Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG - 4C

Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 


 
QUYỂN BỐN  

THẦN THOẠI ( Tiếp Theo )
Việt Nam – Trung Hoa

 
 DOĂN QUỐC SỸ
 Sưu tập


 
BẠCH MĂ THẦN *

Khi Cao Biền ở trấn nước Nam, giữ phủ xưng vương, đắp rộng thêm La Thành, đắp xong một buổi trưa đứng ngoài cửa Đông ngóng xem bỗng nhiên mưa gió ầm ầm, rồi có một đám mây ngũ sắc tự dưới đất bốc lên, khí sáng ánh ra tứ phía. Lại thấy có một người ăn mặc đường bệ cưỡi con cầu long (rồng chưa có sừng) nửa vàng, nửa đỏ, tay cầm hốt vàng, đứng trong đám mây, có bóng thấp thoáng lên xuống, lâu th́ tan mất.

Cao Biền lấy làm lạ lùng, nghi là ma quỷ, muốn thiết đàn cúng cấp, dùng phép trấn áp.

Đêm hôm ấy nằm mơ thấy thần lại bảo rằng :
- Ta là thần chính khí ở đất này, chứ không ma quái nào. Ta thấy người đắp xong cái thành nên mừng mà hiện ra đấy thôi !

Cao Biền tỉnh dậy hội các quan lại bảo rằng :
- Ta không trị nổi được xứ này hay sao? Sao mà lắm ma quỷ hiện ra thế, hoặc là điềm gở ǵ đây chăng?

Chúng xin thiết đàn, bày h́nh tượng thần ấy, rồi dùng ngh́n cân sắt làm bùa trấn yểm.

Cao Biền nghe lời lập đàn cúng bái, rồi chôn ngh́n cân sắt để yểm. Hôm sau, trời đất tối tăm mù mịt, mưa gió ầm ầm, rồi có tiếng sét đánh vào chỗ yểm bùa, sắt tan vụn bay đi mất cả. Biền thấy vậy sợ hăi, mới lập đền ở trong phố để thờ thần ấy. Về sau, vua Lư Thái Tổ thiên đô lên Thăng Long, mơ thấy thần lại mừng. Vua tỉnh dậy, sai các quan đem lễ đến tế, phong làm Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương.

Bấy giờ vua mở ra chợ cửa Đông, cho dân buôn bán, miếu thờ ngài ở bên cạnh đường, thường có hoả tai, cháy ngay cả một dăy phố, chỉ miếu của ngài là không động ǵ đến. Mỗi khi nhà vua làm lễ nghênh xuân, thường vẫn cúng trong miếu ấy.

Triều nhà Trần ở phố ấy ba lần có thêm hoả tai mà không lần nào động đến miếu; và một lần có sét đánh cũng không việc ǵ.

Thái sư là Trần Quang Khải có đề một bài thơ rằng :

Xưa nghe lừng lẫy tiếng anh linh,
Ma cũng ghê mà quỷ cũng kinh.
Ngựa lửa ba phen thiêu chẳng tới,
Roi lôi một trận đánh không chênh.
Chỉ tay đè nén trăm loài quỷ,
Quát tiếng trừ tan mấy vạn binh.
Nhờ đội oai thần xua giặc Bắc,
Khiến cho non nước lại thanh b́nh.

(Trần triều phong là : Thuận Dụ Phu Ứng Đại Vương. Đền ở phường Hà Khấu, huyện Thọ Xương, gọi là đền thần Bạch Mă, bây giờ tức là đền Bạch Mă ở Hàng Buồm, Hà Nội.)

LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA *

Về đời vua Anh Tông nhà Lê (1557), ở về thôn Vân Cát, xă Yên Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, có một người gọi là Lê Thái Công, tiên tổ tích đức đă ba đời, đến đời Lê Thái Công cũng hay làm phúc. Ngoài bốn mươi tuổi, sinh được một con trai. Cách năm sau, Thái bà có mang được vài tháng th́ phải bệnh, ưa những đồ hương hoa, người nhà cho là ma làm, mời thầy phù thuỷ cúng cấp mà bệnh lại nặng thêm.

Đến đêm hôm trung thu, có người xin vào chữa bệnh cho Thái bà. Thái công mời vào, người ấy cầm cái búa ngọc, lên đàn niệm câu thần chú rồi ném búa xuống đất. Thái công ngồi cạnh ngă ngay xuống, mơ mơ màng màng thấy có hai người lực sĩ đưa đi. Đường đi khuất khúc, đến một nơi nhà vàng cửa ngọc, lực sĩ đưa qua chín từng cửa rồi đến chốn cung đường th́ dừng lại ở dưới hè. Trông lên trên, thấy có một vị áo mũ đường hoàng, hai bên văn vơ cầm hốt đứng chầu, nghi vệ rất thịnh. Sực có một người con gái mặc áo đỏ, bưng chén ngọc dâng rượu thọ, lỡ tay rơi chén, sứt mất một góc. Tả ban có một viên mở ngay sổ ra biên vài chữ, rồi thấy hai người sứ giả và vài chục người thị nữ xúm lại dắt nàng áo đỏ tự cửa Nam đi ra. Mé trước có một cái biển vàng, trên có hai chữ “Sắc Giáng”, giữa có hai chữ “Nam Nam”, c̣n các khoản dưới th́ mập mờ không rơ.

Thái công hỏi người lực sĩ rằng :
- Đó là việc ǵ thế?
Lực sĩ nói :
- Đây là bà tiên chúa thứ hai tên là Quỳnh Hoa, chuyến này chắc là phải đầy xuống trần.

Nói đoạn lực sĩ đưa Thái công về đến nhà th́ tỉnh dậy mà Thái bà đă sinh ra được một người con gái, nhân thế đặt tên là Giáng Tiên.

Khi nàng Giáng Tiên lớn lên, nhan sắc lạ thường, Thái công cho ở tĩnh một nhà học hành. Nàng thông minh mà lại tinh nghề âm nhạc, thường làm ra ca từ bốn mùa, lựa vào khúc đàn để chơi :

1. Xuân Từ (Điệu Xuân Quang Hảo)
Cảnh như vẽ, khéo ai bày? Hoa đào mỉm miệng liễu dương mày. Bướm nhởn nhơ bay, oanh vàng líu lo trong bụi, én đỏ ríu rít trên cây. Buồng xuân d́u dặt mối t́nh ngây, đề thơ này.
2. Hạ Từ (Điệu Cách Phố Liên)
Trời đất nhiều phần nóng nẫu. Đầu cành rức giọng ve, băi cỏ vang tiếng chẫu; ṿ vơ Quốc kêu sầu, eo éo Oanh hót ngẫu. Dường bảo nhau : “Chúa Xuân về rồi thôi cũng hảo” ! Cảnh sắc nhường kia, ngao ngán cầm ḷng không đậu. Thần Chúc Dong gẩy một khúc Nam huân, hương sen thoảng đáo, một trận gió bay, sạch ḷng phiền năo.
3. Thu Từ (Điệu Bộ Bộ Thiềm)
Mặt nước trong veo, nom tự ngọc, gió vàng hây hây khua khóm trúc. Hoa lau muôn dặm trắng phau phau, cây cối vẻ hồng pha vẻ lục. Cung thiềm sáng quắc ả Hằng ngủ, dạo bước thềm giao t́nh rạo rạc. Chi bằng đến dưới dậu hoa cúc, thảnh thơi dạo đàn gảy một khúc.
4. Đông Từ (Điệu Nhất Tiễn Mai)
Khí đen mờ mịt toả non sông, hồng về Nam xong, nhạn về Nam xong! Gió Bắc căm căm tuyết mịt mùng. Tựa triện ngồi trông, tựa triện đứng trông. Sưởi ḷ mặt vẫn giá như đồng, ngồi chẳng yên ḷng, nằm chẳng yên ḷng! Dậy xem phong cảnh lúc trời đông. Hoa quên lạnh lùng ! Người quên lạnh lùng !

