Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG - 4A

Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 

QUYỂN BỐN  

 
THẦN THOẠI
Việt Nam – Trung Hoa

 
DOĂN QUỐC SỸ
 
Sưu tập
 

 

 

LỜI CẢM TẠ

Xinh chân thành cảm tạ Giáo sư Nguyễn Văn Nha đă giúp soạn giả nhiều trong phần tham khảo các tài liệu chữ Hán khi viết về thần thoại Trung Hoa.

Xin chân thành tri ân :
Ông Hoàng Trọng Miên – tác giả Việt Nam Văn Học Toàn Thư,
Giáo sư Lê Hữu Mục – dịch giả Lĩnh Nam Chích Quái và Việt Điện U Linh Tập,
Giáo sư Trần Ngọc Ninh, về những bản văn đúc kết và trích dẫn.

THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ MIỀN NÚI

TỔNG LUẬT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM

Có thể coi thần thoại Việt Nam là một thành phần của gia đ́nh thần thoại lớn gồm cả các sắc tộc miền núi như Mường, Mèo, Thái, Mán, Khả, Lô lô … nghĩa là tất cả những sắc dân quy tụ trong khoảng địa bàn từ miền nam núi Ngũ Lĩnh đến cao nguyên Trấn Ninh, phía nam Hoành Sơn.

Nh́n vào thần thoại Việt Nam và so sánh với thần thoại của đồng bào miền núi, chúng ta thấy phần sáng tạo vũ trụ của ta dường như có bị hao hụt và lai với thần thoại Trung Hoa khá nhiều. Trong Việt Nam Văn Học Toàn Thư, quyển I, Thần Thoại, tác giả Hoàng Trọng Miên cũng đă cố gắng sưu tầm và sắp xếp rất hợp lư thần thoại Việt Nam từ thuở sáng lập vũ trụ đến các huyền thoại dật sử, nhưng trong phần “Vũ trụ và muôn loài”, chúng ta thấy hầu hết phần sau các huyền thoại đều bị pha màu Trung Hoa. Tỷ như truyện “Trời” th́ vợ Trời là bà Tây Vương Mẫu (Trung Hoa) ở núi Côn Lôn (địa danh Trung Hoa). Truyện “Thần Nam và thần Nữ” th́ thần Nữ la` Nữ Oa (Trung Hoa). Đến những truyện khác như thần Tài, thần Phúc, thần Thọ, thần Lộc đều là những khuôn mặt du nhập tự Trung Hoa.

Đă đành có sự giao lưu giữa các thần thoại trên thế giới, nhưng dù có chịu ảnh hưởng hỗ tương, th́ huyền thoại của mỗi nước vẫn phải mang con dấu của riêng ḿnh, không nên chấp nhận những ǵ chỉ là sự vay mượn hay vá víu đơn thuần.

Trước khi chọn lọc, giới thiệu thần thoại Việt Nam và thần thoại các sắc tộc miền núi, chúng tôi muốn thoạt hăy tŕnh bày một đồ biểu để chúng ta có được ngay cái nh́n tổng quát và những nét tương đồng tương dị giữa các thần thoại đó (xem trang 19-21). Mấy nét huyền thoại chính dùng làm tiêu điểm trong đồ biểu là : Thượng đế sáng tạo vạn vật, hay đấng thủy tổ; nạn Hồng thủy; anh em lấy nhau; cây, cột hay tháp nối liền trời đất.
Nh́n vào đồ biểu (trang 19-21), chúng ta rút ra một số nhận xét :

1. Hầu hết các thần thoại đều có nạn Hồng thủy trừ thần thoại Việt, Mường và Phủ Nội *.
2. Thần thoại Việt, Mường và Mèo thuộc ḍng huyền thoại sinh ra trứng rồi nở ra các giống người; c̣n thần thọai Thái, Khả, Mán, Lô-lô, Phủ nội thuộc ḍng huyền thoại trái bầu, rồi tự đó chui ra các giống người.
3. Thần thoại Thái và Phủ nội không có truyện anh em sống sót sau nạn Hồng thủy, buộc ḷng phải lấy nhau để duy tŕ nhân loại.
4. Thần thoại Mán, Khả, Lô lô không thấy nói tới huyền thoại cây hay cột chống trời, nối liền trời đất.
5. Riêng thần thoại Lô lô, theo bản văn của Hoàng Trọng Miên (VNVHTT, Quyển 1, Thần thoại, trang 135-36) chỉ thấy nói người em út và người chị sống sót sau nạn Hồng thủy, mà không nói thêm có buộc ḷng phải lấy nhau như những thần thoại Khả, Mán, Mèo, Mường không. Sự thiếu sót này có lẽ v́ vào thời khởi thủy, Thượng đế Kết Dơ đă dùng đất nặn ra thần Nam và thần Nữ, và hai thần này cũng đă tự coi nhau như anh em buộc ḷng phải lấy nhau rồi, nên không muốn nhắc lại một lần nữa ở sự tích hai chị em sống sót chăng ?
6. Sau cùng, nếu đọc kỹ bản văn (cũng của Hoàng Trọng Miên), chúng ta thấy thần thoại Mán thuở khởi thủy cũng có Bàn Cổ (giống Trung Hoa), hơn nữa con Bàn Cổ là Bàn Vũ lại lấy công chúa thứ ba của Hoàng đế Trung Hoa. Thần thoại Phủ Nội th́ có nhắc đến thần Indra của Ấn độ và những tu sĩ từ Hy mă lạp sơn xuống. Đó là những nét giao lưu được ghi nhận giữa các thần thoại láng giềng.

(*) Tức P’u Noi (xem chú thích trang 21 sau đây)

Ư NGHĨA CỘT CHỐNG TRỜI

Đặc biệt những dân ngày nay đă thành dân Đại Dương, họ tin rằng khởi thủy của vũ trụ có một cái cây là trung tâm của cả Trời Đất, lá cây phát ra những tiếng vi vu là lời của tổ tiên, do đó tạo ra ngôn ngữ để làm trật tự cho loài người.

Về vấn đề này, Giáo sư Trần Ngọc Ninh đă viết, đại ư :
Trong tín ngưỡng của dân Lạc cổ, hay đúng hơn của những người thuộc nhiều sắc dân nhưng gần chung một văn hóa qua các huyền thoại ở khu vực nằm giữa Ngũ lĩnh và Hoành sơn, th́ sau khi Trời Đất phân chia, vũ trụ đă được tổ chức quanh một cái cột thông liền ba cơi thế gian Trời-Đất-Người. Bốn phương được định, mặt đất được tổ chức, sự phân biệt đất sống và đất linh cho phép các bộ lạc làm ăn, sinh sống dưới bóng linh thiêng.

Thần thoại Việt nam có truyện “Thần Trụ Trời”. Núi Tản Viên là một nơi khác cũng được coi là một cột chống trời, đệ nhất cao sơn của Việt nam, nơi trời đất thông nhau, Sơn Tinh ngự ở đó. Trong huyền thoại Chử Đồng Tử ở đồng bằng ven sông, trên băi không, cắm cái gậy xuống đất, úp nón lên, thành biểu tượng của cột chống trời, linh thiêng hiển hiện, đất cấm trở nên ở được, trù phú.

Người Phủ Nội cho rằng cây chống trời là cây song Khưa-khao-cát mọc ở hồ Nong-khu (Điện Biên Phủ).

Thần thoại Thái có cây song Chuốc-khao-cát làm đường đi lại giữa trời và đất. Hai thiên sứ Tao Suông và Tao Ngân khi xuống mặt đất sau nạn Hồng thủy cũng có mang theo tám quả bầu và tám gậy đồng Sao-cam-pha (gậy chống trời).

Thần thoại Mèo th́ dân chúng nhớ thiên đường Giu Giang Ka bèn rủ nhau xây tháp làm đường lên trời.

Thần thoại Mường kể rằng bộ hạ Lang-Đa-Cần đă phải vất vả lắm mới kiếm được cây Chu-đồng linh thiêng đem về làm trụ ḱnh thiên cất cung điện *.

(*) Xin đọc Trần Ngọc Ninh, “Huyền thoại Việt nam”, Tân Văn, 14 (tháng 6, 1969), 23-36

VẤN ĐỀ THIẾU NẠN HỒNG THỦY TRONG THẦN THOẠI VIỆT NAM

Vẫn giáo sư Trần Ngọc Ninh trong thiên khảo luận “Huyền Thoại Việt Nam” đăng trong nguyệt san Tân Văn có nêu ư kiến về vấn đề này, xin tóm lược :

… Các nhà nho của ta xưa cũng như các triết gia Hy lạp cổ c̣n nhân danh một thứ luân lư hẹp ḥi và hủ lậu mà chọn lọc hay sửa chữa lại các huyền thoại như Xénophone, Platon chê Homère, như Khổng Tử san định Thi, Thư, gọt rũa lại những truyện Nghiêu, Thuấn, Vũ, như Lư Tế Xuyên và Trần Thế Pháp kể lại những sự tích u linh quái dị ở Việt Nam, nhưng chỉ ghi những vĩ tích được coi là “thông minh chính trực” theo quan niệm của nhà nho.

