Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

11. Những Xác Ướp Biết Đi
 
 
 Thanh đang ngồi trong quán nhậu ở Chicago. Anh nhâm nhi ly cà phê Du Monde đậm đặc, ph́ phà điếu thuốc lá. Anh nghĩ đến cuộc đời vô thường như khói thuốc la đà bay vào khoảng không. Những h́nh ảnh của quá khứ, những ray rứt đục khoét tâm tư của kẻ xa nhà, mất quê hương. Anh chợt thấy Long, một cán sự xă hội tại địa phương, đưa một người vào quán.
 
Nh́n cách ăn mặc, Thanh đoán chắc là một người mới từ trại tỵ nạn tới. Bây giờ đă giữa mùa xuân, trời lành lạnh dễ chịu mà anh ta khoát một chiếc áo lạnh dày cộm. Lỗi thời. Gặp được Thanh, Long mừng rỡ nói:
- Chà giờ nầy mà ông c̣n ngồi đây, không đi làm sao?
 Thanh trả lời:
- Lấy một ngày nghỉ đi lo vài việc cho gia đ́nh. Xong việc không biết làm ǵ, vô đây giết th́ giờ chờ đón cháu đi học về. C̣n ông th́ sao?
- Khoan để tôi giới thiệu với anh, anh Học, một Biệt Kích thứ dữ mới thoát được gông cùm Cộng Sản đến đây ngày hôm qua.
Quay qua Học, Long giới thiệu Thanh cho Học.
- Đây là anh Thanh, xếp của tôi, cũng một loại Biệt Kích Dù như anh. Đồng nghiệp mà gặp nhau chắc sẽ có nhiều chuyện thú vị lắm. Tôi phải rửa tai để nghe hai vị nói chuyện.
Thanh bắt tay Học chúc mừng:
- Mừng anh đă đến bến bờ tự do.
 Học chào lại với giọng Bắc rặt:
- Hân hạnh được biết anh.
Thanh nh́n Long nói:
- Anh nói vậy người ta nghe người ta cười cho thối mũi bây giờ. Dữ ǵ mà lại chạy bán mạng tới cái Thành Phố Gió. Một năm có đến bảy tháng tuyết giá, gió tróc da đầu!
Thanh kéo ghế, mời hai người ngồi.
- Các anh dùng ǵ nào?
Long trả lời:
- Cũng cà phê như anh.
 Quay qua Học Long hỏi:
- C̣n  anh Học dùng ǵ?
Học trả lời.
- Tôi cũng vậy xin cà phê thôi.
Trong lúc chờ nước uống Thanh hỏi Học.
- Trước đây anh ở đơn vị nào?
- Dạ, thưa tôi đầu quân vào Nha Kỹ Thuật vào năm 1967. Và sau đó không c̣n thuộc đơn vị nào cả.
- Tại sao vậy?
- Tôi là Biệt Kích nhảy Bắc, bị chúng nó tóm từ những năm 68, 69  th́ đâu c̣n thuộc đơn vị nào nữa. Như anh đă biết, sau khi toán mất liên lạc với trung ương th́ coi như đă mất tích. Gia đ́nh đă lănh tiền tử rồi, coi như hết chuyện. C̣n anh thuộc đơn vị nào?
- Tôi thuộc Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
Long chen vào:
- Th́ cũng chẳng khác nhau ǵ mấy. Một đàng nhảy Nam một đàng nhảy Bắc.
 Thanh trả lời:
- Khác nhau nhiều lắm chứ.
Rồi quay qua Long, Thanh hỏi:
- Anh Long có bận ǵ nữa không?
Long trả lời:
- Xong hết rồi. Bây giờ chỉ mong anh Học kể cho chúng tôi nghe về anh được không?
- Chuyện buồn quá, nghe làm chi cho thổn thức cơi ḷng!
- Cuộc đời của các anh nếu viết lại quay thành phim th́ hấp dẫn lắm. Xin anh vui ḷng kể cho chúng tôi...
 