Một khi Thái công dạo chơi quanh vườn, nghe thấy khúc đàn ấy, trong bụng buồn rầu, nhân có ông bạn quen họ Trần, ở cùng một làng, mới cho làm con nuôi ông ấy và làm riêng một nhà lầu ở sau vườn Trần Công cho con gái ở.

Cách nhà Trần Công có một nhà quen, tuổi già chưa có con trai, nhân đêm trăng ra chơi vườn đào, bắt được đứa con trai ở dưới gốc đào, v́ thế đặt tên là Đào lang. Đào lang mặt mũi tuấn tú. Trần Công thấy Giáng Tiên tư chất khác phàm và lại nết na; có ư muốn kết duyên cho Đào lang. Hai bên cha mẹ thuận ḷng mà hai người cũng tốt duyên phải lứa, mới gả cho nhau. Từ khi cưới về, Giáng Tiên một ḷng hiếu thuận. Năm sau, sinh được một mụn con trai, cửa nhà thêm vui vẻ.

Ngày tháng thấm thoắt, chợt đă ba năm. Hôm mùng ba tháng ba, Giáng Tiên tự nhiên vô bệnh mà mất, bấy giờ mới hai mươi mốt tuổi. Ba nhà sầu thảm vô cùng.

Thái bà đau xót đêm ngày khóc lóc. Một bữa đang khóc th́ thấy con về ôm lấy mẹ mà nói rằng :
- Mẹ ơi! Con ở đây, mẹ khóc ǵ thế.

Thái bà mở choàng mắt ra trông quả là con, cả nhà xúm lại hỏi han.

Tiên chúa nói rằng:
- Con là đệ nhị tiên cung, phải đày xuống trần, nay đă hết hạn, lại phải lên chầu Thượng đế. Cha mẹ có âm công đă vào sổ tiên, mai sau cũng được đoàn tụ, không can ǵ phải lo sầu.

Nói đoạn th́ biến mất.

Chàng Đào lang từ khi uyên bay, trăm phần sầu năo. Một đêm đang ngồi ngâm thơ giải phiền, sực thấy tiên chúa đến, chàng bèn níu lấy, kể lể nỗi ḷng sầu khổ. Tiên chúa khuyên giải hết điều rồi lại biến mất.

Từ bấy giờ đi mây về gió, chơi xem phong cảnh khắp cảnh khắp nơi. Một hôm đến tỉnh Lạng Sơn, trông thấy có một ngôi chùa trên núi, mới lên xem cảnh rồi ra nghỉ mát dưới gốc cây thông, gảy đàn ngâm hát. Xảy có Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng) đi sứ về qua, hai bên đối đáp với nhau. Sau đó Phùng Công xuất tiền cho dân sửa sang chùa ấy.

Lại khi Phùng Công lên chơi Hồ Tây, cũng gặp tiên chúa xướng hoạ liên ngâm với nhau. Về sau tiên chúa hiển thánh ở Đèo Ngang, Phố Cát, tỉnh Thanh Hoá, hiện ra làm con gái bán nước, những kẻ đùa bỡn chết hại rất nhiều. Triều đ́nh nghi là yêu quái sai thầy phù thuỷ và Trịnh Hoàng Thúc đem quân đi tiễu. Quan quân bắn vào trong núi, tàn phá đền đài. Được vài tháng dân sứ bị dịch tễ, lập đàn cầu khẩn mới hay là tiên chúa hiển thánh. Tâu lên triều đ́nh, vua sai sửa sang lại đền miếu, phong làm Mă vàng công chúa. Sau lại có công giúp nước phá giặc Man, được phong làm “Chế Thắng Bảo Hoà Điệu Đại Vương” lập đền trên núi Sùng sơn đến giờ vẫn c̣n anh linh.

PHỤ CHÚ :
Sách Nam Hải Dị Nhân của Phan Kế Bính, chương VI liệt kể sự tích tám vị thần linh ứng là: Chử Đồng Tử, Phù Đổng Thiên Vương, Tản Viên sơn thần, Lư Hiệu Uư, Tô Lịch giang thần, Bạch Mă thần, Sóc Thiên Vương, Liễu Hạnh công chúa. Cứ theo sách này của Phan Kế Bính th́ Sóc Thiên Vương là thần Côn sa môn.

Nhưng theo Lĩnh Nam Chích Quái, truyện Sóc Thiên Vương (bản dịch Lê Hữu Mục, tr.103), và Việt Điện U Linh Tập, “Bài kư sự tích Sóc Thiên Vương” và lời “Tiếm b́nh” (bản dịch Lê Hữu Mục, tr.123-23) th́ Phù Đổng Thiên Vương và Sóc Thiên Vương là một.

Truyền thuyết trong dân gian liệt vào tứ bất tử là bốn vị sau đây:
- Chử Đồng Tử
- Phù Đổng Thiên Vương
- Tản Viên Sơn Thần
- Liễu Hạnh công chúa

Chính v́ lư do này mà soạn giả tập trung cả bốn truyện trên vào tập Thần Thoại này.
C̣n hai truyện “Từ Thức” và “Tú Uyên” sau đây tác giả Nam Hải Dị Nhân xếp vào chương VII “Các vị tiên tích”. Cũng xin sao lục vào tập này, đặc biệt là truyện “Từ Thức”, để tiện việc so sánh với một truyện trong thần thoại Nhật Bản sau này.

(*) Theo Phan Kế Bính, Nam Hải Dị Nhân

TỪ THỨC *

Từ Thức người ở Hoá Châu (Thanh Hoá). Trong thời Quang Thái, đời vua Thánh Tông nhà Trần, nhân có chân ấm sinh, được làm tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Cạnh huyện có ngôi chùa to, trong chùa có một cây mẫu đơn, mỗi khi mùa xuân hoa nở khách bốn phương đến chùa xem hoa đông như hội, nhân thế gọi là hội xem hoa.

Tháng hai năm Đinh Tỵ (1369), chính giữa hôm hội, có một nàng nhan sắc mỹ miều, mới độ mười lăm, mười sáu tuổi, son phấn điểm nhạt, mặt mũi tươi ḍn, đến xem hoa, lỡ tay vịn găy mất một cành, bị bắt giữ lại. Từ Thức xảy đi qua trông thấy, hỏi cơn cớ đầu đuôi, rồi cởi áo cẩm bào chuộc cho nàng ấy đi.

Từ bấy giờ ai cũng khen là quan huyện nhân đức, nhưng chỉ v́ tính hay uống rượu ngâm thơ, việc quan bỏ đọng lại, lắm phen bị quan trên quở mắng.

Từ Thức bèn treo ấn từ quan rồi đi. Tính Từ Thức ưa chơi những chốn khe đỗng trong huyện Tống Sơn, mới về làm nhà ở huyện ấy, mỗi khi nhàn đi chơi, sai một thằng nhỏ đeo một bầu rượu, cắp một cái đàn và mang một quyển thơ. Đi đến chỗ nào thích ư, th́ ngồi chơi đánh chén mà gảy đàn. Phàm chỗ nào có nước non lạ lùng, như núi Chính Trợ, động Lục Vân, sông Lăi, cửa Nga, th́ tất t́m đến chơi và có thơ đề vịnh.

Một khi dậy sớm, trông ra cửa Thần Phù, cách vài mươi dặm, có khí mây năm vẻ kết lại như h́nh cái hoa sen, mới sai bơi thuyền đến tận chỗ ấy, th́ thấy có núi rất đẹp. Đỗ thuyền trèo lên núi th́ thấy khí núi xanh biếc, cao ṿi vọi ước ngh́n trượng.

Nhân đề mục bài thơ rằng :
Đầu cành thấp thoáng bóng kim ô,
Hoa đỗng vui mừng đón khách vô.
Cạnh suối nào là người hái thuốc ?
Quanh nguồn chỉ có gă bơi đ̣.
Xênh xang ghế mát cầm ba khúc,
Đủng đỉnh thuyền câu rượu một ṿ.
Ướm hỏi Vơ Lăng chàng đánh cá,
Làng Đào đâu đó cách chừng mo?â.