Nhưng các huyền thoại, công tŕnh sáng tác chung của dân tộc từ thuở sơ khai, đâu có thể cho một vài cá nhân phán xét và sửa chữa được ? Huyền thoại chính là lịch sử linh thiêng của dân tộc, là lư do của nền văn hóa, là chân lư tối cao của cuộc sống, là di ngôn của tổ tiên để lại cho muôn đời về sau. Những người sửa lại huyền thoại không những đă làm mất một sự bi hùng chứa đựng trong những huyền thoại, mà c̣n phá hủy những cơ cấu khả dĩ giúp ta hiểu được một phần nào những kư hiệu và tượng trưng mà người xưa muốn truyền lại cho ta.

Khi sưu tầm những huyền thoại do dân gian truyền lại để viết Lĩnh Nam Chích Quái Trần Thế Pháp, vào khoảng thế kỷ thứ XIV, XV đă tự ư bỏ bớt đi tất cả những truyện của thời khai thiên lập địa và không nói ǵ đến trận Hồng thủy, chỉ v́ vào thời ấy th́ các nhà nho của ta đă hoàn toàn tin theo những thuyết của Trung hoa ghi lại trong kinh Thư và kinh Thi mà cho rằng miền Nam Ngũ Lĩnh không bị nạn Hồng thủy. Lại sửa chữa lại một vài điểm trong thần thoại cho văn vẻ, trái bầu th́ đổi là cái bọc hay “bào” theo chữ Hán, và dùng những chữ “quân”, chữ “cơ” để nói rằng người thần đất Lạc là một người lănh đạo (quân), đă lấy một cô gái đất Âu (cơ). Nhưng rồi đời sau người ta tưởng rằng đây là những tên người thật ! Cứ theo những thần thoại cổ th́ Lạc Long, hay vị tổ đời thứ nhất của dân tộc, tất phải là một người đầy trí đức, đă được Trời cứu khỏi nạn Hồng thủy để lập nên một nước mới. Theo truyền thuyết của Trung hoa th́ trận Hồng thủy xẩy ra cuối đời vua Nghiêu đến đời vua Thuấn th́ ông Vũ mới b́nh trị được. Kinh Thư c̣n có câu : “Hồng thủy ngất trời ! Mênh mông bọc núi, trùm g̣ ! Dân dưới mê man ch́m đắm”. Như vậy th́ nói rằng Lạc Long Quân cùng thời với vua Nghiêu, và là cháu của Thần Nông cũng không phải là sai lắm”

(*) Trần Ngọc Ninh, “Huyền Thoại Việt Nam”, Tân văn 13 (tháng 5, 1969), 2-5.

Chúng ta không phủ nhận những nhận xét tổng quát của giáo sư Trần Ngọc Ninh. Quả thực dân tộc ta khi đi xuống miền đồng bằng, gần bờ biển mở rộng ṿng tay đón nhận nhiều ḍng văn hóa dị biệt, và đặc biệt chịu áp lực nặng nề văn hóa Trung quốc trong suốt ngót một ngàn năm Bắc thuộc.

Trong khi đó kho tàng thần thoại của đồng bào miền núi vẫn giữ được trọn vẹn bản sắc khởi nguyên không bị pha trộn. Sở dĩ vậy, nguyên do v́ :
- Vị trí núi cao rừng rậm cách biệt.
- Nếp sinh hoạt của đồng bào miền núi cho đến nay cũng không khác mấy với thời đại đồ đá; nhưng sắc thái tập tục tín ngưỡng vẫn c̣n nguyên vẻ đơn sơ chất phác.
- Hầu hết dân tộc miền núi cho đến nay vẫn không có chữ viết, thần thoại đều do những bài ca truyền tụng lại bằng tiếng nói cổ truyền có vần, có điệu dễ nhớ, và được quư trọng như những sản phẩm thiêng liêng. Người ta hát thần thoại trong những buổi tế lễ, ca ngợi những lực lượng siêu nhiên, kể lại những sự tích xa xưa của các vị thần, các anh hùng dũng sĩ, không ai dám thêm bớt, sửa đổi một tiếng.

Hăy trở lại với thần thoại Việt nam với lời “kết tội” các nhà nho xưa của giáo sư Trần Ngọc Ninh. Liệu có thực tác giả tiền nhân Trần Thế Pháp đă tự ư lược bớt phần khai thiên lập địa trong có truyện Hồng thủy? Thực ra nh́n và đồ biểu, chúng ta thấy thần thoại Mường và thần thoại Phủ nội cũng không kể nạn Hồng thủy. Đặc biệt thần thoại Mường rất gần với Việt nam (cùng một ḍng trăm trứng chia đôi, nửa xuống xuôi, nửa ở lại miền ngược), lại thêm phần đảm bảo giữ được mục diện cổ sơ, v́ là thần thoại miền núi. Có phải v́ đồng bào Mường ở miền cao hơn nên h́nh ảnh nước chỉ thoi thóp rất nhẹ trong huyền thoại Lang Đa Cần trong cuộc du hành có gặp con gái thần Nước, yêu cầu nàng theo ḿnh làm vợ, xong th́nh ĺnh nàng biến mất. C̣n người Việt ở dưới đồng bằng, nên có huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nạn nước lớn trong huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh chỉ là nhắc nhở nạn lụt hằng năm tại miền châu thổ sông Nhị, cũng như huyền thoại vua Vũ trị thủy (cũng là trị lụt) miền trung châu sông Hoàng Hà vào thuở nhân gian đương được ổn định, chớ không phải thứ hồng thủy thuở khai thiên lập địa. Loại hồng thủy này, thần thoại Trung Hoa cũng không có.

VẤN ĐỀ HUYỀN THOẠI ÔNG ĐÙNG BÀ ĐÀ

Ông Hoàng Trọng Miên, tác giả “Việt Nam Văn Học Toàn Thư ”, xếp truyện này vào loại truyện cổ tích, nhưng giáo sư Trần Ngọc Ninh chủ trương đây chính là di tích một thần thoại tiền sử của ta. Trước hết chúng ta hăy đọc qua nội dung truyện :

Ông Đùng Bà Đà *

Ngày xưa, ở làng Đậu An, huyện Tiên Lữ, thuộc tỉnh Hưng Yên, có một nhà kia sinh ra một người con trai và một người con gái thân h́nh to lớn khác thường, tên là Đùng và Đà. Hai anh em, cha mẹ mất sớm, đến tuổi lập gia đ́nh không lấy được ai v́ cơ thể khổng lồ của hai người. Một hôm, hai anh em bảo nhau bỏ nhà ra đi, hễ ai gặp ai đầu tiên th́ lấy người đó làm vợ, làm chồng. Người anh trai và người em gái đi măi không gặp không gặp được ai, rồi lại quanh quẩn lại gặp nhau, nghĩ ư trời định thế bèn kết làm vợ chồng.

Hai người ăn ở với nhau được ít lâu th́ làng xóm hay, cho là đôi lứa loạn luân, phạm đến phong tục cổ truyền, rồi đập chết cả đôi vợ chồng anh em ruột. Tương truyền rằng hồn hai người chết cứ hiện ra quấy rối làng xóm, gây nhiều tai ách liên tiếp làm cho mọi người đều sợ hăi. Dân làng bèn lập đền thờ để chuộc tội đă làm thiệt mạng hai anh em. Chỗ thờ Ông Đùng Bà Đà có vẽ h́nh sinh thực khí to lớn ** của hai người, ngày nay c̣n vết tích ở địa phương nói trên. Mỗi năm cứ đến ngày mồng tám tháng tư âm lịch, dân làng Đậu Anh làm lễ rước ông Đùng, bà Đà tượng h́nh thành hai người đàn ông, đàn bà với cơ thể khổng lồ bằng tre đan.

Đám rước chia ra hai phe, một bên rước ông Đùng, một bên rước bà Đà, dân làng đi rước đều cầm đuốc, vác gậy, bắt đầu ra đi vào lúc xế chiều rồi ṿng quanh làng cho đến gần đền thờ th́ trời vừa tối, đôi bên gặp nhau, nổi tiếng ḥ reo xung đột. Cuộc ẩu đả diễn ra, đến khi đập phá nát hai h́nh thể ông Đùng bà Đà, người ta bèn chất lên rồi châm lửa đốt. Đèn đuốc trong đền thờ đều tắt ngấm khi hai phe rước ông Đùng và bà Đà gặp nhau. Tục lệ cho phép những trai gái dự trong đó được tự do đùa nghịch với nhau. Người ta tin rằng có như thế th́ trong làng năm ấy mùa màng mới tươi tốt và tránh được các thiên tai.

Có thuyết cho là trước đây dưới thời đô hộ của quân Tàu, trai gái trong làng này phần lớn bị giết hoặc bị bắt đi, mới sinh ra nạn trai thiếu gái thừa. Sợ dân làng rồi tuyệt giống, người ta bày ra tục cho phép tự do chung chạ trong lễ rước ông Đùng, bà Đà để làng chóng có đông dân số.