Sinh quán ở Miền Bắc Việt Nam, năm 1954, Học theo cha mẹ di cư vào Nam khi vừa tṛn 8 tuổi. Tuy ham chơi nhưng cũng đă hiểu thế nào là mất quê hương. Lớn lên trong môi trường tự do. Tư tưởng trở về giải phóng quê hương luôn luôn nung nấu  trong cậu bé Bắc kỳ nhỏ thó và thiếu thước. Để thực hiện lư tưởng đó năm 1966 Học nhập ngũ và được bổ nhiệm về phục vụ tại pḥng tiếp liệu của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh.  Ít tháng sau Học nhận lệnh thuyên chuyển về văn pḥng Tham Mưu Trưởng của Trung tá  Hoàng Mạnh Đan. Nhờ làm việc ở đây, hàng ngày lo chuẩn bị tài liệu thuyết tŕnh cho Bộ tham mưu Việt Mỹ mà Học biết được nhiều về chính sách tham chiến của Mỹ ở Việt Nam.
 
 Sau khi Tổng Thống Johnson quyết định leo thang chiến tranh và đă cho ào ạt đổ quân vào Việt Nam. Th́ Ngũ Giác Đài cũng đẩy mạnh chiến dịch gửi gián điệp ra Bắc. Thật ra chương tŕnh nầy đă có từ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa nhưng tạm ngưng mọi hoạt động sau cuộc Cách Mạng 1-11-1963. Những chiến hữu đang nằm trong ḷng địch vào thời kỳ trước thật là thảm thương. Họ là nạn nhân của đường lối đem con bỏ chợ. V́ người đề xướng và nuôi dưỡng chương tŕnh nầy là ông Ngô Đ́nh Nhu mà bây giờ đă ra người thiên cổ cho nên chẳng ai lo lắng tiếp tế và nuôi dưỡng họ. Dù cơ quan MACV đă nhờ điệp báo Đài Loan tiếp tục nuôi dưỡng và hỗ trợ nhưng yếu tố liên lạc hời hợt làm cho toán thấm nhập nằm vùng nghĩ rằng họ đă bị bội phản hay đă bị bỏ rơi mà nản ḷng. Một số lớn tự kiếm cách mưu sinh, bị lộ rồi bị bắt. Một số khác vào rừng để sống theo nếp sống của những người tiền sử.
 Với kế hoạch mới, thời gian thấm nhập rất ngắn đặc trách việc móc nối lại các thành viên đang sống trong đất địch cũng như xác định mục tiêu quan trọng cho chiến dịch oanh kích trên đất Bắc. Tin nầy làm cho Học thấy phấn khởi vô cùng. Muốn đạt được nguyện vọng, Học t́m cách làm quen với nhân viên của Nha, Sở và Pḥng khác của Quân Đội. Học nghe nhiều về các đơn vị ngoại lệ như Lực Lượng Đặc Biệt, Nha Kỹ Thuật, Sở Liên Lạc. Học mơ được về phục vụ tại một trong những đơn vị đó. Cuối cùng dịp may đă tới, một vị cố vấn Hoa Kỳ ngỏ ư muốn mộ một ít quân nhân trong sư đoàn để huấn luyện cho những công tác ngoại biên.
 
 Hy vọng có dịp tung hoành cho phỉ chí nam nhi đă trong tầm tay. Học tŕnh bày ư nguyện đó với Trung tá tham mưu trưởng và Học được toại nguyện một cách dễ dàng. Cuối cùng Học được đổi về Nha Kỹ Thuật. V́ Học là một quân nhân tại ngũ, khỏi phải tham dự phần huấn luyện căn bản mà chỉ phải đi học  nhẩy dù,  và các khóa chuyên môn.
 Sau khi măn khóa huấn luyện nhảy dù, Học bắt đầu đi mộ toán viên để chuẩn bị cho hành tŕnh thực hiện giấc mộng của người trai thời loạn: "về giải phóng quê mẹ". Chẳng những Học mộ được một toán mà c̣n lên đến hai toán. Học và toán viên gia nhập Gươm Thiêng Ái Quốc, chiến dịch thấm nhập ra Bắc với những nỗ lực có tính cách quân sự ngay trong ḷng địch, trên đất Bắc.
 