Đề xong bài thơ, nh́n xem phong cảnh một hồi, bỗng thấy trong sườn núi đá, có một cái hang, cửa hang tṛn và rộng độ một trượng. Thử vào hang xem ra làm sao, vừa đi được vài bước th́ cửa hang bỗng dưng đóng xập lại, trong hang tối mù mịt, không c̣n biết đường nào mà đi. Từ Thức chắc là chết ở chỗ ấy, nhưng cũng cứ đi liều xem ra làm sao, mới quờ tay sờ sệt vào tường đá mà đi. Trước c̣n loanh quanh đi trong khe nhỏ, dần dà thấy có bóng sáng, trông lên thấy núi cao chót vót, đá mọc lởm chởm, mới cố leo vịn lên, th́ đường đi đă hơi rộng.

Khi lên đến đỉnh núi, th́ lại thấy mặt trời sáng sủa, trông ra bốn bề cùng có lâu đài cung điện, cửa nhà trang hoàng, cây cối tươi tốt, tựa hồ một cảnh chùa chiền.

Từ Thức lấy làm lạ lùng, ngắm nh́n phong cảnh, rồi thấy hai ả con gái nhỏ, mặc áo xanh bảo nhau rằng :
- Chú rể mới nhà ta đă đến kia ḱa.
Nói thế, đoạn trở vào trong nhà báo tin, rồi lại ra báo với Từ Thức rằng:
- Phu nhân cho chúng tôi ra mời người vào chơi.

Từ Thức theo hai người con gái đi vào, qua một dăy tường gấm, vào cửa sơn son, thấy đôi bên cung cấm, vàng bạc sáng quắc, có chữ đề rằng: “QUỲNH HƯ CHI ĐIỆN – GIAO QUAN CHI CÁC”.

Khi trèo lên gác th́ thấy một bà tiên mặc áo lụa trắng, ngồi trên giường thất bảo, cạnh giường có đôi kỷ gỗ đàn hương, bà tiên mời Từ Thức ngồi trên kỷ và bảo rằng:
- Ngươi vốn hay chơi cảnh lạ, có biết đây là chốn nào không?
Từ Thức thưa:
- Tôi tuy dong chơi giang hồ đă nhiều, nhưng không biết ở đây là tiên cảnh, xin bảo cho tôi được rơ.
Bà tiên cười nói rằng :
- Người biết đâu được chốn này. Đây tức là hang thứ sáu trong ba mươi sáu đỗng núi Phi Lai. Núi ấy đi khắp các mặt bể, chân không bén đến đất, chỉ theo chiều gió mà hợp tan thôi. Ta tức là Địa tiên núi Nam Nhạc, gọi là Nguỵ phu nhân đây. V́ thấy ngươi có cao nghĩa cho nên mới đón đến chơi.

Nhân bảo con hầu gọi một người con gái ra. Từ Thức trông ra th́ chính là người con gái đánh găy cành hoa mẫu đơn khi trước.

Bà tiên trỏ vào người con gái bảo với Từ Thức rằng :
- Con em, tên nó là Giáng Hương, khi trước xem hoa gặp ách nạn, nhờ ngươi cứu cho, ta vẫn c̣n hàm cái ân ấy, nay cho nó muốn kết duyên với ngươi để báo ân.

Lập tức đêm hôm ấy truyền sai đốt đèn mỡ phụng, giải chiếu vẩy rồng, cho làm lễ thành thân.

Hôm sau các tiên đến ăn mừng, kẻ cưỡi li vàng (tựa rồng mà không sừng), người cưỡi câu đỏ (loài rồng) đến hội. Bà tiên mở tiệc trên gác Giao Quang, nào là rèm ngọc, trướng điều, nào là đệm hoa ghế bạc. Các tiên ngồi riêng một bên tả, c̣n mé hữu th́ Từ Thức ngồi.

Trong khi ăn yến, đủ thứ sơn hào hải vị, chả phụng nem công, thơm tho ngào ngạt, toàn những vị dưới trần không có bao giờ. Lại có đàn sáo bát âm rất là vui vẻ.

Chiều tối tiệc tan, các tiên đâu về đấy. Từ Thức ở lại đấy được một năm, có ư nhớ nhà, nên một khi thong thả bảo với nàng Giáng Hương rằng :
- Tôi vốn đi chơi xa xôi đă lâu, khó đè nén được bụng trần, lại tưởng nhớ đến quê cũ, xin cho tôi hăy về thăm nhà một chút.
Giáng Hương có ư ngần ngừ không nỡ ly biệt.
Từ Thức lại nói rằng :
- Cho tôi về chơi ít ngày tháng, bảo với anh em cho biết, rồi sẽ lại lên đây.
Giáng Hương khóc mà nói rằng:
- Thiếp không dám vị t́nh vợ chồng mà ngăn trở bụng quân tử, chỉ v́ cơi trần bé nhỏ, ngày tháng ít oi, nếu có về chăng nữa, chỉ sợ cây cối cửa nhà không được c̣n như trước nữa đâu.

Nàng ấy nói với phu nhân. Phu nhân than rằng :
- Không ngờ gă ấy c̣n vương víu trong đám bụi hồng, làm chi mà phải ngậm ngùi như thế?

Phu nhahn mới cho một cỗ xe cẩm vân, sai ngồi lên xe ấy mà về. Giáng Hương cũng viết một phong thư buộc kỹ đưa cho, giặn về nhà hăy mở ra coi.

Từ Thức cáo biệt, ngồi lên trên xe, đi vừa chớp mắt đă đến nhà. Về đến nơi nh́n xem phong cảnh quả khác xưa, nhân dân thành quách, không có ǵ là giống khi trước, duy hai bên khe núi th́ vẫn c̣n nguyên.

Từ Thức đem họ tên ḿnh, hỏi thăm các cụ già trong làng, th́ có một người nói rằng :
- Tôi từ lúc c̣n nhỏ, có nghe cụ tổ ba đời nhà tôi cũng tên họ như thế, sa vào hang núi đă hơn tám mươi năm nay rồi.

Từ Thức buồn rầu lắm, muốn lại ngồi xe đi lên th́ xe đă hoá làm chim loan bay mất rồi. Mở bức thư ra xem, có câu rằng : “Trong mây kết bạn loan hoàng, duyên xưa đă hết, trên bể t́m người tiên tử, hội khác khôn cầu” mới biết là lời ly biệt. Về sau, Từ Thức mặc áo khinh cừu, đội cái nón nhỏ, vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống (Thanh Hoá), không biết lên tiên hay là đi mất.

TÚ UYÊN

Thời nhà Lê, ở làng Bích Câu (tức là làng Yên Trạch bây giờ, Hà Nội), có một người học tṛ tên là Tú Uyên, vốn người tài mạo, cha mẹ mất sớm, nhà nghèo, chỉ chăm việc học hành.

Có một hôm chùa Ngọc Hồ mở hội, Tú Uyên đi xem, đến chiều trở về qua chùa Tiên Tích (ở phố cửa Nam) trông thấy một người con gái đẹp lắm, đang đứng ở dưới gốc cây đa. Tú Uyên lại gần hỏi chuyện, rồi hai người vừa đi vừa đối đáp với nhau, đến chỗ đ́nh Quang Minh th́ người con gái ấy biến mất, mới biết là tiên.

Tú Uyên đứng ngẩn ra một lúc mới trở về nhà. Từ đấy đêm ngày tưởng nhớ, phải bệnh tương tư, thuốc nào chữa cũng không khỏi. Một hôm nhớ đến sự bói thẻ, mới đến đền Bạch mă xin thẻ, rồi nằm mộng ở đấy. Đêm thần báo mộng rằng : “Sáng sớm mai, ra cổng cầu Đông sông Tô Lịch th́ gặp”.