Nh́n vào đồ biểu (tr 19-21), hầu hết các thần thoại đều có lối hôn phối chẳng đặng đừng này để duy tŕ nhân loại. Nh́n rộng ra thần thoại Trung Hoa có Nữ Oa kết hôn cùng anh (Phục Hy ?), rồi dùng đất hoàng thổ nặn ra người; thần thoại Hy Lạp, thần Zesus, đứng đầu chư thần, kết hôn với Hera là em gái; thần thoại Polynêsie Tane và Hine trầm trọng hơn : thần Sáng tạo Brahmâ đă phối hợp vớ Ushas (Rạng Đông) mà sinh ra Manu, tổ của loài người và muôn vật; Ushas chính là con gái của Thần !

Kín đáo hơn th́ như thần thoại Lô lô, Thượng đế dùng đất nặn ra thần Nam và thần Nữ nhưng chính hai vị thần này cũng đă coi nhau như anh em, và khi muốn lấy nhau đă phải bốn lần thử ḷng giời, bằng cách lăn đá, lăn sàng, tung giày và đốt lửa.

Thần thoại Do Thái th́ Eva được tạo ra bằng một cái xương sườn của Adam.

Văn vẻ hơn cả là cách giải thích của triết học Upanishad :

“Lúc khởi thủy, thế giới này chỉ là Ngă mang h́nh người. Nh́n xung quanh ḿnh, Ngă không thấy có ǵ khác hơn là ḿnh. Ngă bèn nói lời đầu tiên : “Ta hiện hữu”. Do đó có danh xưng ngôi thứ nhất là Ta …

“Ngă lúc ấy thực không được vui. Bởi vậy người cô độc không bao giờ vui. Ngă muốn có người thứ nh́. Ngă bèn lớn lên bằng một người đàn bà và một người đàn ông ôm chặt lấy nhau. Do đó có chồng vợ và ra loài người.

“ Người đàn bà nghĩ : “Chàng tự phân ḿnh làm ra ta, làm sao chàng có thể chung đôi với ta. Vậy ta hăy ẩn thân đi”. Nàng biến thành con ḅ cái. Chàng biến thành ḅ đực… do đó sinh sản ra loài ḅ. Nàng biến thành ngựa cái, chàng biến thành ngựa đực, do đó động vật một móng sản sanh. Nàng biến thành dê cái, chàng biến thành dê đực. Nàng biến thành cừu cái, chàng biến thành cừu đực, và do đó sinh ra loài dê, cừu. Cứ như thế Ngă tạo ra muôn loài có đôi cho đến tận loài kiến.

“Ngă tự nhủ : Quả thật là ta sáng tạo v́ ta tạo ra muôn vật. Bởi thế Ngă là sáng tạo. Người nào biết điều đó cũng trở thành đấng sáng tạo” ***

Nh́n qua khía cạnh triết học của Upanishad th́ hành vi sáng tạo nguyên thủy đó cao quư như vậy, nhưng nh́n vào thần thoại của hầu hết các nước, hành vi hôn phối đó vẫn để lại những dấu bẽ bàng của tội lỗi nguyên thủy.

Trong truyền thuyết của ta, ông Đùng, bà Đà là hai anh em có tầm vóc khổng lồ, đúng là giống người của thời huyền thoại. Chính v́ vậy mà giáo sư Trần Ngọc Ninh coi huyền thoại này như một trong những mảnh vỡ c̣n sót lại của thần thoại tiền sử dân tộc.

Chúng tôi xin “nghi dĩ truyền nghi”.

Sau khi đă nêu và giải quyết tổng quát một số vấn đề, giờ đây chúng ta hăy thực sự du ngoạn vào thế giới thần thoại của ta và một số thần thoại của đồng bào miền núi.

Kể lại những thần thoại ấy, soạn giả đă căn cứ vào những tài liệu :
- Việt Nam Văn Học Toàn Thư , 2 quyển, của Hoàng Trọng Miên (lược bỏ những phần rơ rệt mang dấu vết lai Trung Hoa)
- Việt Điện U Linh Tập, bản dịch Lê Hữu Mục.
- Lĩnh Nam Chích Quái, bản dịch Lê Hữu Mục.
- Nam Hải Dị Nhận, của Phan Kế Bính.

Trong phần chú thích và b́nh luận, soạn giả sẽ nhắc nhở nhiều đến thiên khảo luận “Huyền thoại Việt nam” đă dẫn của giáo sư Trần Ngọc Ninh.

Đây chính là chủ trương của soạn giả. Căn cứ vào t́nh h́nh tài liệu in của nước nhà, một nước miền nhiệt đới, nắng mưa làm mục nát sách vở; một nước ở ngă ba đường văn hóa, chịu cảnh đầu sóng ngọn gió, chiến tranh liên miên thiêurụi biết bao kho tàng văn hóa, nên những tài liệu in đi sau nên đúc kết tất cả tinh hoa những tài liệu in đi trước. Với những nước thái b́nh thịnh trị, thư viện nhiều, giữ ǵn cẩn thận, việc làm đó c̣n chưa hẳn là một việc thừa, huống chi lại ở vào hoàn cảnh nước nhà. Chính tác phẩm này soạn giả cũng mong sẽ được là bực thang để những tác phẩm biên khảo sau dẫm lên mà đúc kết được đầy đủ hơn. Chiến thuật biên khảo của hoàn cảnh xứ sở ḿnh nên như vậy, một mặt mỗi công tŕnh biên khảo vẫn giữ một cá tính riêng; mặt khác, đứng ở một phương diện nào, công tŕnh biên khảo đó nên là h́nh ảnh một trái banh tuyết – boule de neige – lăn cuộn với thời gian và cùng lớn lên với thời gian.

Một lần nữa soạn giả ghi lời tri ân tới các tác giả và dịch giả Hoàng Trọng Miên, Lê Hữu Mục, Trần Ngọc Ninh mà tác phẩm của các vị là nguồn nguyên liệu đúc kết của tác phẩm này.

Thần thoại Thượng Đế Sáng Tạo Vũ Trụ hay Thủy Tổ Gịng Giống Hồng Thủy Anh em lấy nhau Tháp, Cây, Cột chống trời
Việt Lạc Long Quân + bà Âu Cơ. Bọc 100 trứng nở ra 100 con. Không có (nhưng có truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh). Ông Đùng bà Đàn Thần Trụ Trời. Núi Tản Viên.
Mường Đôi chim thành người Ay và Ua. Đẻ 100 trứng , nửa về đồng bằng (Kinh), nửa ở lại (Thượng) Không có (nhưng có truyện Lang Đa Cần muốn lấy con gái thần Nước) Lang Đa Cần lấy em là Nường Kịt Huyền thoại cây Chu Đồng cao tới trời, mọc ở phương Tây.
Mèo Chữ Làu là Thượng đế sáng tạo ra trời đất trong 7 ngày, lấy đất nặn ra 2 người đầu tiên. Hồng thủy Hai chị em sống sót, lấy nhau sinh ra một quả trứng đem cắt, mỗi miếng thành một người. Dân chúng định xây tháp cao để lên vườn thiên đàng Giu giang Ka trên trời.
Phủ nội **** (một sắc dân ở khoảng địa bàn Điện Biên Phủ) Con trai và 2 con dâu Ngọc Hoàng xuống trần. Chặt cây Ton-Hai có 2 quả bầu. Từ những quả bầu ra các giống người. Không có Không có Cây song Khưa-khao-cát nối liền trời đất
Thái Tao Suông và Tao Ngân được trời gửi xuống sau Hồng Thủy mang theo 8 trái bầu và 8 gậy đồng Sao-cam-pha (gậy chống trời). Trong ruột những trái bầu có 330 giống người và 330 giống lúa. Hồng thủy Không có Cây song lớn Chuốc-khao-cát thông liền trời đất.
Mán Nhiêu vương (Ngọc Hoàng) Bàn Cổ. Loài người do tâm của Bàn Cổ sinh ra. Hồng thủy Hai anh em Phu Hay sống sót sau nạn Hồng thủy, lấy nhau, sinh ra 1 quả bầu, mỗi hạt gieo xuống thành 1 người. Không có
Khả Hai anh em lấy nhau sinh ra quả bầu, là thủy tổ các giống người. Hồng thủy Hai anh em sống sót sau Hồng thủy, lấy nhau, sinh ra 1 quả bầu.Từ đó chui ra các giống người. Không có
Lô lô Kết dơ (Thượng đế) tạo ra đất, rồi cũng Ga-gie mượn đất của thần Đất nặn ra người Nam và người Nữ. Hai người tự cho là anh em nhưng vẫn phải lấy nhau sinh ra một quả bầu đầy hột; mỗi hột thành một giống người. Hồng thủy Một nhà có ba anh chị em. Người em út và người chị sống sót sau nạn Hồng thủy (Chắc rồi cũng lấy nhau như thần thoại trên) Không có

(*) Theo Hoàng Trọng Miên, Việt Nam Văn Học Toàn Thư II, Cổ tích (Saigon, 1959), tr 78.
(**) Liệu có chịu ảnh hưởng ǵ về nghi lễ thờ hai vợ chồng thần Shiva và Parvâti của Ấn độ, thờ dưới h́nh thức hai sinh thực khí linga và yoni?
(***) Bridád-âranyaka, I,4 (xin đọc : Lê Xuân Khoa, Nhập Môn Triết Học Ấn Độ, Saigon : Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1965, chương “Upanishad”, tr 124-73).
(****) Phủ nội cũng viết là P’u Noi. Tên đầy đủ là Kha P’ai P’u Noi. Tiếng Lào P’u Noi có nghĩa là “núi nhỏ”. Về sau người ta có khuynh hướng muốn hiểu chung là “những người ở miền núi nhỏ”. (Xin đọc Colonel Henri Roux, “Quelques Minorités Ethniques du Nord Indochine”, France-Asie 92-93 (Janvier-Février, 1954.)


