Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG - 1H

Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 

VI.- TR̉ CHƠI NHI ĐỒNG

- Ư NGHĨA CÁC TR̉ CHƠI

Tṛ chơi nhi đồng Việt Nam cũng như tṛ chơi nhi đồng của bất cứ nước nào đều không ít th́ nhiều vụ vào những mục đích giáo dục. Tỉ như:

Tṛ "Rung răng rung rẻ" giúp các em nhỏ có những cử động nhịp nhàng.

Những tṛ chơi chạy, nhảy, rượt, đuổi đều có tác dụng làm cho bắp thịt các em nẩy nở. Trong tṛ chơi "Thả đỉa ba ba", em bị rượt đuổi phải luôn luôn làm chủ được những cử động của ḿnh, chợt chạy tả, chợt chạy hữu... để khỏi bị bắt.

Tṛ chơi "Rồng rắn" chẳng hạn, dạy các em tinh thần liên đới, bởi các em ở bên "rắn" phải luôn luôn liên kết thành một khối, đầu chặn thầy thuốc để đuôi chạy.

Tṛ chơi "Ú t́m" giáo dục thính quan, thị quan; các em vừa lắng nghe vừa chú mục nh́n để khám phá ra nơi có kẻ trốn nấp.

Phần những câu đố ở chương VII sau đây cũng là một tṛ chơi huấn luyện trí thông minh suy đoán.

Tṛ chơi thả diều (nhiều thứ diều) vừa giúp tâm trí thảnh thơi bay bổng, vừa huấn luyện óc thẩm mỹ.

Vào dịp trung thu, các em kết đoàn lại để rước đèn, vừa đi vừa hát "hồ khoan", thực vừa có tính cách thẩm mỹ vừa có tính cách luân lư.

- VÀI CÁCH BẮT THĂM:

Nếu cần chỉ định một trong nhiều em giữ một vai tṛ ǵ, có cách rút thăm bằng que. Em nào rút phải chiếc que cụt, hoặc chiếc que gẫy, em đó phải lănh vai tṛ.

Nếu tṛ chơi chia làm hai phe, có thể bắt thăm nhiệm vụ chỉ định cho một trong hai phe bằng cách "Oẳn, tù, t́" hay "x́ gà".

"Oẳn, tù, t́" là phiên âm ba tiếng Anh: One, Two, Three (một, hai, ba). Hai em đứng đối diện nhau vừa đu đưa nắm tay vừa đọc:

Oẳn, tù, t́,

Cái ǵ? Cái này!

Dứt lời mỗi em phải quyết định "xuất tŕnh" h́nh thù tay của ḿnh theo một trong ba kiểu sau đây:

1-. Cả bàn tay x̣e rộng tượng trưng tờ giấy.
2.- Chỉ có ngón tay trỏ và ngón tay giữa ruỗi ra tức là cái kéo.
3.- Cả bàn tay nắm lại h́nh quả đấm là cái búa (với các em nhi đồng Nhật-bản th́ là ḥn đá).

Tờ giấy thắng búa v́ bọc được búa, nhưng lại thua kéo v́ kéo cắt được giấy. Búa tuy thua giấy nhưng lại thắng kéo, v́ chính với búa, thợ rèn đă rèn đập ra kéo.

"x́ Gà": Hai em cũng đứng đối diện và sau khi đă cùng phát âm tiếng "x́" giữa hai hàm răng th́ cùng giơ một trong bốn ngón tay sau đây lên ngang mắt.

- Ngón cái: vua bắt kẻ trộm.
- Ngón trỏ: kẻ trộm bắt gà.
- Ngón giữa: gà mổ mối.
- Ngón đeo nhẫn: mối đục chân vua.

Sau đây là một số tṛ chơi phổ thông của các trẻ em Việt, đặc biệt là ở vùng quê.

CHƠI DIỀU:

Tṛ chơi này không riêng cho trẻ em mà cho cả người lớn nữa. Có điều người lớn th́ chơi những diều cỡ bự mang sáo chiêng, sáo đẩu. Có diều lớn tới ba thước chiều ngang, một thước chiều rộng mang một bộ ba cái sáo. Sáo lớn kêu âm u gọi là sáo chiêng (phải chăng v́ kêu âm u như tiếng chiêng); sáo cỡ trung gọi là sáo đẩu. Ngày hội có những cuộc thi diều cho người lớn, giải thưởng thật hậu, chẳng thế mà ca dao ta đă có câu:

Cầm dây cho chắc,
Lúc lắc cho đều.
Để bố đâm diều,
Kiếm gạo con ăn.