 Để có thể đơn phương hoạt động gây xáo trộn chính trị và xă hội trong vùng trách nhiệm, toán phải qua một chương tŕnh huấn luyện rất là gắt gao, về chuyên môn. Kỹ thuật tự mưu sinh, tiềm sinh, đào thoát. Kỹ thuật lấy tin, chuyển tin. Quan trọng nhất vẫn là cách vượt thoát và sinh tồn trong mọi t́nh huống.
Ngoại trừ khi tập tác xạ các loại súng của khối Sô Viết hay Trung Cộng, toán của Học mới đến xạ trường của quân đội. Những môn học khác th́ được huấn luyện tại một trung tâm bí mật. Ở đó nội bất xuất ngoại bất nhập. Huấn luyện viên đa số là người Hoa Kỳ. Dù tất cả toán viên là người Bắc di cư nhưng vẫn học tập cách sống sao cho hợp với địa bàn hoạt động mà toán sẽ thấm nhập, do chính người bắc của vùng đó dạy. Từ cách ăn mặc cho đến giấy tờ tùy thân toán được cung cấp đầy đủ, có thể nói không có ǵ là sơ hở.
 
 Trước khi xuất quân, toán c̣n bị cấm cung cả tháng vừa bảo toàn bí mật vừa để huấn luyện bổ túc. Trong thời gian cấm trại, toán được đăi ngộ chu đáo trong việc ẩm thực. Thủ tục cuối cùng là kư giấy ủy quyền cho người nhà lănh tiền tử tuất nếu người "Kinh Kha của thời đại" bị mất liên lạc. Thời gian cho một chuyến đi không cố định tùy theo nhiệm vụ. Thông thường chỉ khoảng một vài tuần.
 
Học phải dài ḍng để giải thích cho Long hiểu rơ thêm   Sau thời gian dài huấn luyện, toán lên máy bay ra Đà Nẵng. Người ta đưa toán vào khu biệt lập chờ ngày xuất quân. Ở đó mọi người đều nôn nao mong  đến ngày lên đường thi hành sứ mạng mà tổ quốc đă giao phó. Tráng sĩ Kinh Kha khi lên đường c̣n có bữa tiệc tiễn đưa trong khi anh em toán, âm thầm tâm sự với nhau cho đến giờ G, ngày N, không người chào biệt.
 Trong ṿng chưa đầy sáu tháng, toán của Học đă đi về 4 lần gây nhiều tổn thất cho hậu phương của quân Bắc Việt. Vào một ngày gần Tết Đinh Mùi, Học và anh em được lệnh lên đường nữa. Cũng như 4 lần trước, lên tới máy bay anh em mới biết mục tiêu là ở đâu. Đêm hôm đó trời tối đen như mực, chiếc C130 không số cất cánh và trực chỉ Lào.
 
Thông thường khi máy bay cho những phi vụ nhảy dù, cửa máy bay được mở toang. Từ  trên trời cao nh́n xuống thành Phố Đà Nẵng qua khung cửa hậu của C130, đèn đuốc sáng choang làm thoáng lên một ư nghĩ trái ngược trong tâm tư của Học. Học và anh em đang từ chỗ sáng đi vào chỗ tối. Nói một cách khác là đang đi vào thế giới của tử thần.
 
Khi vào tới không phận Lào máy bay đổi hướng chính Bắc cho tới một địa điểm phía Đông của biên giới Lào, Bắc của Quảng B́nh và Tây của Nghệ An th́ chuông đỏ báo động. Tất cả toán đứng dậy móc gây xoa  vào giây cáp chạy dọc theo lườn máy bay ngay trên hàng ghế ngồi và tiến về  đuôi máy bay chờ nhảy. Cũng như bao nhiêu lần nhảy toán cho một  phi vụ bí mật ngay trên đất địch, toán cần phải được thả ngay lần đầu, khi bay qua băi thả. Dù rằng rất chính xác nhưng đôi khi v́ lư do thời tiết, gió chuyển hướng, toán có thể xuống sai băi đáp.
 
Người trưởng toán vừa đến cửa đuôi máy bay th́ đèn xanh cũng vừa bật. Nhân viên thả dù phất tay th́ người sau nối tiếp người trước tung ḿnh ra khỏi máy bay. Máy bay đang ở cao độ khoảng 150 mét do đó dù vừa bung th́ chân toán viên cũng sắp sửa chạm đất hay ngọn cây.
 