THẦN THOẠI VIỆT NAM

TRỜI

Ngày xưa, trước tất cả mọi sự, đă có ông trời. Trời là một bậc quyền phép vô song ở trên cao, làm ra tất cả : trái đất, núi non, sông biển, mưa, nắng. Trời sinh ra tất cả loài người, muôn vật, cỏ cây …

Trời thấy tất cả, biết hết mọi sự xảy ra ở thế gian. Trời là cha đẻ muôn loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai, không ai tránh khỏi lưới trời, mọi việc đều do trời định. Do đó, mà con người tin có đạo Trời, và thường nói Trời sinh Trời dưỡng và đến khi chết th́ về chầu Trời.

Trời cũng có vợ, gọi là bà Trời và mỗi khi hai ông bà giận dỗi nhau là lúc trời vừa mưa vừa nắng. Mỗi lúc Trời giận loài người lầm lỗi ở thế gian, th́ giáng xuống thiên tai : băo táp, lụt lội, hạn hán …

Giang sơn của Trời là từ mặt đất lên đến trên cao, có chín tầng trời.

Từ sau khi chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc, ông Trời Việt nam cũng được gọi là Ngọc Hoàng cho văn vẻ.

MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó cho hai cô con gái là hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Cô chị Mặt Trời ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm th́ ngày ngắn lại.

Cô em Mặt Trăng tính t́nh nóng nảy không kém ǵ cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đă phải nóng bức v́ cô chị , đến đêm lại cũng phải khó chịu v́ cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời. Bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng.Từ đó cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt xuống trần là lúc đó trăng rằm. Ngoảnh lưng lại là ba mươi; ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.

Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần Gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực. Lúc đo người dưới trần làm ầm ĩ lên, đánh trống, khua chiêng, gơ mơ, để cho gấu ra xa v́ gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng, làm hại cho mùa màng.

THẦN TRỤ TRỜI

Thuở trời đất c̣n mịt mù hỗn độn, tự nhiên hiện lên một vị thần to lớn khác thường, đầu đội trời, chân đạp đất, đào đất, vác đá đắp thành một cái cột to cao để chống trời lên, mà phân chia ra trời đất. Trời như một cái vung úp, đất bằng như một cái mâm vuông, chia ra làm bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Chỗ giáp giới trời đất gọi là chân trời.

Khi đă chống trời lên cao rồi, thần phá bỏ cột trụ đi, ném tung văi đất và đá khắp tứ phía làm thành những đồi, núi, đảo khiến mặt đất hóa ra chỗ cao chỗ thấp. C̣n chỗ thần đào đất để đắp cột chống trời về sau đầy nước thành biển.

Dấu vết cột chống trời ngày nay người ta cho là ở núi Thạch Môn thuộc về tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt, cũng gọi là núi Không Lộ (đường lên trời), hay Ḱnh Thiên Trụ (cột chống trời).

Dân chúng c̣n có câu hát lưu hành nhắc nhở đến công việc của ông Trụ Trời vào thuở khai thiên lập địa :

Nhất ông đếm cát,
Nh́ ông tát bể,
Ba ông kể sao,
Bốn ông đào sông,
Năm ông trồng cây,
Sáu ông xây rú,
Bảy ông trụ trời.

Chú thích : Theo giáo sư Trần Ngọc Ninh (Bài báo đă dẫn), th́ bài đồng dao trên đây là nói ông Trời hay đấng tạo hóa của người Việt đă làm ra cơi thế với bảy công tŕnh được tuần tự thực hiện trong bảy ngày như vậy.

SÁNG TẠO VẠN VẬT

Sau lúc dựng xong vũ trụ, ông Trời bắt đầu tạo ra vạn vật. Tương truyền rằng ban đầu Trời dùng những chất cặn c̣n sót lại trong trời đất mà nặn ra đủ mọi giống vật, từ những con to lớn đến những con bé nhỏ như sâu bọ. Sau đó, Trời mới gạn lấy chất trong để nặn con người. Do đó mà loài người khôn hơn các giống vật.

Về công việc nặn ra người, Trời giao cho mười hai nữ thần khéo tay mà hạ giới vẫn gọi là mười hai bà mụ. Mười hai bà mụ mỗi người làm một công việc khác nhau. Bà nặn tay nặn chân, bà nặn tai, bà nặn mắt, bà nặn cơ quan sinh dục, bà dạy ḅ dạy lật, bà dạy nói dạy cười. V́ có bà mụ đăng trí nên giống người có kẻ á nam, á nữ v́ thiếu mất sinh thực khí.

Khi sáng tạo ra loài người, Trời có ư định cho họ sống măi khỏi phải chết, hễ đến già rồi th́ nằm yên một nơi trong ít lâu tự nhiên lớp da ngoài thay đổi, bỏ lốt già đi mà hóa lại trẻ, trái hẳn với giống rắn, v́ bản chất độc ác nên chỉ sống đúng tuổi rồi phải chết. Một vị thần được phái xuống hạ giới để thi hành việc đó không ngờ lại gặp nhằm loài rắn trước. Lũ rắn biết được sứ mạng của thần là xuống tuyên án chết cho loài chúng nên mới rủ nhau lại hàng vạn con xúm vây lấy sứ nhà Trời, nhất quyết bắt thần phải nói lại : “Rắn già rắn lột, người già người tuột vào săng”. Nếu không th́ lũ rắn quyết một mất một c̣n với thần. Thấy lũ rắn dữ tợn chỉ chực hại ḿnh, thiên sứ đành phải nghe lời chúng. Do đó mà loài rắn được lột xác sống măi, c̣n loài người đến khi già phải chết.

Khi Trời hay tin, giận thiên thần đă làm trái với ư định của ḿnh, mới đày xuống hạ giới làm kiếp bọ hung.

TU BỔ CÁC GIỐNG VẬT

Sau khi đă tạo ra vạn vật và con người, Trời thấy c̣n có sự thiếu sót ở các giống vật nên sai ba vị thần xuống hạ giới để bù đắp cho các giống vật nào cơ thể c̣n chưa được đầy đủ. Các giống vật hay tin đua nhau đến để xin thần nhà trời tu bổ cho các chỗ thiếu sót cần thiết.

Khi đă phân phối mọi vật liệu cho các giống vật vừa hết th́ có con chó và con vịt cùng đến một lần xin mỗi con một cẳng thiếu, v́ chó mới có ba chân, vịt chỉ mới có một từ lúc Trời sinh ra. Thần hết cả vật liệu, kiếm cách từ chối. Song thấy hai con vật van nài quá, thần mới bẻ tạm chân ghế chắp cho chân sau con chó bị thiếu và lấy que cây chắp cho chân con vịt rồi dặn chó và vịt khi nào ngủ nhớ giơ cẳng chắp lên, chớ để xuống đất sợ hư đi. Chó và vịt lạy tạ ra về. Tuân theo lời thần dặn, từ đó lúc nào đi ngủ, hai giống vật này cũng đều co một cẳng lên trên không.

Các thần đang sửa soạn về trời th́ bỗng có mấy loại chim chiền chiện, ch́a vôi, ốc cau, mỏ nhác … cùng đến một lúc kêu nài v́ nỗi Trời đă nặn chúng thiếu mất cả hai chân. Ba thần thoạt cũng từ chối, lấy cớ là đă hết vật liệu đem theo, song lũ chim một mực nài nỉ, bảo rằng v́ chúng không có chân nên đến chậm, cố khẩn cầu thần giúp cho. Một vị thần thấy gần đó có b́nh hương mới bẻ lấy một nắm chân hương làm cho mỗi con chim một cặp chân. Thấy đôi chân mong manh quá, chim kêu lên : “Trời ơi ! Trông que nhang thế này th́ đậu làm sao được!”. Thần bèn khuyên bảo : “Không việc ǵ đâu, cứ chịu khó giữ ǵn một chút là được. Khi nào muốn đậu th́ hăy đặt nhớm chân xuống đất xem có vững không đă rồi hăy đậu.” Do đó mà về sau các giống chim này cứ chới với nhún hai ba lần thử đặt chân trước rồi mới đậu.

LÚA VÀ CỎ

Một hôm Trời ngự giữa lưng trời, phán hỏi loài người muốn điều ǵ trước nhất. Tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm.