Tú Uyên mừng lắm, sực tỉnh dậy th́ trời đă rạng đông; vội vàng chạy ra đấy, đứng thơ thẩn độ vài giờ không thấy ǵ, toan trở về, th́ gặp một ông cụ bán bức tranh. Tú Uyên cầm mở ra xem, thấy người tố nữ vẽ trong tranh, giống như người gặp khi trước, bèn mua đem về, treo ở cạnh buồng học, từ bấy giờ mới đỡ ưu phiền.

Tú Uyên mỗi khi đến bữa cơm ăn lại đặt hai cái bát, hai đôi đũa mời người tố nữ trong tranh như hai vợ chồng thực. Một hôm mời , th́ h́nh như tủm tỉm cười muốn nói. Hôm sau đi học về, thấy mâm cơm dọn sẵn, nghĩ không biết thế nào, ăn th́ toàn những mùi ngon vật lạ cả. Hai ba hôm cùng luôn như thế. Bữa sau giả cách đi học, đứng ŕnh ḍm vào trong nhà, thấy người trong tranh hiện ra đang điểm trang. Tú Uyên rón rén bước vào hỏi rằng :
- Duyên sự làm sao, xin nói cho tôi được biết.
Nàng rằng :
- Thiếp ở trên cung tiên tên là Giáng Kiều, v́ nhà chàng có phúc đức lớn nên gặp nhau từ khi ấy. Sau lại thấy chàng thương nhớ cho nên chúa tiên cho phép xuống kết duyên với chàng.

Nói vừa xong rút trâm mái đầu, hoá phép hiện ra cửa nhà, lâu đài, đầy tớ, đồ đạc, rồi làm cỗ bàn mời các bạn tiên xuống ăn cưới. Từ đấy kết duyên làm vợ chồng.

Tú Uyên tự bấy giờ ham mê về tửu sắc, cả ngày chỉ uống rượu say sưa, bỏ sự học hành. Trong ba năm trời, Giáng Kiều khuyên ngăn măi mà không nghe. Mỗi khi say rượu rồi th́ lại có hành động lời lẽ vũ phu. Giáng Kiều giận lắm mới biến đi. Tú Uyên tỉnh rượu, thấy vợ bỏ ḿnh mà đi mới hối lại, biết là lỗi tại ḿnh. Đi t́m đâu cũng không thấy, bực ḿnh muốn tự vẫn. Bỗng thấy nàng ở đâu lại về. Tú Uyên nửa mừng, nửa thẹn, lấy lời từ tạ, hai vợ chồng lại vui vẻ chung sống như xưa.

Không bao lâu sinh được người con trai đặt tên là Trân Nhi. Đến sau con học hành thông minh, đă sắp nên người, Giáng Kiều bảo với chồng rằng :
- Ở hạ giới này, một đời người chỉ được có bảy, tám mươi tuổi mà thôi, kể ra không được là bao nhiêu. Vả lại trong sổ tiên cũng có tên chàng, chi bằng chúng ta sớm đưa nhau lên cung tiên là hơn.

Liền đưa cho Tú Uyên một viên thuốc và một đạo bùa. Một lát th́ có hai con hạc xuống đón, hai vợ chồng mỗi người cưỡi một con, ngoảnh lại dặn con rằng :
- Con hăy ở đây, bao giờ thi đỗ th́ ta xuống đón.

Nói đoạn bay cả lên trời.

Dân làng nhân thấy thế lập miếu ngay chỗ nhà cũ để thờ gọi là đền Tú Uyên.

(*) Theo Phan Kế Bính, Nam Hải Dị Nhân


THẦN THOẠI MƯỜNG *

(*)Tất cả những thần thoại của đồng bào miền núi, chúng tôi đều theo bản văng của Hoàng Trọng Miên (sách đă dẫn)

TRUYỆN TRĂM TRỨNG


Mặt đất vào thời kỳ ấy chưa có dấu vết loài người. Một ngày kia có một cây si to lớn mọc trên núi cao bị băo đổ xuống, trong đó bay ra một đôi chim lớn. Đôi chim đẻ ra một trăm trứng, trong số có ba cái lớn dị thường. Đẻ xong, đôi chim biến thành người, gọi tên là AY và UA, tức là hai con người đầu tiên ở trên mặt đất. Được hai bà tiên chỉ cho cách ấp trứng, năm mươi ngày sau, chín mươi bảy quả trứng nở ra thành người : năm mươi người về đồng bằng thành người kinh, c̣n bốn mươi bảy người ở mạn ngược, về sau thành tổ tiên các giống dân Mường, Mán, Mèo, Thổ … Đợi đủ một trăm ngày, ba cái trứng lớn c̣n lại nở ra thành người thứ nhất là Lang-Đại-Ca, người thứ hai là Lang-Đa-Cần, người thứ bà là nàng Nường-Kịt.

DIỆT HOA TINH

Trong số trứng nở, dân Mường sinh ra trước tiên, toàn ăn trái cây, đêm t́m hang đá mà ngủ nhưng họ vẫn làm mồi cho ác thú, đất đai bỏ hoang, họ không biết dùng lửa, sống rất kham khổ. Họ bèn cử người tới xin ba anh em cử người về cầm đầu trong xứ. Lang-Đa-Cần nhường anh là Lang-Đại-Ca về làm thủ lănh dân Mường, nhưng Lang-Đại-Ca đi được nửa đường th́ bị con yêu Hoa-tinh đón ăn thịt.

Lần này Lang-Đa-Cần nhận lời làm thủ lănh đặt ra công ước đầu tiên cho dân Mường, quy định những liên hệ giữa người lănh đạo và chức Quan Lang được đặt ra từ đó, lấy tộc danh của Lang-Đa-Cần làm tên gọi.

Nhờ có sự trợ giúp đắc lực của một thầy mo* cao tay, Lang-Đa-Cần đánh bại được con yêu Hoa-Tinh, nó bị đánh gẫy hai chân, thân h́nh thu nhỏ lại như một khúc tre. Diệt xong Hoa-Tinh, Lang-Đa-Cần nhờ Đá-Cẩm-Cót dạy dân cách làm ra lửa nấu nướng đồ ăn. Nh́n một con rùa đứng lên trên bốn cẳng trông như bốn cây cột, mu rùa trở thành mái nhà và các vẩy rùa là những mái lợp, Lang-Đa-Cần chỉ bảo dân Mường cách cất nhà ở.

(*) Có phải đây là một danh từ gốc Mă lai? V́ gười Mă-lai ngày nay c̣n gọi các pháp sư của họ là bomob.

BỐN HỌ ĐINH, QUÁCH, BẠCH, HÀ

Lang-Đa-Cần không có cánh để bay lên trời mà lấy nàng Sáng (Ánh sáng) con gái bà Sao (ngôi sao). Một lần khác Lang-Đa-Cần gặp con gái thần Nước, yêu cầu cô gái theo ḿnh làm vợ nhưng th́nh ĺnh nàng biến mất; sau cùng Lang-Đa-Cần đành lấy em gái là nàng Nường-Kịt, song những đứa con đẻ ra đều hữu sinh vô dưỡng. Hai anh em phải dời nhau, Lang-Đa-Cần lấy người vợ thứ là Bà Chu Bà Chuông mới có được chín người con trai và chín người con gái, người con cả nối nghiệp cha, c̣n tám anh em trai lập thành bốn họ lớn : Đinh, Quách, Bạch, Hà.


TRUYỆN CÂY CHU ĐỒNG

Lang-Đa-Cần chết, con là Rịt-Ràng lên thay cha. Rịt-Ràng theo lời thần Kem-Ca sai bộ hạ là hai anh em Da-Đan và Da-Đét phải đi hướng Tây kiếm cho kỳ được cây Chu-Đồng* đem về cất cung điện.