 Câu "đi đêm măi cũng có ngày gặp ma" thật là đúng cho kỳ thấm nhập nầy của anh em Học. Toán của Học đáp ngay vào một nơi có cư dân cho nên họ đă báo động lên tỉnh và Hà Nội. Trong đợt thấm nhập nầy có tất cả bảy toán. Một toán bị lộ cho nên các toán khác cũng chịu cùng chung số phận. Hà Nội tức khắc điều động một Tiểu Đoàn Cơ Động Tỉnh, hai Tiểu Đoàn Trường Sơn chưa kể Quân Khuyển bao vây truy sát trong một phạm vi hai mươi cây số vuông. Học và bốn đồng đội bị bắt sau một đêm một ngày chiến đấu và lẩn tránh. Tất cả đều bị c̣ng và giải giao về Nghệ An.
 
Sau một năm tra khảo và thẩm vấn, toán của Học đă bị kết án như sau:  Linh, trưởng toán, bị kết án tử h́nh, Học bị chung thân, hai người khác lănh hai mươi năm và người cuối cùng lănh án nhẹ nhất là mười tám năm cấm cố. Lư do để kết tội anh em Học, thứ nhất là vơ trang chống lại chế độ, hai là tội “dă man, ăn thịt và gan người” qua bằng chứng là thịt ḅ khô và lạp xưởng mà Biệt Kích mang theo. Sau khi kết án tất cả tù binh được chuyển bằng xe bít bùng đến nhà tù Hỏa Ḷ.
 
Hỏa Ḷ có tất cả 4 trại mang tên từ A đến D. Người tù không được liên lạc với nhau. Người ta nhốt Học vào xà lim đầu tiên của dăy A, ngay cửa ra vào sát bên nhà bếp. Để trở thành một Biệt Kích chuyên nghiệp, toán viên thấm nhập đă được huấn luyện đặc biệt nhiều về khả năng t́nh báo và gián điệp. Dù ở trong môi trường tù tội, Học vẫn đem áp dụng điều sở học đó cho cuộc sống hàng ngày. Nhờ vậy Học có thể biết được sinh hoạt hàng ngày của trại cũng như tù thuộc loại nào và có bao nhiêu người. Qua sự quan sát việc phân phối khẩu phần ăn hàng ngày, Học có nhận  xét như sau:
 
 Có hại loại khẩu phần. Một loại hàng ngày có một củ khoai lang hoặc khoai ḿ, mỗi tuần hai lần có canh rau muống với nước lơng bơng, lâu lâu một lần mới có bánh ḿ làm bằng bột bắp.
 
Một khẩu phần khác th́ có nửa ổ bánh ḿ cho buổi ăn sáng. Bữa ăn chính có một tô canh bí với chút thịt mỡ nổi lều phều và một ổ bánh ḿ cộng thêm 3 điếu thuốc. Thấy có hai loại khẩu phần như vậy nhưng Học chẳng bao giờ nhận được khẩu phần có bánh ḿ và thuốc lá. Anh đoán là đám tù binh Mỹ cũng bị giam  tại Hỏa Ḷ .
 
Mỗi bữa ăn chỉ có một củ khoai lang hoặc khoai ḿ th́ làm sao đủ cho sức trai tráng như Học. Ngày nào cũng bị cơn đói hành hạ. Nhất là phải thấy người ta bưng những phần ăn ngon lành đi qua cửa pḥng của Học. Thật ra những khẩu phần kia, trước đây ở trong Nam cũng chẳng đáng cho ai chú tâm đến vậy mà bây giờ Học nh́n thấy mà thèm nhỏ dăi. Thèm c̣n hơn thèm một con gà béo ngậy. Từ cái đói và cái thèm thúc dục mà Học ngày nào cũng ngồi đếm những khay qua lại trước mắt để mà ước ao, để mà được ăn tiệc bằng mắt! Đếm măi như vậy Học có được một kết luận là có 60 khẩu phần đặc biệt và 20 khẩu phần khoai lang. Như vậy trại nầy có 80 tù binh. Vậy họ là những ai?
 