Trời bèn hóa phép cứ mỗi ngày có một hạt lúa khổng lồ lăn qua khắp các cửa nhà. Các bà chỉ việc đưa tay ra hứng là có số gạo đủ ăn trong ngày. Sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa được Trời hóa phép trở lại lớn như cũ. Người ta chỉ cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ để tiếp rước hạt ngọc của Trời lăn đến cửa.

Có một người đàn bà kia tính t́nh lười biếng không nghe lời dặn của Trời. Khi hạt lúa lăn đến cửa không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước ḿnh, bèn quay sang nhà khác. Người chủ nhà tức giận cầm chổi rượt theo, đập một cái thật mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh. Loài người phải nhịn đói một thời gian, bèn đi thưa với Trời. Trời bảo rằng : “Các người không kính nể hạt ngọc của ta, từ đây các ngươi phải làm hết sức ḿnh để cho hạt ngọc được sống dậy. Mỗi người phải đi t́m mảnh gạo vỡ của ta đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi trổ bông sinh hạt. Ta sẽ giúp các ngươi làm việc. Ta sẽ làm mưa và nắng…

Từ đó loài người bắt đầu trồng lúa.

Cũng vào lúc sinh ra lúa, Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ văi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả giống cỏ trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, lan tràn rất mạnh đến nỗi hôm sau, Thần chỉ mới gieo hết một số hạt giống lúa ở trong tay phải th́ không c̣n một khoảng đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khỏe c̣n lúa th́ ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón làm cỏ th́ bị cỏ át mất.

Khi biết rơ việc ấy, Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và phải kéo cày cho loài người trồng lúa. Trời đặt ra một vị thần để trông nom về lúa. Thần Lúa là một cụ già râu tóc bạc phơ, thường hay chống gậy đi đó đây.

THẦN SÉT

Trong số các thần nhà trời, thần sét là một vị hung dữ, mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội, ḿnh mảy đen thui, chỉ vận một cái khố, lưng đeo trống, tay cầm một lưỡi búa đá. Thần Sét chuyên thi hành lệnh Trời đă xử công việc ở trần gian theo luật thiên đ́nh. Hành động của thần biểu lộ sự thịnh nộ của Trời. Theo lệnh Trời, thần Sét xử phạt những người làm tội ác có hại đến nhân mạng mà khéo che đậy, hoặc luật pháp trần gian không xét xử tới. Thần Sét cũng đánh những ma quỷ , loài vật, cây cỏ tu luyện thành tinh rồi t́m cách hăm hại người trần …

Mỗi lần xử án, thần Sét thường đánh trống đeo bên ḿnh làm thành tiếng sấm (cho nên người ta cũng gọi thần Sét là ông Sấm), rồi thần tự trên trời nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân và bổ ngay búa vào. Có khi thần bỏ luôn lưỡi búa đă đánh tội nhân v́ bận việc phải đi một nơi. Do đó, thỉnh thoảng người ta nhặt được lưỡi tầm sét của thần Sét quẳng lại trên mặt đất.

Thần Sét thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng hai, tháng ba mới thức dậy đi làm việc.

Tính t́nh thần Sét cực kỳ nóng nảy, hễ được lệnh Trời sai là đi ngay; hễ thấy là đánh liền. Cho nên cũng có lúc đánh lầm làm cho người, vật chết oan. V́ thế mà thần Sét có lần bị Trời phạt v́ đánh lầm người vô tội, nằm yên không được cựa quậy ở một góc rừng trên trời. Con gà thần của Trời thỉnh thoảng lại đến mổ một cái đau điếng mà thần Sét đành phải nằm im. Cho nên sau khi được tha rồi, thần Sét phải thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật ḿnh. Do đó mà mỗi lầy có sấm chớp, sợ thần Sét xuống, người ta thường bắt chước tiếng gà để dọa thần Sét tránh đi nơi khác.

THẦN MƯA

Thần mưa là thần h́nh rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cầy cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phác nước cho các nơi. Thần Mưa có tính hay quên nên có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán; có vùng lại đến luôn làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới cóc phải lên kiện Trời v́ thần Mưa vắng mặt lâu ngày quá.

Công việc một ḿnh phân phối nước khắp mặt đất rất là nặng nề. Thần Mưa có khi không làm hết nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở nên thành rồng hút nước phun mưa, giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó, Trời chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đă có câu hát về việc cá gáy hóa rồng :

Mồng ba cá đi ăn thề,
Mồng bốn cá về cá vượt Vũ môn.

THẦN GIÓ

Thần Gió là một vị thần không đầu có một cái quạt thần để theo lệnh Trời mà làm ra gió hay băo ở thế gian. Thần gió thường hợp sức với thần Mưa, hoặc thần Sét. Cũng như thần Sét, thần Gió biểu lộ sự giận dữ của Trời đối với loài người bằng các gây nên băo táp để trừng phạt.

Mỗi lúc đồng bằng đang yên tĩnh tự nhiên bỗng nổi lên một trận gió xoáy, đó là lúc thần Gió đi chơi và người ta gọi là thần Cụt Đầu.

THẦN ĐẤT

Thần Đất trông nom khắp mặt đất, thường hiện dưới h́nh một cụ già to béo, biết hết mọi việc ở trần gian, cứ đến bảy ngày cuối năm là lên thượng giới để chầu Trời, cũng như thần Bếp. Trong mấy ngày Thần vắng mặt, mặt đất ngừng hoạt động, đến ba mươi tháng chạp, Thần trở về, muôn vật bừng tỉnh dậy. Cũng trong khoảng đó, người ta không dám động vào đất của Thần, phải đợi đến mùng hai đầu năm sau khi làm lễ động thổ cúng thần Đất rồi người ta mới lại đào xới đến đất, hoặc cày bừa.

THẦN NÚI

Thần Núi có nhiểu tên như ông Chon Von, ông Cao Các, hoặc là Cao Sơn Đại Vương hay đức Thượng Ngàn. Cũng như mỗi vùng có một ông thổ địa, mỗi núi cũng có một vị sơn thần. Thần thường hiện thành một ông già râu tóc bạc phơ, cai quản mọi cây cối thú vật thuộc vùng núi non của thần.

THẦN BIỂN


Có sự tích kể thần Biển đội lốt một con rùa khổng lồ, ở ngoài khơi biển Đông, thường chỉ có công việc thở nước ra và hít nước vào để làm mức thủy triều lên xuống, ngày này qua ngày khác. Thỉnh thoảng thần làm sóng to nước lớn. Ấy là những lúc biển động, có những ngọn sóng cao như núi mà người miền biển vẫn gọi là sóng thần.

Cũng có sự tích rất cảm động kể rằng trước khi làm thần Biển, nữ thần này là một thiếu nữ ở trên đảo, nổi tiếng là thương yêu anh em. Nàng có bốn người anh em đều là người chài lưới, quanh năm sống trên thuyền ở ngoài biển cả.

Một hôm trong lúc bốn người anh em đi biển, cô gái tự nhiên chết giấc rất lâu. Người chung quanh tưởng là cô bị ngộ gió chết mới đổ thuốc cho tỉnh lại. Nhưng khi sống lại, cô trách sao lại gọi ḿnh tỉnh dậy quá sớm. Sau đó, ba người anh kể lại rằng trong lúc đi biển, họ gặp phải một cơn băo lớn giữ dội, được cô em hiện hồn lên cứu họ thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo. Người anh thứ tư đi trên một chiếc thuyền khác mất tích luôn, không thấy trở về, chỉ v́ cô gái đă bị gọi khỏi cơn đồng thiếp trước khi cứu được anh.

Sau việc lạ lùng đó ít lâu th́ cô gái chết. Cô từng hiện ra nhiều lần cứu các thủy thủ bị nạn hoặc giúp bắt bọn cướp biển, cùng làm mưa cứu mùa màng bị hạn nắng. Ngọc Hoàng thấy thế mới phong cô làm thần Biển.

Người ta h́nh dung thần là một người con gái ngồi trên đầu ngọn sóng, đầu đội mũ triều thiên, tay cầm hốt ngọc.

THẦN BẾP


Thần Bếp, cũng gọi là Táo Quân, có nhiệm vụ ghi chép những hành vi và lời lẽ của mọi người ở trong gia đ́nh thần trông nom. Mỗi năm đến ngày hai mươi ba tháng chạp, thần lên trời để tâu mọi việc với Ngọc Hoàng và cũng do lời trong sớ của thần mà gia đ́nh thần ở trong năm tới sẽ gặp sự lành hay sự dữ .

Bộ hạ của thần Bếp có có chép (cá gáy) để thần cỡi lên trời và nhện để giúp thần báo tin cho người.

Thần Bếp gồm có bộ ba, một vợ hai chồng, theo sự tích sau đây :

Ngày xưa có hai vợ chồng chú tiều kia rất nghèo khổ, lấy nhau đă lâu mà không con. Người vợ rất thương yêu chồng, nhưng người chồng lại có tính hay rượu chè và đánh đập vợ. Ban đầu người vợ c̣n cắn răng chịu sự hành hạ, nhưng sau người chồng hà hiếp quá, một hôm vác cây đuổi vợ, vợ mới trốn đi.