Các em nhỏ th́ chơi diều sáo loại nhỏ, hoặc loại diều vằng. Đồng bào miền Hưng Yên (Bắc Việt) gọi vằng là cái mạng v́ vằng làm bằng màng giang chuốt thật mỏng; lúc diều lên gặp gió, màng giang của vằng rung lên kêu "vè vè" rất vui tai.

Các em nhỏ có thể chơi loại diều nhẹ. Người khéo tay có thể làm được nhiều thứ diều: diều con cốc, diều con quạ, diều con cá, diều con bướm, diều con rết, diều chữ thập, diều cánh phản, diều mặt giăng...

THẢ MỒI ĐỚP BÓNG:

Sau khi đă rút thăm để xem ai phải làm tṛ "thả mồi đớp bóng", các em khác thả lên mặt ao chiếc bong bóng lợn đầu có buộc một sợi dây dài chừng năm mươi phân. Trong khi em nọ vừa bơi vừa hụp cố há miệng đớp lấy sợi dây th́ các em xung quanh đua nhau khuấy vỗ cho mặt nước nổi sóng chao chát.

Nếu em kia đớp được sợi dây th́ em ở gần nhất lúc đó phải thay thế; nếu qua một thời gian ước định mà không được th́ phải phạt "trồng cây chuối", nghĩa là em phải hụp đầu xuống nước, hai chân ruỗi thẳng chổng ngược lên mặt nước. Suốt thời gian đó các em khác hát lớn bài sau đây:

Thả mồi đớp bóng,
Cho chóng mà lên.
Nếu không th́ giồng cây chuối,
Cho chúng ta xem.

CHỒNG ĐỐNG CHỒNG ĐE:

Các em ngồi hay đứng thành ṿng tṛn xếp nắm tay lần lượt theo chiều cao. Một em đứng riêng ra, vừa lần lượt chỉ từng nắm tay vừa hát:

Chồng đống chồng đe,
Con chim le lưỡi.
Nó chỉ thằng nào,
Nó chỉ thằng này!

Chữ "này" sau cùng rơi vào nắm tay em nào, em đó lập tức vùng đuổi, các em khác cũng lập tức vùng chạy tỏa ra bốn phía. Em nào chạy không kịp bị bắt th́ phải vào thay thế.

HỒ KHOAN

Vào dịp Tết trung thu, các em trong làng, xóm tụ tập nhau để rước đèn. Em trưởng đoàn vừa điều khiển cuộc rước đèn theo các đường trong làng trong xóm, vừa điều khiển nhịp hát hồ khoan, nội dung câu hát thường có tính cách luân lư, đại để như sau:

Bắt cái, bắt cái này, hồ khoan!
Ai ơi chớ vội cười nhau,
Cây nào mà chẳng có sâu chạm cành,
Hồ khoan!

Bắt cái, bắt cái này, hồ khoan!
Làm người mà chẳng biết suy.
Đến khi nghĩ lại c̣n ǵ là thân,
Hồ khoan!

RUNG RĂNG RUNG RẺ

Rung răng rung rẻ,
Dắt trẻ đi chơi.
Đến cửa nhà trời,
Lạy cậu lạy mợ,
Cho cháu về quê,
Cho dê đi học,
Cho cóc ở nhà,
Cho gà bới bếp!
X́ xà x́ xụp
Ngồi thụp xuống đây.

Chú thích: Tṛ chơi này của các em nhỏ tuổi (cỡ mẫu giáo). Các em chỉ việc giắt tay nhau vừa đi vừa hát. Khi hát xong câu cuối cùng th́ cùng ngồi thụp xuống, rồi lại đứng lên rung răng hát lại. Một thứ thể thao nhẹ cho các em.

NU NA NU NỐNG(I)

Nu na nu nống,
Cái Cống nằm trong.
Cái Ong nằm ngoài,
Củ khoai chấm mật.
Phật ngồi phật khóc,
Con cóc nhảy ra.
Con gà ú ụ,
Nhà mụ thổi xôi.
Nhà tôi nấu chè,
Tè he chân rụt.