Da-Đan và Da-Đét lên đường đi qua bao nhiêu nơi, khi tới xóm Chè (làng Văn Lang), hai anh em gặp nhiều cô gái thường dân, ngỏ lời hỏi thăm :

- Nơi đây ao sâu chắc nhiều ốc, sông trong chắc nhiều cá, rừng cây tươi tốt chắc nhiều nai, cây cỏ tốt tươi như kia, chẳng hay có cây nào là cây Chu-Đồng không?
Đáp :
- Ao chúng tôi tuy sâu mà không có ốc, sông tuy trong mà ít cá, rừng xanh mà kiếm không ra nai, cây cỏ tươi tốt nhưng chẳng có cây Chu Đồng nào cả.

Da-Đan và Da-Đét lại lên đường qua nhiều nơi lắm. Tới một nơi kia (làng Thiết-ung, Thanh hóa ngày nay) trời vừa tối, hai anh em nghỉ lại, hừng sáng nghe tiếng súc vật kêu họp bầy xung quanh cây Chu-Đồng. Hai anh em được trông thấy cây Chu-Đồng nguy nga rực rỡ như ṭa cung điện.

Thấy hai người lại gần, cây Chu-Đồng mới hỏi:

- Ai đưa hai người tới đây? Tại sao lại mang khiên mộc với cung tên, sao lại đeo chuông?
- Hai anh em chúng tôi tuân lệnh truyền của vua Rịt-Ràng, đi kiếm cây Chu-Đồng, chặt đem về dâng vua.
- Thế hai anh em nhà ngươi có hoa sinh cá, lá sinh cơm không?
- Anh em chúng tôi làm sao có được!

Cây Chu-Đồng mới bảo sẽ tặng hai anh em thứ hoa lá kỳ lạ đó miễn là khi về đừng cho nhà vua hay là đă t́m thấy cây Chu-Đồng. Nếu hai anh em không giữ lời th́ cùng phải chết theo cây Chu-Đồng.

Da-Đan và Da-Đét về thoạt kín miệng, nhưng sau hai người lại tiết lộ cho vợ nghe. Vua Rịt-Ràng vẫn cho kẻ tâm phúc theo rơi, ŕnh nghe được sự thực, bèn mở một cuộc lễ mười ngày, mời tất cả mọi người tới dự. Giữa các bữa tiệc, lệnh truyền rao ai về có câu chuyện ǵ hay, tha hồ kể ra. Vào lúc chuếnh choáng hơi men, Da-Đan và Da-Đét móc túi lấy ra hai bảo vật khoe. Vua Rịt-Ràng liền ra lệnh cho mọi người theo nhà vua đến nơi có cây Chu-Đồng, c̣n hai anh em Da-Đan và Da-Đét phải dẫn đường. Tới nơi, thổ-ty** và dân làng đem rượu, thịt, xôi ra dân Rịt-Ràng. Nhưng qua chín đêm mười ngày mười ta đốn măi mà không được. Một vị thày Mo được vời đến cho biết chỉ có hai anh em Da-Đan và Da-Đét là có thể thành công. Hai người bị ép buộc phải hạ cây thần, dùng ŕu đẵn trong 15 ngày cây gần đổ, linh tính bỗng báo tai họa đến nơi, hai anh em liền nhảy lên ngựa định chạy trốn; nhưng ngựa cứ chạy quanh thân cây cho tới lúc cây đổ nhào xuống, đè chết cả hai anh em. Rịt-Ràng truyền chặt ngọn, đem thân cây về, nhưng bốn năm ngàn dân xúm lại mà không lay chuyển nổi. Một vị thuật sĩ được mời đến cho hay rằng muốn chở khúc cây khổng lồ ấy, chỉ có xương hai anh em Da-Đan và Da-Đét dùng làm bánh xe th́ mới trục cây đem về tới nơi được. Khi nghe theo quả nhiên việc chuyên chở thân cây trở nên dễ dàng***.

Khi cung điện được cất xong, vua Rịt-Ràng khánh thành cho toàn dân được ăn uống no say.

(*) Tức là cây dầu-đa to lớn, cưa ra sắc đỏ như đồng
(**) Thổ-ty là trưởng quan thế tập của các người Mường, Mán miền thượng du
(***)Những chi tiết vừa hồi hộp, vừa bi hùng, vừa hợp lư một cách .. “thần thoại”, nâng cao giá trị câu chuyện biết là chừng nào.

TRUYỆN CÂY SONG KHỔNG LỒ

Trong bữa tiệc khánh thành đăi toàn dân no say, vua Rịt-Ràng lại quên không mời Khao-Che và Giê-Chông, con của Da-Đan và Da-Đét. Hai anh em tức giận lấy cẳng trâu đập vỡ tan cái cổng đồng của vua Rịt-Ràng. Nhà vua tức giận sai người đi bắt. Khao-Che và Giê-Chông chạy trốn vào rừng toan tụ tập dấy loạn. Nhà vua hối hận sai người đi phủ dụ Khao-Che và Giê-Chông trở về, sẽ ban cho ruộng đất, rừng cây, nhà cửa. Nhưng khi quay về hai anh em chẳng nhận được ǵ, tức giận, bàn nhau bắt một con mèo, tẩm dầu vào giẻ buộc đằng đuôi, rồi đốt cháy. Con mèo bị lửa chạy lên nóc cung điện, cả lâu đài nguy nga đều làm mồi cho lửa. Biết được họa này là do Khao-Che và Giê-Chông gây ra, Vua Rịt-Ràng truyền lệnh bắt họ. Hai anh em chạy thoát vào rừng nhưng bị rượt đuổi gấp, sực nhớ cha họ chết đi có để lại một hột giống quư gọi là Long Lai Cai Long Cham. Hai người vội gieo hạt giống xuống đất, quỳ khấn khứa : “Bố ơi, hồn bố có linh thiêng, xin cho hạt giống này trổ ngay ra một cây song quật chết đoàn quân của Rịt-Ràng”. Khấn xong, tự hạt giống vừa lấp dưới đất vụt mọc lên một cây song dài không biết bao nhiêu trượng, rộng cả bốn ôm. Thấy đoàn quân của vua Rịt-Ràng tới nơi, cây song khổng lồ quật vút xuống, ầm một cái, nháy mắt đập chết tươi 1.100 người, rồi quét sà mặt đất, quật chết thêm 1.050 người nữa. Trước tai biến ấy, viên tướng cầm đầu đoàn quân của Rịt-Ràng bèn ra lệnh cho Lâm-Lâm và Len-Len tức con trai của Khao-Che và Giê-Chông, cháu nội của của Da-Đan và Da-Đét, phải dùng dao chặt đứt cây song ra làm đôi. Chặt đến đâu máu chảy tới đó, máu đen tuôn ra biến thành gà rừng, máu đỏ hóa thành hươu nai, máu vàng sinh ra con cọp Mông-Ty-Vy-Tượng-Vương.

TRUYỆN MÔNG-TY-VY-TƯỢNG-VƯƠNG

Lúc c̣n trẻ cọp Mông-Ty-Vy-Tượng-Vương chỉ ăn cua ăn ốc, nhưng càng lớn lên nó đâm ra ăn gà, heo, ḅ, trâu, đến khi lớn bằng núi đá, nó bắt cả người để ăn thịt, đi tới đâu, hoành hành gieo họa khủng khiếp tới đó.

Vua Rịt-Ràng liền đem quân đi giết cọp, truyện lệnh cho hai anh em Ban-Xan và Bông-Xông (con của Lâm-Lâm và Len-Len; cháu của Khao-Che và Giê-Chông; chắt của Da-Đan và Da-Đét) đi ḍ la đích xác địa điểm của con ác thú đang nằm ngủ. Tới Lao-Cai, hai người nh́n thấy một con cọp lớn bằng một ḥn núi đá, vú cọp lớn như đụn rạ.