Sinh hoạt vệ sinh hàng ngày mà Học nh́n thấy qua khe lỗ khóa th́ đoán được rằng trại tù nầy giam tù Binh Mỹ và Biệt Kích. Muốn có được những nhận xét về loại tù cũng phải một thời gian dài v́ đời sống vệ sinh ở đây thật là thảm khốc. Mỗi tuần, tù binh được tắm giặt hai lần. Mỗi lần chỉ được nửa thùng sắt tây nước thành ra đă tắm th́ khỏi giặt hoặc ngược lại. Ngoài ra c̣n phải để dành nước để rửa ráy những chỗ bị ghẻ lỡ do rệp và muỗi cắn hoặc những lúc bị “kỷ luật” v́ cườm chân bị làm độc do cùm gỗ gây nên.
 
Nói đến rệp và muỗi th́ nhiều vô kể. Muỗi ở đây dù không nhiều như muỗi Cà Mâu ở trong Nam nhưng cũng đủ cho tù nhân mất ngủ, và mất máu. Nhất là những lúc bệnh hoạn. Có lúc Học đă thử nằm đếm những con muỗi oanh kích trên da thịt ḿnh. Đếm đă hơn trăm con bị bẹp dí vào ḷng bàn tay của người tù khốn khổ mà chúng nó vẫn tiếp tục tấn công.
 
 Nhà tù nầy không có trường hợp thăm nuôi v́ tù binh toàn là những người ngoại nhập. Chỉ có một lần vào dịp Lễ Giáng Sinh, khi Học bị giam ở Hỏa Ḷ có nghe Jane Fonda đă đến giúp vui.
 
 V́ không muốn tù binh nói chuyện với nhau nên chúng chỉ cho phép từng người một đi tắm giặt. Ngoài ra phiên tắm giặt cũng xen kẽ giữa một Mỹ rồi một Việt. Người Mỹ sát pḥng Học thỉnh thoảng gơ vào tường. Lúc đầu Học chẳng để ư. Nhưng sau đó thấy nhịp độ của tiếng gơ như là đánh Morse. Cứ mỗi lần gơ chỉ có một chữ rồi ngưng, đôi khi vài ba phút, đôi khi mười phút gơ một lần. Học bắt đầu để ư rồi ghi nhớ các chữ nhận được ghép lại với nhau. Những chữ đầu tiên mà Học bắt được rồi ghép lại là: "oareyou". Học không hiểu anh ta muốn nói ǵ. Sau mấy giờ suy nghĩ. Học đoán là "Who Are You?" v́ không kịp ghi nhớ mấy chữ đầu. Học thử gơ Morse với câu: "Hear me?" Bên kia trả lời: "Y"
 
 Học hỏi bằng tiếng Anh:
- Anh là không quân Hoa Kỳ?
- Đúng, c̣n anh?
- Biệt Kích Việt.
- Tại sao vào đây?
- Nhảy dù xuống Nghệ An.
- Bị bắt bao lâu?
- Một năm, c̣n anh?
- Sáu tháng.
 
 Hai người gơ đàm vừa để ư coi chừng cai ngục xuất hiện bất ngờ cho đến khuya mới đi ngủ. Trong tù, tù nhân mà liên lạc với nhau là trong tội, có thể bị phạt cùm. Nói đến phạt cùm cả tù binh Việt, Mỹ đều kinh khiếp. Nếu lỡ bị phạt cùm, chân sẽ bị lở lói cả tháng cũng chưa lành, đau đớn vô cùng tận, nhất là những tháng trời đông buốt giá.
 
 Cũng như Học, anh tù binh Mỹ cạnh pḥng Học để ư thấy khẩu phần của tù binh Việt chỉ có khoai sắn và rau cỏ cho nên, Jim tên anh ta, đă tự giảm bớt phần ăn của ḿnh rồi lén lút đem vào cầu tiêu dấu dưới bệ đá hy vọng tù nhân Việt khi đi cầu thấy lấy về mà ăn.
 
