinh, tập IV, số 5, phụ trương ng. 1.9.1951, tr. 7.
(2) Toàn văn bản Hòa ước Cựu kim sơn đăng trong: (a) UNITED NATIONS TREATY SERIES, tập 136, tr. 46 và tiếp theo, và (b) AMERICAN FOREIGN POLICY, 1950 1955: BASIC DOCUMENTS do bộ Ngoại giao Hoa kỳ xuất bản năm 1957, ấn bản số 5446, tr. 425 439.
(3) "Chou En laís Statement on the Peace Treaty with Japan," đăng trong PEOPLÉS CHINA, tập II, số 12, phụ trương ngày 16.12.1950, tr. 17 (viết tắt: Chou En laís Statement). Nhấn mạnh thêm.
(4) Chou En laís Statement, tr. 19. Nhấn mạnh thêm.
(5) Bản Anh ngữ nhan đề "Foreign Minsiter Chou En laís Statement on the ỤS. British Draft Peace Treaty with Japan," (viết tắt: Foreign Minister) đăng trong (a) PEOPLÉS CHINA, tập IV, số 5, phụ trương ngày 1.9.1951, tr. 3 6 (Chúng tôi tríchổ dẫn theo bản này); hay (b) bản tin Tân Hoa xã số 777, Bắc kinh ngày 16.8.1951, tr. 75 78.
(6) Foreign Minister, tr. 4. Nhấn mạnh thêm.
(7) Foreign Minister, tr. 6.
(8) R. Serene, "Petite Histoire des Paracels," đăng trong SUD EST ASIATIQUE, Bruxelles, số 19, th. 1/1951, tr. 38.
(9) Xem: (a) B.B., "Les Iles Spratlys," đăng trong L'ASIE FRANCAISE, Paris, tập 39, số 269, th. 4/1939, tr. 123; (b) Charles Rousseau, "Chine, France, Japon, Philippines et Vietnam    Différend Concernant l'Appartenance des Iles Spratlys et Paracels," đăng trong REVUE GENERALE DE DROIT INTERNATIONAL PUBLIC, Paris, năm thứ 76, tập 76, số 3, th. 7 9/1972, tr. 828.
(10) Chi tiết về hội nghị này và hội nghị Tehran được in trong tập THE FOREIGN RELATIONS OF THE UNITED STATES    DIPLOMATIC PAPERS: THE CONFERENCES AT CAIRO AND TEHRAN, 1943, (viết tắt: FRUS Cairo Tehran), Government printing Office, Washington, D.C., 1961.
(11) FRUS Cairo Tehran, tr. 448 449.
(12) Xem bài "Roosevelt Churchill Stalin Luncheon Meeting", trong FRUS Cairo Tehran, tr. 566.
(13) Mới đầu là Winston Churchill, sau là Clement Attlee khi đảng bảo thủ Anh thất cử.
(14) DOCUMENTS ON AMERICAN FOREIGN RELATIONS, do Raymond Dennett và Robert K. Turner biên tập và Prince University Press xuất bản năm 1948, tập VIII: 1.7.1945   31.12.1946.
(15) Jean R. Sainteny, HISTOIRE D'UNE PAIX MANQUéE: INDOCHINE 1945 1947, Amiot Dumont, Paris, 1953, tr. 50.
(16) Xem UNITED STATES STATUTES AT LARGE, trong Executive Agreement Series, số 493, tập 59, phần II, Government Printing Office, Washington, D.C., 1945, tr. 1734 1735.
(17) Herbert Feis thuật lại trong sách JAPAN SUBDUED: THE ATOMIC BOMB AND THE END OF THE WAR IN THE PACIFIC, Princeton University Press, Princeton, New Jersey, 1961, tr. 139.
(18) Xem thêm chi tiết trong VIETNAM AND CHINA: 1938 1954 của King C. Chen, Princeton University Press, Princeton, New Jersey, 1969, tr.115 154.

(19) Ngày 28.2.1946 Pháp và Trung quốc đã ký

(a)    một hiệp ước 13 điều mệnh danh là "Hiệp ước giữa Trung Hoa Dân quốc và Pháp quốc về việc Pháp quốc Khước từ Trị ngoại Pháp quyền và Các Quyền Liên hệ Khác ở Trung quốc",

(b)    )  một thỏa ước 11 điều mang tên là "Thỏa ước giữa Chính phủ Trung Hoa Dân quốc và Chính phủ Pháp quốc Liên quan tới Quan hệ Trung Hoa và Đông dương", và

(c)    một văn thư trao đổị Các tài liệu này in trong: (a) TREATIES AND AGREEMENTS BETWEEN THE REPUBLIC OF CHINA AND OTHER POWERS, do Chen Yin ching biên soạn, Sino American Publishing Service xuất bản tại Washington, D.C., 1957, tr. 258 270; (b) King C. Chen, sđd, tr. 360 374.