Ban-Xan và Bông-Xông quay về tâu tŕnh với nhà vua. Sang hôm sau, vua Rịt-Ràng xua quân tấn công con mănh thú. Hai anh em Ban-Xan và Bông-Xông vác dao, cầm nỏ, bắn trúng con thú bị thương trước tiên. Con vật chồm dậy gầm lên như sấm sét, cong đuôi chạy trốn từ Cun-Khương xuống tới Mường-Sên (làng Mân-Dục), qua một con đường độc đạo, mắc kẹt giữa khe đá. Quân vua Rịt-Ràng đuổi theo sát, Ban-Xan và Bông-Xông c̣n đâm trúng ḿnh cọp trên một trăm vết thương nữa. Cọp dùng tàn lực cuối cùng vùng thoát khỏi kẹt đá, vuốt cọp c̣n in vết trên đỉnh núi. Ác thú lết thẳng xuống băi Đồng-Chuông (làng Tuần Lê) và trong lúc giẫy giụa trước khi chết, nó cào đất đào thành một cái ao lớn ngày nay hăy c̣n.

Cọp chết rồi người Lào mới bắt chước bộ lông rằn-rện của nó làm kiểu mẫu dệt nên những tấm vải rất đẹp gọi là Phạ-Lào. Người Mường đến sau, mặc dầu ở gần đấy hơn, nh́n thấy bộ lông cũng học kiểu để dệt, nhưng không được đẹp bằng.

Sau khi mọi người đă lấy kiểu xong, vua Rịt-Ràng cho xẻo thịt cọp ra làm 2.150 miếng tại Băi-Chuông, do đó ngày nay người ta c̣n thấy nơi đây đầy rẫy những tảng đất trông tựa những mảng thịt cọp. Khi chia phần thịt cọp, dân Xóm-Cho (làng Tuần-Lê) ở ngay đấy đinh ninh thế nào cũng có phần, nhưng đến nơi vào lúc vua Rịt-Ràng đă lui quân, chỉ c̣n thấy bỏ xó những nồi đất đă nấu thịt cọp. Đang đói lại tham ăn, dân Xóm-Cho bèn liếm nồi, v́ thế mà môi họ và đầu mũi đều bị nhọ nồi đen thui. Cho tới ngày nay, con cháu họ vẫn c̣n những vết nhọ trên mũi trên môi như vậy.

PHỤ CHÚ:

Thần thoại tiểu sử Mường có những nét hao hao song song với thần thoại Việt :
ở Vĩ tích diệt Hoa-tinh của Lang-Đa-Cần làm ta liên tưởng đến vĩ tích diệt Mộc-tinh của Lạc-Long-Quân.
ở Lời Khao-Che và Giê-Chông khấn khi gieo hạt giống : “Bố ơi, hồn bố có linh thiêng xin cho hạt giống này trổ ngay ra một cây song vật chết đoàn quân của Rịt-Ràng” làm ta liên tưởng đến thần thoại Việt mỗi khi người dân gặp tai ương lại kêu khấn Lạc-Long-Quân “Bố ơi đâu sao không về cứu chúng con!”
ở H́nh ảnh cây song vút xuống một lần làm chết 1.100 người làm ta liên tưởng đến nỏ thần của Thục An-Dương-Vương.
ở Cây Chu-Đồng trong thần thoại Mường cũng thấy có ở ca dao Việt nam :
Cây chu đồng không giồng mà mọc
Rễ chu đồng rễ dọc rễ ngang.
(Chu đồng chứ không phải ngô đồng là bắt chước Trung-hoa).

Về sự tích cây chu đồng, ông Quách-Điều trong một bài báo Nam Phong có ghi một truyền thuyết khác là : “Quao lang khởi tổ từ cuối thời nước ta c̣n mang quốc hiệu Văn lang gồm sáu họ Đinh, Quách, Bạch, Hà, Xa, Cao, đều là những con thứ được nhà vua chia đất phong cho tại những nơi có rừng, thung lũng lớn để mở mang ruộng vườn, chiêu dân lập ấp, rồi hoặc tới kỳ th́ về kinh đô Phong Châu chầu Vua, hoặc đem của hiếm vật lạ dâng Vua. Đời Thục An-Dương-Vương đem quân đi chặt cây chu đồng ở đất Mường-ai, Mường-ống (làng Ái-thượng, Ái-hạ, Thiết-ung, thuộc Thanh-hóa) lấy về dựng làm cung đài và Chùa Đồng. Hiện sở tại c̣n dấu vết gốc cây ở trên đỉnh núi, và Chùa Đồng ở núi Tam-đảo là dựng từ lúc ấy”.

C̣n về con Muông Ty Vy Tượng Vương, vẫn trong bài báo trên, ông Quách Điều cũng ghi một truyền thuyết khác : “Chiếu Vua ra hội họp các quan lang cùng đi săn đuổi bắn được con muông tượng vương lớn bèn ban thưởng chia cho ăn thịt cùng da lốt. Tương truyền h́nh dạng con muông tượng vương như con hổ; hiện ở làng Quy-Hậu c̣n một vết chân nó vồ lơm vào vườn núi đá ăn sâu hơn 50 phân bề rộng ước sáu bảy thước, và ở làng Mỹ-ḥa có một vực rất sâu và rộng ước độ bốn năm mẫu : khi bị bắn, nó ngă vật xuống thành vực như vậy; xung quanh đó có một băi cỏ rộng mênh mông đều đều cứ cách độ mười thước lại có một nấm đất nhỏ nổi lên nguyên do v́ khi chia nhau thịt được đánh từng phần, khi lấy thịt rồi, mỡ c̣n lại ngấm xuống đất, mối đùn lên thành nấm đến nay vẫn c̣n*

Sau đây đến truyện “Đạo Kha và Cây Trường Sinh”, như truyện “Thằng Cuội” trong thần thoại Việt Nam. Quả thật là t́nh trạng thần thoại thoạt cùng một gốc mà sau chia làm đôi nơi.

(*) Xin đọc : Quách Điểu, “Hoa-B́nh Quan Lang-Sử Lược”, Nam Phong tạp chí, số 100 (Nov.19,25)-tr-355-56.

ĐẠO KHA VÀ CÂY TRƯỜNG SINH

Đạo Kha có tài săn bắn, một hôm nhắm bắn một đàn nai, hai con bị trọng thương nằm răy rụa, một con cố lết tới một gốc cây mọc gần bờ suối. Nghĩ rằng con thú rừng bị tên t́m nước uống trước khi chết, Đạo Kha đứng yên nh́n theo th́ thấy con nai vươn mơm ngoạm lấy một ít lá cây nhai nuốt, chỉ chốc lát lồm cồm đứng lên được, vết thương bên hông cầm hẳn máu chảy, cái chân què lành lặn như thường. Nó ngoạm thêm một nắm lá cây, nhai nhai đem đến nhả vào mồm con nai nằm chết trên vũng máu. Chỉ một lát sau, con thú đă chết cứng bắt đầu thở ph́ phào, lắc lư đầu, cử động bốn chân, từ từ đứng lên, ngoe nguẩy cái đuôi ngắn rồi tất cả theo vào rừng.

Đạo Kha sững sờ kinh ngạc chạy đến gốc cây cải tử hoàn sinh, tuốt lấy một nắm lá, bẻ luôn cả cành con, lấy dao rạch vào thân cây ghi dấu, rồi vội vă trở về bản.

Trong bản bấy giờ đang có mấy người đau ốm đă từ nửa năm nay mà thuốc thang không khỏi. Đạo kha ṿ lá pha nước cho họ uống chẳng mấy chốc các con bệnh đều lành mạnh như xưa. Không những vậy, Đạo Kha c̣n chữa lành cho cả những người mù, què, câm, điếc và những người vừa chết nữa.

Danh tiếng cải tử hoàn sinh, cải lăo hoàn đồng của Đạo Kha lan khắp bốn phương.