Chị tiều trốn vào rừng thấy có một túp lều tranh, đến gơ cửa xin ở đậu. Chủ nhà là một người thợ săn. Sau khi nghe chị tiều kể sự t́nh, bằng ḷng cho ở đậu. Được ít lâu sau, hai người lấy nhau, chồng rất thương yêu vợ.

Về phần chú tiều, sau khi vợ bỏ đi, đâm ra hối hận, mới quyết đi t́m vợ về. Chú tiều cũng đi vào rừng, gặp túp lều tranh trong lúc người thợ săn đi vắng chỉ có vợ ở nhà. Chú tiều gơ cửa xin vào nghỉ chân, ngạc nhiên lại thấy vợ ḿnh ở đây, mới khóc lóc năn nỉ vợ trở về. Người vợ cũng khóc theo tỏ ư c̣n thương chồng cũ.

Hai người đang nói chuyện th́ có tiếng người thợ săn về. Người vợ hoảng hốt bảo chồng cũ trốn vào đống rơm. Người thợ săn vào đến cửa bảo vợ :

- Bữa nay tôi săn được con thỏ. Vậy ḿnh hăy lấy lửa đốt rơm trước nhà để thui con mồi.

Người vợ rụt rè một lúc. Người chồng xách thỏ ra lấy rơm đốt, lửa cháy bắt qua đống rơm, chú tiều răy rụa một hồi rồi chết trong đó. Người vợ đau ḷng quá thương chồng cũ hóa ra giết chồng, mới nhảy vào đồng lửa đang cháy. Người thợ săn thấy vợ chết thương quá, tưởng ḿnh làm điều ǵ trái nghĩa cũng nhảy vào đống lửa chết theo.

Trời cảm v́ t́nh yêu của ba người cho hóa thành ba ông táo, chụm đầu vào nhau trong bếp lửa.

THẰNG CUỘI VỚI CUNG TRĂNG

Những đêm trăng sáng, nh́n lên mặt trăng, người Việt như nh́n thấy h́nh ảnh một anh chàng ngồi dưới bóng một cây đa tươi tốt. Người ta gọi đó là “thằng Cuội ngồi gốc cây đa”. Sự tích thằng Cuội như sau đây :

Một hôm Cuội vào đốn củi ở trong rừng, lớ rớ gặp một ổ bốn con hổ con, tiện tay cầm ŕu, Cuội đập chết liền, nhưng chợt nghe tiếng hổ rống ở đàng xa, Cuội biết hổ mẹ đă tới, sợ quá, vội leo tót lên ngọn cây ở kề bên. Cuội đă yên thân, mới dám cúi xuống, th́ thấy hổ mẹ đang lồng lộn gầm lên rùng rợn. Rồi hổ im và đi về phía suối ở bên trái. Cuội ráng hết sức ḿnh nh́n theo thấy hổ mẹ đến gần một cây giống như cây đa nhỏ. Hổ nhảy lên mấy bận đớp được một ít lá, sau ngậm lá đem về ổ, nhau dừ mớm cho con, chỉ một lát sau sống lại cả bốn. Xong xuôi, mẹ con đàn hổ cùng dắt díu nhau đi.

Cuội vội vàng tụt xuống, ra bờ suối đào gốc cây quư ấy, giữ đủ cành lá, rễ con rễ cái vác về. Cuội trồng cây ấy ở vườn sau, và từ đấy trở đi làm thuốc cứu người, dù ai đă nhắm tắt hơi, Cuội chỉ nhai một ít lá mớm cho là y sống lại.

Lẽ cố nhiên Cuội quư cây hồi sinh ấy lắm, ngày nào trước khi vào rừng đốn củi cũng dặn vợ : “Có đái th́ đái bên Tây, chớ đái bên Đông, cây giông lên trời”. Dặn đi dặn lại, dặn măi làm cho người vợ bực ḿnh phát cáu. Một buổi chiều kia, khi vợ Cuội ra vườn sau đi tiểu, trông thấy cây quư liền tự nghĩ : “Đă khỏe dặn bà, th́ bà cứ đái xem sao”. Ai ngờ vừa phóng uế xong, cây bỗng long gốc lừng lững bay lên. Cuội vừa ở rừng về, thấy cây đă lên quá đầu người, hốt hoảng không nói năng ǵ, chỉ kịp lấy ŕu móc vào rễ cây, chực ḱm cây ở lại với ḿnh, nhưng cây vẫn cứ bay thẳng, mà Cuội cũng nhất định không buông. Do đó, cây lên đến cung trăng và từ đấy cho tới bây giờ Cuội c̣n ngồi lại gốc cây ở trên cung Quảng.

Trẻ con Việt Nam vẫn có câu ca :

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.
Cha c̣n cắt cỏ trên trời,
Mẹ c̣n cỡi ngựa đi chơi cầu vồng.

ĐỊA NGỤC VÀ DIÊM VƯƠNG

Thế giới phía dưới mặt đất của loài người gọi là cơi âm do một vị thần được Trời giao cho cai quản gọi là Diêm Vương. Thế giới địa ngục chia ra làm thập điện, do mười vị thập điện Diêm Vương xét xử. Trong mười vị vương ở cơi âm, Diêm Vương là chúa tể trên hết. Những hồn chết khi xuống cơi âm, trước tiên phải qua Diêm Vương xét xem lúc sinh thời, nếu có nhúng tay vào tội ác th́ Diêm Vương mới giao cho chín vị kia trừng phạt. Vị thứ nhất trị những kẻ cho vay nặng lăi, những thầy lang dốt nát làm chết oan người ta; vị thứ hai trị những tham quan ô lại, những kẻ ác khẩu, vu khống; vị thứ ba trị những kẻ hà tiện, những kẻ làm vàng bạc giả, những con buôn bất lương, những kẻ nguyền rủa trời đất; vị thứ tư trị những kẻ sát nhân, trộm cướp, dâm dật; vị thứ năm trị những kẻ tà bậy lộng ngôn; vị thứ sáu trị những kẻ đào mồ mả người khác, ăn hoặc bán thịt người; vị thứ bảy trị những kẻ bất hiếu; vị thứ tám trị những kẻ đốt nhà cùng coi những người chết v́ tai nạn rủi ro; vị thứ chín có nhiệm vụ trông nom cho hồn người chết đầu thai.

Thế giới cơi âm là một thành tŕ lớn, những hồn người chết phải qua cửa Ngạ quỷ (Quỷ môn quan). Vào đây, con sông Nại-hà bọc quanh thành, có ba cái cầu. Cầu bằng vàng cho những hồn hóa thành thần thánh. Cầu bằng bạc cho những hồn nhân đức. C̣n cầu dành cho những hồn tội lỗi bề ngang chỉ có ba bước, không có thành cầu. Cầu dài nhiều dặm, hồn qua cầu khó tránh khỏi rơi xuống sóng nước cuồn cuộn chảy bên dưới làm mồi cho rắn đồng chó sắt tranh nhau cắn xé. Hồn người chết chẳng những phải chịu trách nhiệm về những hành vi trong đời sống vừa qua, mà c̣n ở các đời trước nữa. Hồn không thể nhớ được v́ đă ăn cháo lú để quên hết , qua mỗi lần ra khỏi địa ngục. Song ở thập điện có sẵn một cái gương lớn gọi là gương tội ác. Hồn nh́n vào trong gương sẽ thấy rơ h́nh dáng ḿnh trong các kiếp trước cùng những tội lỗi đă gây nên. Diêm Vương căn cứ vào các tội lỗi hiện ra trong gương mà kết án, chịu các cực h́nh rồi đầu thai thành thú vật.

C̣n những hồn đă làm điều tốt lành th́ được đưa về thế giới Tây phương cực lạc, hoặc đầu thai kiếp khác thành thần hay thành người.

Sau khi ăn cháo lú rồi, nếu hồn phải hóa kiếp làm loài vật, th́ quỷ thập điện khoác lên vai hồn lớp da con thú sẽ đầu thai rồi đưa qua cầu khổ ải ở trên một ḍng sông sâu nước đỏ màu máu. Hồn bị đẩy xuống sông cho ḍng nước cuốn trôi đi qua kiếp khác. (Cũng có thuyết cho rằng hồn phải bước lên bánh xe pháp luân để bánh xe quay đẩy lên cơi trần.)

C̣n những hồn chết oan uổng trước ngày giờ đă ghi trong sổ sinh tử, dù tự sát hay chết v́ tai nạn đều bị dẫn vào thành Oan Hồn Uổng Tử hóa thành quỷ đói, quỷ khát. Muốn đầu thai lại, hồn phải kiếm được hồn khác thay thế. Muốn được như thế, sau một thời gian ở âm phủ, những hồn này được phép về trần, đến tại nơi đă chết trước kia, làm cách nào cho ai đi qua đó bị cám dỗ chết theo như họ, th́ họ mới đầu thai lại được.