(20) TRUNG HOA BÁO, Đài bắc, ng. 14.7.1971.
(21) Xem bài "Review of International Situation" đăng trong PRESIDENT CHIANG KAI SHEK'S SELECTED SPEECHES AND MESSAGES IN 1955, do China Publishing Cọ ấn hành tại Đài bắc năm 1956, tr. 22. (viết tắt: Review) Đông tam tỉnh nói ở đây là danh xưng người Trung Hoa vẫn dùng để gọi Mãn châu.
(22) Thí dụ xem L. Oppenheim, INTERNATIONAL LAW: A TREATISE, do H. Lauterpacht hiệu đính, Longmans, Green & Cọ, xuất bản ở Luân đôn, tập I, ấn bản thứ 7, 1948.
(23) Ch'en T'i ch'iang, "Taiwan    A Chinese Territory", đăng trong Law in the Service of Peace: International Association of Democratic Lawyers' Review, số 5, 1956, tr. 42.
(24) Đăng trong báo Quốc tế Vấn đề Nghiên cứu, số 2, 1959, tr. 7 17 và bản dịchổ Anh ngữ in trong sách Oppose the New ỤS. Plots to Create "Two Chinas" của nhà Xuất bản Ngoại văn, Bắc kinh, 1962, tr. 85 97.
(25) Oppenheim, I, tr. 808.
(26) Oppenheim, I, tr. 807.
(27) Review, tr. 22 23.
(28) TRUNG HOA NHÂN DÂN CộNG HòA QUốC ĐốI NGOạI QUAN Hệ VN KIệN TậP, Bắc kinh, tập I, tr. 134 (viết tắt: Đối ngoại). Nhấn mạnh thêm.
(29) ĐốI NGOạI, tập II, tr. 30 và 36.
(30) NHÂN DÂN NHậT BÁO, Bắc kinh, ng. 8.2.1955, tr. 4. Nhấn mạnh thêm.
(31) Toàn bản văn nhan đề "Foreign Minister Chou En laís Statement on San Francisco Peace Treaty" đăng trong PEOPLÉS CHINA, tập IV, số 7, ngày 1.10.1951, tr. 39. Vì bài này không đề cập tới hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa nên chúng tôi không tríchổ dịchổ nơi đăỵ
(32) Từ 2.6.1948 đến 26.10.1955 phần đất do chính quyền quốc gia (không Cộng sản) cai trị gọi là Quốc gia Việt Nam. Sau đó mới gọi là Việt Nam Cộng hòa.
(33) PEOPLÉS CHINA, tập 4, số 6, ngày 16.9.1951, tr. 4. Nhấn mạnh thêm.
(34) Toàn bản văn đăng trong PEOPLÉS CHINA, tập V, số 10, ng. 16.5.1952, tr. 4.
(35) Toàn bản văn hòa ước giữa Trung Hoa Dân quốc và Nhật bản đăng trong TREATIES AND AGREEMENT, sđd, tr. 454 456. Vì không có bản văn bằng Hoa ngữ nên chúng tôi dịchổ hai danh từ Spratly Islands và Paracel Islands bằng danh từ thông dụng của Việt Nam là quần đảo Trường sa và quần đảo Hoàng sa.
(36) Đây không phải là Hải học viện Phi luật tân như nhiều tài liệu cho tới nay vẫn đề cập tới một Cách sai lầm.
(37) Palawan là một hòn đảo khoảng 4.550 dặm vuông ở tây nam thủ đô Manila và bắc Borneo.
(38) Nhiều tài liệu hiện hữu đã không để ý đến chi tiết
này mà lại nói là chính Tomas Cloma đem thủy thủ tới chiếm đóng.
(39) Đây cũng là một chi tiết mà các tài liệu hiện hữu đã sai lầm khi cho rằng chỉ có hòn đảo lớn mà Tomas Cloma đặt chân tới lần đầu mới mang tên là Freedom Island.
(40) Tríchổ đăng trong bài "Freedomland: Gov't States Position on Imbroglio over Isles," trong bán nguyệt san NEW PHILIPPINES, Manila, số tháng 2/1974, tr. 7.
(41) nt.
(42) nt. Nhấn mạnh thêm.
(43) Tân Hoa xã, ấn bản Anh ngữ, ngày 29.5.1956, nhan đề "Foreign Ministry Statement on Nansha Islands", đăng trong SURVEY OF CHINA MAINLAND PRESS (viết tắt: SURVEY) của Toà Tổng Lãnh sự Hoa kỳ tại Hương cảng, số 1301, ng, 4.6.1956, tr. 20. Nhấn mạnh thêm.
(44) Tân Hoa xã, ấn bản Anh ngữ, ngày 27.2.1959, nhan đề "Statement on Kidnapping of Chinese Fishermen by South Vietnam Navy," đăng tải trong SURVEY số 1966, ngày 5.3.1959, tr. 47. Hai bản tuyên bố ngày 15.8.1951 và 29.5.1956 đã được tríchổ dẫn và phê bình trong hai phần số II và III bên trên.
(45) Tức phủ tổng thống Phi luật tân.
(46) Tường thuật lại trong bài Freedomland, bđd.
(47) nt.
(48) Đăng tải trong SURVEY, số 4944, ng. 27.7.1971, tr. 140. Nhấn mạnh thêm.
(49) nt.
(50) Do Nghị định số 420 BNV/HCDP/26.X ngày 6.9.2973 của Tổng trưởng Nội vụ Lê công Chất.
(51) Do Nghị định số 4762.CP ngày 21.12.1933 của Thống đốc Nam kỳ M.J. Krautheimer.
(52) Do Dụ số 10 ngày 30.3.1938 của Hoàng đế Bảo đạị
(53) Do Sắc lệnh số 174 NV ngày 13.7.1961 của Tổng thống Ngô đình Diệm.
(54) Do Nghị định số 709 BNV/HCDP/26 của Tổng trưởng Nội vụ Trần thiện Khiêm.