Trên thượng giới, Trời cùng các vị thần bấy lâu đă biết rơ việc này. Các vị thần e rồi cả loài người sẽ sống măi măi chẳng kém ǵ thần tiên nên nhất quyết xin Trời trừng trị gấp, kẻo loài người sẽ coi thượng giới không ra ǵ nữa.

Trời bèn sai một vị thần xuống đất Mường, bắt cả những người đă uống lá cây trường sinh bất tử đưa đến một thế giới khác với cơi đời có sống có chết ở trần gian. (Không thể bắt những người bất tử ấy chết được, mà để họ ở trần gian th́ c̣n ǵ là luật tạo hóa nữa.)

C̣n Đạo Kha với cây trường sinh đă trót mọc ở đất Mường, th́ một đêm trăng sáng dân Mường kinh hoàng thấy vị thần sống của họ ôm gốc một thân cây kỳ lạ bay tuột lên ở cung trăng.

Từ đó dân Mường trở lại với bệnh tật, già, chết, chỉ c̣n biết ngắm bóng Đạo Kha ôm cây trường sinh đời đời trên cung trăng.

PHỤ CHÚ

Truyện trên được ông Hoàng-Trọng-Miên (VNVHTT quyển 2, Cổ tích) đặt tên là “Thằng Cuội Mường và Cây Trường Sinh”. Xét ra đại cương tuy giống nhau mà tinh thần cùng chi tiết có khác. Truyện “Thằng Cuội” của Việt nam đơn giản, thiên về hài hước; truyện “Đạo Kha” của Mường, trang nghiêm hơn, nhiều t́nh tiết hơn để giải thích sự cách biệt cần thiết giữa thế giới của thần tiên bất tử và thế giới của loài người với sinh, lăo, bệnh, tử.


THẦN THOẠI THÁI

HỒNG THUỶ

Thuở đó các loài muôn thú bị người giết hại nhiều bèn kiện với Trời. Trời thoạt làm hạn hán, cỏ cây nơi nơi khô xác, muôn thú nơi nơi chết khát, kế tới sấm sét nổi dậy. Trong ṿng một ngày, có trên một trăm ngàn trận mưa đổ xuống, tất cả khe, suối, ao, hồ đều tràn ngập, rồi nước dâng cao tới trời.

Sau đại hoạ ấy, Trời đưa xuống hai thủ lănh là Tao Suông và Tao Ngân để tạo lập lại trên mặt đất. Hai người dân nhà trời này đem theo tám quả bàu và tám cái gậy bằng đồng gọi là Sao Cam Pha (gậy chống trời). Trong ruột những quả bầu ấy có đủ mọi thứ cần dùng cho đời sống, có 330 giống lúa để gieo, 330 giống người. Trong các quả bầu cũng có đủ những sách dạy các phép phù thuỷ, bói toán, tiên tri.

Thoạt xuống đến Mường Um và Mường Ai là nơi chính giữa trời và đất, họ chỉ thấy một vùng nước mênh mông bao phủ cả mặt đất. Đợi ba tháng nước mới bắt đầu rút, sáu tháng mặt đất mới thật khô ráo. Tao Ngân đóng ở Mường Um và Mường Ai; Tao Suông th́ xuống phía dưới thấp hơn, tới đâu cắm gậy và dùng trái bầu để tạo lập thế giới tại đó.

Tương truyền một hôm, Tao Ngân dùng mác bổ một miếng trái bầu. Người Thái ở trong đó chui ra. Nhác bổ thứ hai bằng ŕu th́ thấy người Lào và người Lư chui ra, cao lớn hơn người Thái. Sợ quả bầu bị nát, Tao Ngân mới nung lửa chiếc dùi và cẩn thận dùi. Người Khả chui ra thấm phải than nên da đen hơn người Thái và Lào.

TRỜI THỬ MUÔN LOÀI

Ngày xưa không riêng ǵ con người mà cả loài chim muông cùng cây cỏ đều biết nói. Một hôm Trời muốn thử ḷng mỗi loài bèn vờ chết. Tất cả loài vật mới lên trời vào dịp ấy, loài nào cũng nói rằng : “Ông Trời chết rồi, chúng ta tha hồ sống theo ư ḿnh; ông Tổ chết rồi, chúng ta tha hồ ăn ở theo ư ḿnh.”

Con rùa lên chậm v́ nó vốn đi lâu, lại gặp một cây lớn ngă giữa đường, rùa mới nhờ người giúp nó vượt qua cây đổ, và để đáp ơn lại, nó hứa sẽ dạy cách than khóc về ông Trời chết. Khi tới trời, con rùa mới rền rỉ : “Ông Trời chết rồi, tôi không có chốn ở. Ông Tổ chết rồi, tôi không có ǵ để ăn!”.

Người cũng bắt chước y như lời than khóc đó của rùa. Trời nghe lấy làm bằng ḷng lắm, ngồi nhỏm dậy phán rằng :
- Loài vật các ngươi thấy ta chết đều tỏ vẻ vui mừng, bày tỏ ḷng dạ xấu xa, từ đây ta không cho các ngươi nói được nữa mà chỉ để cho con người nói được mà thôi. Ta lại cho phép người được ăn thịt các ngươi.

Không một loài vật nào dám căi lại ư định của Trời trừ cọp, rắn hổ mang và thuồng luồng. Con cọp nhảy vọt cao để tỏ sức mạnh; rắn th́ phồng mang thở ph́ ph́. Con người biết ḿnh sức yếu hơn mới dùng mẹo, dựng lên một túp lều tranh rồi hỏi ba con vật :
- Cái ngươi có sợ cái ta vừa dựng lên không?
Cả ba cùng đáp :
- Sợ ǵ mà sợ. Cái đó chúng ta có thể dùng để ở, nằm ngủ thích thú nữa.
Người bèn nói :
- Vậy th́ cả ba vào trong đó đi cho thích.

Cả ba con vật liền vào trong lều ở. Bên ngoài con người mới dùng ḥn đá Trời cho, đốt lửa châm vào nhà tranh. Con cọp nóng quá nhảy phóng qua đám lửa cháy, v́ thế mà từ ngày đó bộ lông bị vạch đen dài rằn rện. Hai con rắn và thuồng luồng tuy đă ḅ hết sức mau mà thân h́nh cũng bị vết than in hằn lên.

Từ đấy mối thù hiềm giữa người và ba con vật càng nặng. Người tránh gặp ba con vật kia, và mỗi khi gặp thường nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng không v́ thế mà người ta không ăn thịt ba giống đó.

PHỤ CHÚ :
Loại truyện giải thích nguyên do v́ sao có sự việc này, v́ sao có sự việc nọ, ngày nay Tây phương mệnh danh vào loại “why stories”. Câu truyện trên của thần thoại Thái thật là loại “why stories” dí dỏm và hấp dẫn có hạng trong kho tàng thần thoại thế giới.

CÂY SONG CHUỐC KHAO CÁT

Ngày xưa, trời đất vẫn liên lạc với nhau được bằng một cây song lớn gọi là Chuốc Khao Cát.

Trên mặt đất có một người đàn bà góa, có một đứa con trai thường hay đi lại nhiều lần lên nước trời. Một hôm, người mẹ muốn đập lúa mà gọi con trai măi không được v́ nó c̣n mải chơi trên trời. Bà mẹ tức giận, khi đứa con đă xuống rồi, bèn lấy mác chặt đứt cây song làm cho đường đi giữa trời và đất từ đấy bị gián đoạn hẳn.

THẦN THOẠI MÁN

TẠO LẬP VŨ TRỤ

Thuở hỗn mang chưa có ǵ được tạo lập chỉ mới có hai đấng cùng thành h́nh một lượt là Nhiêu Vương (tức Ngọc Hoàng) và Bàn Cổ. Nhiêu Vương có ba trăm sáu con mắt; Bàn Cổ có ba trăm sáu thân h́nh.