Đi lại chín tầng địa ngục để cứu độ những linh hồn tội lỗi là Địa Tạng Bồ Tát . Thuở sinh thời, Địa Tạng là một nhà sư trẻ tuổi có phát lời nguyền như vậy và được Phật tổ giao phó cho việc ấy. Địa tạng có dáng một nhà sư, tay phải cầm gậy sắt, tay trái cầm ḥn ngọc chiếu sáng đường đi dưới cơi âm.

TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC

Những hồn người hiền đức ở cơi Tây phương Cực lạc, có cây lá ngọc cành vàng, hồ sen hoa nở muôn đời, cát bằng vàng ṛng dưới đáy nước, ven hồ cỏ lấp lánh bảy sắc ngọc. Các loài chim đều có lông ngũ sắc, tiếng hót lên thành lời ca đạo đức. Mưa ṭan bằng hoa phủ lên mặt đất.

Ở cơi Cực lạc, người ta sống một đời đều đặn như tu hành. Mỗi buổi sáng hừng đông, đem hoa đi tặng tất cả chư Phật ở các thế giới khác, đến trưa mới về ăn. Tai luôn luôn nghe những lời chim hót, gió thổi qua cây ngọc, khiến người ta nghĩ đến Phật pháp và chư Phật, không c̣n luân hồi khổ ải nữa.

Những người hiền đức, đến giờ chết, ḷng sẽ không bị vẩn đục, v́ Phật sẽ hiện ra đưa linh hồn họ theo vào ṭa sen, cho đến khi sạch hết bụi trần, hồn sẽ từ trong hoa nở ra, bay về cơi Tây phương Cực lạc.

TRUYỆN LẠC LONG QUÂN

Lạc Long Quân là thủy tổ của gịng giống Lạc Việt nhà.

Cứ theo tục truyền th́ vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ), gặp một nàng tiên lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cơi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đ́nh Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.

Kinh Dương Vương xuống thủy phủ, cưới con gái vua Động Đ́nh là Long Nữ, sinh ra Sùng Lăm tức là Lạc Long Quân.

Diệt Ngư Tinh:

Hồi bấy giờ dân cư ở miền duyên hải đang bị một con cá to lớn đă sống không biết bao nhiêu đời thành tinh, phá hoại khủng khiếp. Ḿnh nó dài hơn năm mươi trượng, có nhiều chân giống như chân rết, biến hóa vô cùng, linh dị khó ḍ được; mỗi khi đi đâu th́ nổi cơn mưa gió, hay ăn thịt người, ai cũng đều sợ hăi. Chỗ ở của nó là một cái hang lớn thông xuống đáy biển, bên trên là một dăy núi đá ngăn vùng duyên hải ra làm hai. Ngư tinh lấy đá lấp ngang làm cho eo biển hẹp lại. Dân chúng đôi bên muốn qua lại với nhau phải đi thuyền theo con đường độc nhất đó. Ngư tinh nằm ở hang đá, đánh thấy hơi người là làm nổi sóng lên cho thuyền lật để ăn thịt.

Lạc Long Quân thương dân bị hại mới làm một con thuyền lớn, ra lệnh cho Thủy Dạ Xoa cấm Thần Biển không được làm gió xoắn, rồi chèo thuyền đến núi Ngư Tinh, giả đem một người đến cho Ngư Tinh ăn. Ngư Tinh há miệng toan nuốt th́ liền có một khối sắt nướng đỏ liệng vào trong miệng. Ngư Tinh vùng vẫy nhảy đến đánh thuyền. Đôi bên chiến đấu suốt ba ngày đêm. Long Quân chém được khúc đuôi, lột da căng lên một ḥn đảo giữa biển, nay gọi là đảo Bạch Long Vĩ. Đầu Ngư Tinh hóa thành một con hải cẩu, bị Lạc Long Quân rượt theo chém chết, vứt đầu lên núi đá, nay gọi là núi Đầu Chó (Cẩu Đầu Sơn). Khúc ḿnh của Ngư Tinh bị sóng đẩy trôi dạt vào xứ Man Cầu. V́ vậy mà ngày nay người ta c̣n gọi là Cẩu Man Cầu.

Diệt Hồ Tinh :

Bấy giờ ở đất Long Biên (Hà Nội ngày nay) về mạn phía Tây, sát sông Hồng Hà, có một ḥn núi đá có hang sâu rộng, người ta vẫn gọi là động Con Cáo (Lỗ Hồ Đỗng). Đó là con cáo chín đuôi, sống hơn một ngh́n năm thành ra yêu quái, có phép thuật biến hóa ra nhiều h́nh trạng, có lúc hóa người, lúc hóa khỉ, đi khắp cả nhân gian. Tới đâu, cáo quấy phá lộng hành tới đó, dân chúng ngày đêm nơm nớp lo sợ hoang mang. Quanh vùng hang nó ở, dân chúng phải bỏ đất đai, dời nhà cửa đi nơi khác. Lúc bấy giơ,ụ ở dưới chân núi Tản Viên có giống người Mán biết cày ruộng, dệt vải, may áo trắng mà mặc, nhân đó gọi là Bạch Y Man (Mán áo trắng). Con cáo chín đuôi cũng từ miền xuôi lên tới đó hóa ra người áo trắng nhập bọn, cùng những người Mán ca hát, dụ dỗ được người con trai con gái nào th́ đem về nhốt ở hang đá.

Lời ta thán của dân đến tai Lạc Long Quân. Thần mới t́m đến động huyệt Hồ Tinh. Một cuộc giao chiến khủng khiếp diễn ra. Hồ Tinh giở hết các pháp thuật biến hóa những mong hại đối phương, song gặp phải tay địch thủ cao cường mưu trí, con quái vật sau cùng thấy ḿnh đuối thế đành bỏ chạy. Lạc Long Quân đă cho bao vây kín chặt quanh cửa hang, nổi lửa làm hàng rào chặn Hồ Tinh lại, dùng gươm sắt chém chết quái vật, xác hiện nguyên h́nh là một con cáo lớn có chín đuôi. Những người bị bắt giữ trong hang đều được Lạc Long Quân giải thoát cho về. Động con quái vật th́ bị Lạc Long Quân cho dẫn nước sông Cái vào phá hủy. Nước tràn vào mấy ngày đêm, xoáy mạnh vào hang, đào sâu thành cái hồ rộng, làm mất tích cả ḥn núi đá, người ta gọi là đầm Con Cáo (Lỗ Hồ Đàm), hay đầm Thây Con Cáo (Thi Hồ Bạch), về sau đổi là Hồ Tây.

Đám dân cư bấy lâu trốn tránh nạn Hồ Tinh được gọi về ở trên khoảng đất cao cạnh hồ, trồng trọt làm ăn ở cánh đồng phẳng bờ phía Tây hồ Con Cáo, ngày nay c̣n giữ tên là làng Hồ.

Diệt Mộc Tinh

Sau khi trừ xong hai con quái vật ở nước và ở đồng bằng, Lạc Long Quân lại nghe đến sự phá hoại của con yêu quái khác ở đất Phong Châu.

Nguyên nơi đây có một cây cổ thụ đă mấy ngàn năm, vô cùng cao lớn, um tùm che khuất cả vùng, gọi tên là cây Chiên Đàn, một thứ cây gỗ thơm. Sau một trận băo to, cây bị trốc gốc, tinh cây hóa thành một con yêu quái thích bắt người ăn sống, giết hại dân gian vô kể. Người ta gọi tên nó là Mộc Tinh.

Lạc Long Quân quyết ra tay trừ hại, song đánh nhau mấy ngày đêm vẫn chưa hạ được con yêu. Sau Lạc Long Quân phải cậy đến cha là Kinh Dương Vương, hai cha con mới đánh cho Mộc Tinh bị trọng thương, phải t́m đường bỏ chạy về phía Tây Nam rồi hóa thành quỷ Xương Cuồng.

Quỷ Xương Cuồng ẩn náu trong rừng núi được ít lâu rồi lại quấy nhiễu dân chúng, ŕnh ṃ tại các nơi hẻo lánh bắt người ăn thịt. Dân cư ở thượng du hàng năm phải lần lượt nộp mỗi nơi một người sống để cho nó đỡ phá hoại.

Tương truyền đến đời Đinh Tiên Hoàng, có một pháp sư Tàu tên Dũ Văn Mâu tới bày kế mở một một hồi lớn làm tṛ cho quỷ Xương Cuồng đến ăn và xem, rồi niệm bí chú tuốt gươm chém được quỷ cùng tất cả bộ hạ của nó. Từ đó miễn được cái họa dâng người hàng năm và sinh hoạt của nhân dân mới được bảo toàn.

Gặp gỡ Âu Cơ – Truyện Trăm Trứng và Chia Con :

Sau khi trừ được các mối họa lớn cho dân, Lạc Long Quân thay cha trị dân, c̣n Kinh Dương Vương th́ không biết đi đâu. Lạc Long Quân dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về quân thần tôn ti, có luân thường về phụ tử phu phụ; hoặc có lúc đi về Thủy phủ nhưng trăm họ vẫn được yên ổn. Dân lúc nào có việc cần th́ kêu Lạc Long Quân : “Bố đi đằng nào, không đến mà cứu chúng con!”. Tức th́ Lạc Long Quân đến ngay, uy linh cảm ứng, không ai có thể trắc lượng được.