(55) Do Sắc lệnh số 143 NV ngày 22.10.1956 của Tổng thống Ngô đình Diệm.
(56) Toàn văn đăng trong PEKING REVIEW, Bắc kinh, tập 17, số 3, ngày 17.1.1974, tr.3, dưới nhan đề "Statement by Spokesman of Chinese Ministrty of Foreign Affairs."
(57) Toàn văn đăng trong PEKING REVIEW, tập 17, số 4, ng. 25.1.1974, tr. 3 4, dưới nhan đề "Statement of the Chinese Ministry of Foreign Affairs."
(58) Tuyên bố ngày 12.1.1974 của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, nhan đề "Việt Nam Cộng hòa Bác bỏ Lời Tố cáo Phi lý cùa Trung Cộng về Quần đảo Hoàng sa. " Bản quay ronéo, tr. 1.
(59) "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Về Việc Trung cộng Vi phạm Chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa Trên Các Quần đảo Hoàng sa và Trường sa" ngày 16.1.1974. Bản quay ronéo, tr. 1 2.
(60) Tường thuật trong bài Freedomland, bđd.
(61) Đăng trong PEKING REVIEW, tập 17, số 4, ngày 25.1.1974, tr. 4.
(62) Toàn văn đăng trong PEKING REVIEW, tập 17, số 6, ngày 8.2.1974, tr. 3, dưới nhan đề "Statement by Spokesman of Foreign Ministrỵ"
(63) Toàn văn đăng trong FREE CHINA WEEKLY, Đài bắc, ngày 10.2.1974, tr. 1, dưới nhan đề 'ROC Reaffirms Spratly Titlẹ"
(64) TIME, New York, 11.3.1974.
(65) Xem Tạ quốc Tuấn, "Diễn tiến Cuộc Tranh chấp Về Chủ quyền Trên Hai Quần đảo Hoàng sa và Trường sa Từ Sau Trận Hải chiến 19 20 Tháng 1/1974" đăng trong Việt Nam Tập chí, Campbell, California, số 3 & 4, th. 8/1991, tr. 49 82. (Vì sự sơ ý kỹ thuật bài này tuy
được đăng trọn văn nhưng lại ghi lầm là "Còn Nữa").
(66) Tường thuật trong PEKING REVIEW, tập 17, số 14, ngày 5.4.1974, tr. 1, nhan đề "Chinás Sovereignty Over Hsisha, Nansha Islands Reaffirmed."
(67) Đài Bắc kinh, chương trình Việt ngữ, ngày 3.7.1974, hồi 21 giờ 30. Chúng tôi tríchổ nguyên văn theo bản tin, không sửa đổi dù Cách hành văn lai căng.
(68) Tường thuật trong British Broadcasting Corporation, Summary of World Broadcasts, Part III: The Far East (viết tắt: FE), số 6070.
(69) Đó là Trung Pháp Hòa ước ký tại Thiên tân ngày 11.5.1884, sau được ưng chun bằng một hòa ước khác ký ngày 9.6.1885.
(70) FE số 6075.
(71) Phạm văn Đồng nói tới cuộc chiến tranh 1960 1975.
(72) FE, số 6102.
(73) Hàn Niệm long không nói rõ hòa ước nào.  Có lẽ là hòa ước 1884 (Xem chú thích 69 bên trên).
(74) Tường thuật trong báo BEIJING REVIEW (tên viết theo phương pháp phan âm tức pinyin của Trung Cộng), tập 26, số 39, ngày 26.9.1983, tr. 8.
(75) Tên Việt Nam là Đá Hoa lau và tên Anh ngữ Swallow Reef.

1 2
 
3
4

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Vò
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi Bình Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đình Võ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Bão
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13