Chú thích: Đây cũng là tṛ chơi đặc biệt của các em c̣n nhỏ. Ba, bốn em cùng nhau hội lại ruỗi thẳng cả hai chân ra. Một em vừa hát vừa tuần tự lấy tay đếm từng chân một. Tiếng "rụt" dứt bài rơi vào chân nào, chân đó phải rụt lại.

NU NA NU NỐNG(II)

Nu na nu nống,
Thằng cộng, các cạc.
Chân vàng, chân bạc,
Đá xỉa, đá xoi.
Đá đầu con voi,
Đá lên, đá xuống.
Đá ruộng bồ câu,
Đá râu ông già.
Đá ra đường cái,
Gặp gái đi đường.
Có phường trống quân,
Có chân th́ rụt.

Chú thích: Cũng có nơi có bài "nu na nu nống" khác như sau:

Nu na nu nống,
Cái cống càng cạng.
Đá rạng đôi bên,
Đá lên đá xuống.
Đá ruộng bồ câu,
Đá đầu con voi.
Đá xoi đá xỉa,
Đá nửa cành xung.
Đá ung trứng gà,
Đá ra đường cái.
Gặp gái giữa đường,
Gặp phường trống quân.
Có chân th́ rụt.

X̀A CÁ MÈ

X́a cá mè,
Đè cá chép.
Chân nào đẹp,
Đi rao men.
Chân nào đen,
Ở nhà làm gà làm chó.

Chú thích: Tṛ chơi này đặc biệt thường thấy ở vùng Bắc Ninh. Tiếng "đẹp" rơi vào chân em nào, em đó sẽ đứng lên đi và rao "Ai mua men ra mua!" Tiếng "gà" (có khi là mèo), tiếng "chó" rơi vào chân em nào em đó sẽ vừa đi kiểu bốn chân vừa bắt chước tiếng gà, tiếng mèo hoặc tiếng chó sủa "gấu gâu".

THẢ ĐỈA BA BA

Thả đỉa ba ba,
Chớ bắt đàn bà.
Phải tội đàn ông,
Cơm trắng như bông.
Gạo tiền như nước,
Đổ mắm đổ muối.
Đổ chốt hạt tiêu,
Đổ niêu cứt gà.
Đổ phải nhà nào,
Nhà nấy phải chịu.

Trong tṛ chơi này bốn năm em đứng tụm lại giữa sân rộng, một em vừa hát vừa lấy tay vỗ lên đầu từng người theo thứ tự ṿng tṛn. Dứt bài, chữ "chịu" rơi phải đầu em nào, em đó phải ở lại dưới sân làm đỉa, làm ba ba hay làm nam nam. Theo tín ngưỡng người Việt ở vùng quê, hễ chuôm ao nào có người chết đuối th́ linh hồn người đó biến thành con nam nam (nói theo miền Nam là con ma gia), luôn luôn ŕnh cơ hội rủi người khác chết đuối. Có vậy linh hồn kẻ chết đuối mới được thay thế mà tái sinh.

Trong khi một em phải ở lại dưới sân làm đỉa (hay ba ba, hay nam nam) th́ các em khác lên hết trên bờ hè hoặc bờ cao quanh sân để rồi sẽ chạy từ bờ bên này qua bờ bên kia. Em ở "dưới ao" cố săn đuổi, túm áo bắt được em nào, em đó phải thay thế. Tṛ chơi này thường là của các em trai và đặc biệt phải chơi vào những đêm trăng tháng 8.

Các em ở vùng Bắc Ninh có bài hát tương tự để thay thế sau đây:

 

Thả đỉa ba ba,
Chớ bắt đàn bà.
Phải tội đàn ông,
Cơm trắng như bông.
Gạo tiền như nước,
Gánh ba gánh nước.
Đưa cậu ra đồng,
Đánh ba tiếng cồng.
Cậu ơi là cậu...

CHI CHI CHÀNH CHÀNH

Chi chi chành chành,
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết trương,
Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi t́m,
Hù tiu, bắt... ập!