Thuở ấy tại phương Bắc, Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai. Nhân khi thiên hạ vô sự, sực nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh Nam Tuần gặp được tiên nữ, Đế Lai bèn khiến Xi Vưu tạm coi việc nước để ḿnh Nam tuần qua nước Xích Quỷ, tới nơi vào lúc Lạc Long Quân đă về Thủy phủ. Đế Lai bèn lưu ái thê là Âu Cơ ở lại hành tại c̣n ḿnh th́ tiếp tục chu lưu khắp thiên hạ, trải xem tất cả h́nh thế, trông thấy kỳ hoa dị thảo, trân cầm, dị thú, tê tượng, đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các loại sơn hào hải vị không thứ nào là không có, khí hậu bốn mùa lại không nóng không lạnh. Đế Lai lấy làm ái mộ lắm, quên cả ngày về. Nhân dân khổ sở v́ sự phiền nhiễu bèn kêu cứu đức Lạc Long : “Bố ở phương nào, nên mau về cứu chúng con !”. Lạc Long Quân bỗng nhiên lại về, thấy nàng Âu Cơ ở một ḿnh, dung mạo đẹp lạ lùng, bèn hóa ra một chàng phong tư tài mạo, tả hữu thị tùng đông đảo, nhă nhạc vang lừng. Âu Cơ trông thấy mà ḷng cũng ưng, theo về núi Long Trang.

Đến khi Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai bộ hạ đi t́m kiếm mọi nơi, không được đành trở về Bắc.

Long Quân và Âu Cơ ở với nhau, cách một năm sinh được một bọc trứng, cho là điềm không hay nên bỏ ra ngoài đồng nội. Hơn bảy ngày, trong bọc trăm trứng nở ra trăm con trai. Âu Cơ đem về nuôi nấng, lũ trẻ chóng lớn, khỏe mạnh, trí dũng hơn người.

Long Quân thường ở Thủy phủ để Âu Cơ cùng các con trong cung điện trên đất. Xa chồng, Âu Cơ đâm ra nhớ quê cũ, bèn dẫn các con về thăm phương Bắc. Bấy giờ Đế Lai cùng gịng giơi đă bị Hoàng Đế tiêu diệt. Nghe tin Âu Cơ đưa một trăm con trai tới bờ cơi, Hoàng Đế sợ đến báo thù, bèn đem binh ra ngăn. Âu Cơ cùng các con quay trở lại phương Nam, gọi Lạc Long Quân đến. Vợ chồng cha con gặp nhau ở đồng Cổn. Âu Cơ nói :
- Thiếp ăn ở cùng chàng, sinh được trăm con trai. Nay chàng bỏ thiếp mà đi, khiến con không cha, vợ không chồng, thật là bi thương. Xin cho cùng theo chàng.

Lạc Long Quân nói :
- Ta thuộc giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khác nhau, người thích ở cạn, người ưa ở nước, tính t́nh đôi bên khác nhau, không cùng ở chung với nhau một nơi lâu được. Bây giờ một nửa các con theo ta về Thủy phủ, c̣n một nửa th́ ở lại với nàng. Tuy đôi bên kẻ ở rừng, người ở biển, song đến khi có việc ǵ th́ tin cho nhau, không được bỏ nhau.

Trăm con trai đều cùng nghe lệnh rồi chia tay nhau mà đi, năm mươi theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha về biển, chi nhau cai quản khắp nơi. Âu Cơ cùng năm mươi con ở Phong Sơn, nay là huyện Bạch Hạc, tôn người con trưởng làm chúa, gọi là Hùng Vương.

B̀NH CHÚ :
1. Về Gốc Tích Ḍng Giống

Dù có chịu ảnh hưởng ngoại lai nhiều hay ít, th́ nguồn gốc ḍng giống và văn hóa Việt vẫn rơ ràng biệt lập hẳn với ḍng giống và văn hóa Hán tộc. Có thuyết cho rằng nền văn hóa của Hán tộc cũng chỉ là nền văn hoá của Viêm đế (Thần Nông) phát xuất từ phương Nam, ṇi Hán chiếm đoạt lấy, sửa đổi đi.

Cho nên khi nói đến văn hóa, nhất là khi nói đến ḍng giống mà gặp điều ǵ cứ muốn kéo mối liên hệ ḍng giống Việt vào với ḍng giống Hán là y như có dư luận phản ứng chống lại.

Cũng với ư trên, muốn giữ cho ḍng giống một ngành độc lập đặc biệt và cố hữu, giáo sư Trần Ngọc Ninh viết :

Theo những thần thoại cổ th́ Lạc Long hay vị Tổ đời thứ nhất của dân tộc phải là một người đầy trí đức, đă được trời cứu khỏi nạn Hồng thủy để lập nên một nước mới. Theo thuyết của Trung Hoa th́ trận Hồng thủy xảy ra dưới đời vua Nghiêu, đời vua Thuấn, tới ông Vũ mới b́nh trị được. Kinh Thư c̣n có câu : “Hồng thủy ngất trời. Mênh mông bọc núi trùm g̣ ! Dân dưới mê man ch́m đắm.” Như vậy th́ nói rằng Lạc Long Quân cùng thời với vua Nghiêu và là cháu của Thần Nông cùng không phải là sai lắm. Nhưng sự ngửa cổ hướng về phương Bắc cho rằng dân Việt phải là ḍng dơi Tam Hoàng qua sự liên hệ với Kinh Dương Vương Lộc Tục th́ rơ ràng là một chuyện đặt ra khi nền văn hóa Trung Hoa đă bao trùm đất Việt. Đó là điều ta phải minh định lại để ư nghĩa nguyên thủy của huyền sử được rơ ràng.

(Trần Ngọc Ninh viết, “Huyền thoại Việt Nam”, Tân Văn số 13, tháng 5, 69, tr 5. Những ḍng in ngả là do soạn giả)

2. Về Truyện Ngư Tinh :

Vẫn theo giáo sư Trần Ngọc Ninh trong bài báo thượng dẫn th́ vĩ tích thứ nhất của Lạc Long Quân giết Ngư Tinh mở đầu cho sự tổ chức vũ trụ. Ngư Tinh là một con cá lớn đă thành tinh, sống ở biển ăn thịt người. So sánh với các huyền thoại khác, Ngư Tinh cũng như con rồng Tiamat hiện thân của Hỗn mang nguyên thủy trong thần thoại Babilon, và cũng như con rắn Naga hay con rồng Vaitha của dân Ấn, Âu … Nh́n qua khía cạnh cơ cấu pháp, có lẽ sự cầm cái lao nướng đỏ phóng vào họng con cá thành tinh là điều quan trọng nhất trong huyền thoại này. Cách nướng cá ngày nay của người Việt và nhất là người ven biển là một sự bắt chước thần Lạc Long để khắc phục Tinh Cá. Từ sự ăn sống, nuốt tươi, người dân cổ sơ của đất Việt đă chuyển sang một đời sống có văn hóa, dùng lửa để biến đổi thiên nhiên trong việc ăn uống.

Rồi mỗi năm vào ngày đầu năm, dân ta ngày nay c̣n giữ tục múa lân. Con “lân” đây thực ra là con quái vật hiện thân của Hỗn mang nguyên thủy mà thần Lạc Long đă chiến thắng bằng uy vũ. Mùa xuân mới là lúc vạn vật tái tạo, nên phải diễn lại huyền thoại cũ để đặt trật tự của vũ trụ trên những nền tảng được truyền lại từ đời Tiên Tổ.

Vẫn theo giáo sư Trần Ngọc Ninh, tṛ chơi “Rồng Rắn” của trẻ Việt cũng là tṛ chơi để nhắc nhở tới vĩ tích đầu tiên của thần Lạc Long. Sau lời đối đáp cuối cùng : . “Cho xin khúc đuôi …” – “Tha hồ mà đuổi”, ông thầy thuốc (hay pháp sư) đuổi bắt khúc đuôi, Rồng Rắn chống lại, nhưng trong cuộc giao tranh, khúc đuôi bị đứt và pháp sư rượt theo nắm được. Đó là tấn kịch diễn lại việc thần Lạc Long diệt Ngư Tinh.

Hai vĩ tích kế tiếp là diệt Hồ Tinh và diệt Mộc Tinh, tất cả những huyền thoại trên đều thuộc ṿng Lạc Long Quân, mang theo những di ngôn căn bản cho dân tộc, nói chuyện khai phá hỗn mang, trừ các yêu quái, để tạo cho dân tộc một không gian sinh tồn, mở đầu chuyện tổ chức nhân gian. Những thần thoại từ đời Hùng Vương trở về sau, thuộc ṿng Hùng Vương, ghi chép những nỗ lực xây dựng nếp sống thuần túy văn hóa của dân tộc: vũ trụ quan trời tṛn đất vuông trong Truyện Bánh Dày, Bánh Chưng; lễ nghĩa, liêm sỉ, t́nh anh em, t́nh vợ chồng trong huyền thoại Trầu Cau v.vv (Xin đọc : Trần Ngọc Ninh, bài báo đă dẫn)
 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18