 Học rất cảm động về nghĩa cử của tù binh Mỹ. Nhưng đă thẳng thắn từ chối ḷng tốt của Jim. Học biết rằng phần ăn của họ cũng đâu đủ cho tạng thể to lớn đẫy đà của họ. Dù rằng các tù binh không có dịp nào gặp nhau nhưng thỉnh thoảng họ cũng âm thầm chuyển tù binh đi trại khác. Jim bị chuyển trại sau mấy tháng ở dăy A. Mối liên lạc với Jim không c̣n nữa nhưng bánh ḿ nhét ở dưới kẹt đá trong cầu tiêu vẫn c̣n, cho tới một bữa bị cán bộ t́m thấy. Chỉ v́ có một mẩu bánh ḿ nho nhỏ trong cầu tiêu mà Học đă bị tra vấn và bị cùm mất một tháng. Học nghĩ rằng anh em Biệt Kích chắc chắn cũng cùng số phần  như  Học. Dĩ nhiên tù binh Mỹ khó mà thoát cảnh đ̣n hằn. Học đă từng nghe người tù hàng xóm của Jim, nhiều đêm la hét như đang bị tra tấn. Thật ra Học biết tù binh không bị tra tấn tại xà lim. Có lẽ đó chỉ là hậu quả của những lần bị tra tấn trên pḥng làm việc. 
 
 Thời qua đi, ngày rồi ngày, dài như hàng thế kỷ. Người tù binh đếm năm tháng qua ngày sinh nhật Hồ Chi Minh, cái ngày mà tù binh được hưởng thực phẩm phụ trội. Thật ra cũng chẳng có ǵ hơn, ngoài một miếng thịt trâu bằng hai ngón tay tréo với một ổ bánh ḿ bé cỏn con cứng như đá.
 
Qua những lần bị hành hạ dở sống dở chết, Học chỉ mong được một phát súng ân huệ, nhưng đó chỉ là giấc mơ cũng giống như kỳ vọng được quân đội Miền Nam ra giải phóng. Trong những năm bị tù đày, Học luôn luôn mơ thấy anh được quân đội Miền Nam tấn công ra Bắc và anh và bạn tù được giải thoát.
 
Sau khi hết hạn cùm Học bị chuyển qua trại Thanh Tŕ.. Chiếc xe Molotova cũ kỹ, ốc vít hầu như đă ră ra từng chiếc một, ́ à ́ ạch chở những người tù biệt xứ leo núi leo đèo cả ngày vẫn chưa tới nơi. Rốt cuộc rồi Học và những bạn tù cũng tới địa điểm mới. Sau những thủ tục hành chánh lẩm cẩm theo đường lối của Xă Hội Chủ Nghĩa, anh em được phân phối về khu nhà ở.  Đời sống ở đây dễ thở hơn, người tù được thấy trời xanh mây trắng, được đi lại trong không gian không khí trong lành, có gió hiu hiu thổi, được nghe khúc nhạc b́nh minh dù rằng khoảng trời bao la vẫn c̣n trong tường, rào, có lính canh hờm súng chĩa vào trong trại thay v́ quay ra ngoài.
 