Chú thích: Một em x̣e bàn tay trái rồi cùng ba bốn em khác cùng đặt ngón tay trỏ vào giữa ḷng bàn tay. Em hát bài trên, đến câu cuối cùng cố ư kéo dài giọng ở chữ "bắt" để rồi bất th́nh ĺnh nắm tay lại cùng với chữ "ập". Em nào rút chậm bị giữ ngón tay trỏ, em đó phải ở lại, tự bịt mắt để các em khác đi trốn. Em nào bị t́m thấy đầu tiên sẽ phải thay thế./P>

Cũng trong tập IIEH 1943 (Institut Indochinois pour l’E’tude de l’Homme. Tome VI, p.170), nhà học giả Nguyễn Văn Tố có sưu tầm được một bản văn khác về bài "Chi chi chành chành" với lời giải thích là ư nghĩa toàn bài đó ám chỉ chuyện vua Hàm Nghi đi trốn và bị bắt như sau:

CHI CHI CHÀNH CHÀNH

Chu chi rành rành!
Cái đanh thổi lửa,
Con ngựa đứt cương,
Ba vương lập đế,
Chấp chế thượng hạ,
Ba chạ đi t́m,
Ú tim, ù ập!

Chú thích: Chu: ṿng tṛn; chí: đạt tới. Cả câu có ư nói chúng ta đứng thành ṿng tṛn đầy, chúng ta hiểu điều đó lắm.

Câu thứ hai ư muốn báo trước những biến cố đau thương sắp tới.

Ba vương nói ở câu bốn là ba vua kế tiếp nhau lên ngôi: Dục Đức, Hiệp Ḥa và Kiến Phúc.

Chạ chính nghĩa là xóm, một phần của làng (ca dao VN: "làng trên chạ dưới thiếu ǵ giai to"). Nhưng ba chạ ám chỉ ba làng Thanh Lạng, Thanh Cốc và Tha Mặc đi t́m vua. Ba làng này đă được kể tới trong bài “ Poursuites dirigées contre le roi Ham Nghi” của R.P.A Delvaux đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Hue, 1941, tr. 303.

Câu cuối: vua Hàm Nghi bị bắt, ngày 2-11-1888.

Ông Nguyễn Văn Tố giải thích thêm là vua Hàm Nghi khởi sự đi trốn vào tháng bảy năm 1884, bị bắt vào ngày 2-11-1888 và bài đồng dao được ghi lại theo lời một người dân vùng Sơn Tây, đă được đăng tải lần đầu tiên trên tờ "La Patrie Annamite" ngày 15-6-1935.

Cũng trong tập IIEH 1943, bài "Note à propos d’une chanson enfantine Annamite" trang 207-212, một học giả khác, ông Nguyễn Văn Huyên, thuật lại một cách giải thích khác mà ông được nghe từ thuở thiếu thời. Theo ông, th́ đây là một bài sấm tiên tri về tương lai nước Nam nhà sau khi nhà Lê đổ:

- Chi chi chành chành: từ cành lớn sinh ra những ngành nhỏ (gợi ư niệm những biến động theo luật nhân quả)

- Cái đanh thổi lửa: Ám chỉ que diêm quẹt lửa hay đúng hơn cái kim hỏa của súng tượng trưng cho sức mạnh Tây phương mà tới hồi cuối thế kỷ XVIII đó người Nam ta mới được biết.

- Con ngựa chết trương: Ám chỉ vua Lê Hiển Tông chết vào ngày Mậu Ngọ (ngày 17), tháng 7, năm Bính Ngọ (1786), sau 47 năm cực nhọc với ngôi trời. Nhà vua chết vào đúng lúc kinh đô Thăng Long bị quân Tây Sơn chiếm giữ.

- Ba vương ngụ đế: Ba miền đă có người xưng vương, Nguyễn Huệ (Quang Trung), miền Bắc, Nguyễn Nhạc (Thái Đức) miền Trung, Nguyễn Ánh (tương lai sẽ là vua Gia Long) miền Nam.

- Cấp kế thượng hải: Viện binh từ biển tới. Ám chỉ việc Hoàng tử Cảnh theo ông Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện năm 1789.

- Ú tim Ù ập: Mọi người đều như chơi "ú t́m" từ đấy. Nào là việc cấm giảng đạo, giết giáo sĩ của những triều đại kế vị Gia Long đă vô t́nh làm cho người Pháp phản ứng lại. Sự phản ứng đó không ngờ đă khiến người Pháp chiếm được nước Nam rồi cả bán đảo Đông Dương. Rơ thật chẳng khác ǵ hai bên chơi tṛ ú t́m, mọi kết quả đều đến bất ngờ ngoài mọi mưu toan của đôi bên.

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18