Con mắt bên trái của Nhiêu Vương sinh ra mặt trời (dương), con mắt bên phải sinh ra mặt trăng (âm), đầu làm thành trời, chân làm thành đất. C̣n loài người th́ do tâm của Bàn Cổ mà sinh ra, trong đó có Bàn Vũ. Bàn Vũ đă giúp vua Trung Hoa dẹp giặc phương Nam bằng cách hóa thành một con chó đi vào thành giặc, thừa lúc vua giặc đang say rượu, nằm ngủ, nhảy lại cắn chết, rồi chặt đầu mang về. Bàn Vũ được vua Trung Hoa trọng thưởng, cắt đất và gả công chúa thứ ba cho như đă hứa. Bàn Vũ và công chúa sinh ra được sáu trai và sáu gái thành tổ tiên người Mán. Hai vợ chồng Bàn Vũ về ở núi Cối Kê cai quản giang sơn, núi rừng của nhà vua đă cắt cho. Đến ngày nay, người Mán vẫn nhớ ḿnh là con cháu của Cẩu Long (chó rồng), kiêng ăn thịt vật tổ, quần áo phụ nữ thêu dệt các h́nh ảnh nhắc nhở đến vật tổ, và trong vài bộ lạc Mán, đàn ông c̣n giữ tục lệ mang tóc kết như đuôi chó để nhớ đến nguồn gốc của bộ tộc.

HỒNG THỦY

Thuở trời đất mới dựng nên, có một vị thần tên Chang Lô Cô xây một ngôi nhà lợp bằng lá chuối. Thần Lung Cung (Thần Sét) bèn làm đổ ngôi nhà ấy và hóa thành con gà trống để tỏ vẻ đắc thắng. Thần Chang Lô Cô thừa cơ tóm được, nhốt gà trống vào một cái lồng h́nh vuông, không cho uống nước. Thần Sét khát quá, đưa ra một cái răng, xin đổi được một ít nước uống. Uống xong th́ trở lại nguyên h́nh Thần Sét, phá tan lồng bay vụt lên trời.

Thần Chang Lô Cô giận lắm, đem chiếc răng của Thần Sét gieo xuống đất th́ mọc lên một nhánh bầu với một quả bầu khổng lồ; rồi ngồi trên nóc căn nhà đă bị làm đổ ở giữa ao, dùng phép ngăn sông, dâng nước lên tận trời để theo đuổi kẻ thù, làm chết đắm cả loài người. Chỉ có hai anh em Phu Hay được chim thần đến báo cho biết trước tai nạn và khuyên hai anh em t́m đến quả bầu khổng lồ ấy để tránh nạn. Khi nước dâng lên đến cửa nhà trời, Chang Lô Cô đập mạnh cửa gọi Thần Sét. Thần Sét bèn tháo nước cho trôi tuốt ra biển, thần Chang Lô Cô bị rơi theo, đầu va vào ngọn núi Côn Lôn mà chết.

Trái bầu chở hai anh em Phu Hay thoát nạn cũng mắc trên đỉnh núi đó. Hai người độc nhất c̣n sót lại trên mặt đất dắt nhau đi t́m người cùng ṇi giống để kết hôn.

Đầu tiên họ gặp một con rùa đen. Rùa bảo trên mặt đất chỉ c̣n hai anh em mà thôi, rồi khuyên họ nên lấy nhau. Cho là rùa nguyền rủa ḿnh, Phu Hay đập rùa vỡ tan ra từng mảnh. Nhưng các mảnh vỡ của rùa nối liền ngay lại với nhau và ngày nay c̣n mang dấu ở trên mai.

Sau đó, hai anh em lại ra đi, gặp một cây tre, tre cũng khuyên họ như rùa. Phu Hay tức giận chặt tre ra làm nhiều khúc, nhưng các khúc tre lại nối liền với nhau, và từ đó có dấu vết từng khúc trên thân cây.

Cuối cùng Phu Hay cùng em gái phải lấy nhau, rồi đẻ ra một quả bầu. Phu Hay cắt quả lấy hạt giao cho vợ đem gieo. Mỗi hạt mọc lên, hóa thành một người.

Sau trận Hồng thủy, xuất hiện mười hai tinh cầu để làm khô ráo mặt đất. Nhưng sau khi mặt đất khô ráo rồi, mười hai tinh cầu vẫn chiếu nóng măi khiến cho cỏ cây không mọc được, con người mới lấy cung bắn rụng dần, chỉ c̣n để lại một mặt trời và một mặt trăng.

THẦN THOẠI KHẢ

HỒNG THỦY

Ngày xưa, có hai anh em đào đất bắt được con chuột lớn. Nó van lạy xin tha chết và báo cho hai anh em biết là trong sáu ngày nữa sẽ có một trận lụt lớn vô cùng. Hỏi phải làm thế nào để thoát nạn nước lớn, nó khuyên hai anh em nên chặt một thân cây, đẽo rỗng đi, để dành thức ăn vào đó, rồi buộc vào cây vả rừng, rồi hai anh em hăy vào náu trong đó, và nhớ lấy sáp ong bịt lại cho kỹ.

Quả nhiên, sáu hôm sau xảy nạn lụt lớn, nước mênh mông tràn ngập cả xứ. Hai anh em chui trong thân cây thoát chết.

CHIM TO GO KHUYÊN HAI ANH EM LẤY NHAU

Khi nước rút hết, người xung quanh chết hết, chỉ c̣n hai anh em sống sót. Người con trai mới bảo với em gái :
- Từ rày chỉ c̣n chúng ta sống sót ở trên đất này. Anh đi về phía này, em đi về phía kia. Anh sẽ lấy người đàn bà đầu tiên làm vợ, em sẽ lấy người đàn ông đầu tiên làm chồng.

Hai anh em chia tay đi khá lâu, rồi lại gặp nhau.

Người anh nói :
- Có lẽ chúng ta đi chưa xa nên không gặp được xứ mới. Chúng ta hăy ra đi nữa, đi cho đến khi tới xứ có người ở.

Nhiều ngày sau đó, hai anh em lại gặp nhau nữa. Họ buồn bă chưa biết tính sao th́ có con chim to go bay ngang bảo hai anh em đừng đi t́m kiếm vô ích, v́ trong cả loài người chỉ c̣n có hai anh em sống sót mà thôi. Chim khuyên hai anh em nên lấy nhau, nếu không th́ khi một trong hai anh em chết đi, nhân loại sẽ bị tiêu diệt.

Hai anh em đành nghe theo lời chim, ít lâu sau người đàn bà có thai, và sau ba năm, sinh hạ ra hai quả bầu lớn. Hai vợ chồng chẳng hiểu ra sao, bỏ mặc quả bầu bên các cối giă gạo. Một hôm người vợ lỡ tay buông rơi cái chày làm vỡ một quả bầu. Tự nhiên trong đó chui ra những giống người Thái, Lư, Lào, Nhuôn.

C̣n trái bầu thứ hai, người đàn bà sợ làm vỡ bị thương những người bên trong, mới cẩn thận dùng dùi nung lửa từ từ chọc thủng. Người Khả ở trong liền chui ra với làn da nám đen than cháy ở vỏ bầu, v́ thế mà người Khả đen hơn tất cả các dân trong xứ.

Hai trái bầu nay đă hóa thành hai tảng đá c̣n vết tích bị chày rơi nứt vỡ và vết dùi chọc qua. Bên cạnh vẫn c̣n cây vả mà thủy tổ loài người nhờ cột thân cây rỗng vào đó mà thoát chết sau nạn hồng thủy.

Ngày nay tại Bản Tô Bung cách Điện Biên Phủ 25 cây số c̣n một ngôi chùa của người Lư cất lên thờ nhiều tượng Phật ; trong số có một tượng to lớn đúc bằng sắt, đồng và đất gọi là tượng ông Mồng, tên con chim đă khuyên hai anh em tổ tiên loài người lấy nhau sau trận hồng thủy. Chùa ấy ngày nay c̣n gọi là chùa ông Mồng.
 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18