Những ngày đầu ở trại tù mới, đối với Học quả thật là cảnh thiên đường, cơm ăn tuy chưa gọi là thoải mái nhưng cũng không đến nỗi bị cơn đói dặt vằn kinh niên như thời gian bị biệt giam. Học và tù nhân mới tới được anh em tù cũ ở đây tiếp đón như thân t́nh cật ruột. Những củ khoai, dĩa sắn thậm chí c̣n có cả thịt chim thịt chuột, một thứ xa xí phẩm mà người tù chỉ được ăn trong giấc mơ. Tù nhân ở trại mới nầy có nhiều Biệt Kích. Anh em gặp nhau tay băùt mặt  mừng, hàn huyên tâm sự. Khác với những lời nồ dọa của nhân viên quản trại, Học được biết ở đây tù nhân đoàn kết với nhau rất chặt chẽ. Chết th́ cùng chết cho nên quản giáo cũng chẳng làm ǵ được họ.
Tù nhân phải canh tác mới có cơm ăn. Có làm rẫy có đi rừng anh em cũng được chút ít tự do, dù rằng sự tự do có hạn định dưới mũi súng của lính gác. Sung sướng nhất là buổi sáng tinh sương được vác cuốc ra rẫy hay vào rừng lao động, thiên nhiên đă từ từ bồi bổ lại sức của anh bị hao ṃn bấy lâu nay. Đi lao động là lúc người tù được dịp tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nhờ thường hay gặp dân chúng  mà anh em ḍ biết được nhiều tin tức bổ ích. Như anh biết được đa số Biệt kích hiện đang bị giam ởû trại Thanh Phong, những đồng đội tiên phong của Học bị bắt từ hồi Đệ Nhất Cộng Ḥa trong đó có Đại úy Nguyễn Hữu Luyện , một người bất khuất chống đối lệnh lao động dành cho sĩ quan, vẫn c̣n lănh đạo anh em trong trại. Không ai bảo ai chúng tôi, các trại có Biệt Kích, đêm giao thừa nơi nơi đều làm lễ hát quốc ca Việt Nam Cọng Ḥa. Dù cho sau đó anh em chúng tôi có bị cùm bị giam. Tuy vậy trong ḷng chúng tôi chúng tôi biết rằng, đời chúng tôi coi như đă hết...
 
 Năm 1972 các tù binh Mỹ được trả về Mỹ, riêng anh em Biệt Kích chúng tôi không có ai nhận. Chính phủ Mỹ th́ cho rằng chúng tôi là người Việt Nam sẽ do chính phủ Việt Nam Cọng Ḥa nhận lănh. Chính phủ Miền Nam th́ cho rằng chúng tôi không có tên trong danh sách của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cho nên từ chối. Những người trai trẻ hăng say lao ḿnh vào trong cuộc chiến cho lư tưởng quốc gia dân tộc để rồi họ trở thành những người không quốc gia, không quân đội. Ngay cả bây giờ sau gần hai mươi năm chịu lao lư, ngày trở về Học cũng như những Biệt Kích khác đă trở thành một Lưu Nguyễn của thời đại, sống lang thang, đói rách v́ thân nhân không c̣n một ai. Kẻ th́ vượt biên người đă sang ngang. Và trong sổ bộ đời họ chỉ là những xác ướp biết đi v́ đă được khai tử, từ lâu.
 
 Long  ngồi lặng thinh. Cái lặng thinh của mặc cảm tội lỗi dù rằng anh chẳng phải là giới chức có thẩm quyền đă gây nên tội lỗi khó thể  tha thứ đó. Thanh th́ dư biết những đớn nhục mà anh em tù nhân Biệt kích phải trải qua. Những ngoắt ngoéo về chính trị khi các phe lâm chiến phải chối bỏ tù binh của ḿnh.
 
Thấy hai người bạn mới của ḿnh yên lặng trong bất nhẫn Học tiếp:
- Sự phủ nhận trách nhiệm đó chưa phải là sự kiện tận cùng của những ǵ không may của chúng tôi, v́ trong chương tŕnh HO chúng tôi cũng không hội đủ điều kiện để xin đi Mỹ dù rằng chúng tôi bị tù ít nhất cũng trên trên mười lăm năm. Chúng tôi không được xem là thành phần đi học tập cải tạo. Chính trị không ǵ khác hơn là tṛ chơi chữ và anh em Biệt Kích chúng tôi đă bị chữ nó chơi cho đến nỗi cuộc đời tàn tạ như hôm nay.
 
 Học bưng ly cà phê uống một hơi rồi tiếp:
- Nếu không có các anh bên nầy đă hợp lực, gióng lên tiếng chuông vang dội về hoàn cảnh của người Biệt Kích chúng tôi để tranh đấu cho chúng tôi trở thành một HO, có lẽ chúng tôi vẫn c̣n là những xác ướp trên vỉa hè thành phố Sài G̣n. Tôi cám ơn các anh, trong đó có hai anh, đă đứng ra làm việc đó.
 
Hà Phương Hoài - Trầm Bay 11

 

 

Mở 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mc Lc
        vào tập PhụLục1 PhụLục2      
                           

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Ṿ
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi B́nh Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ
Cây Cà Rem Đầu Đời

Sưu Tập

Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ
Quân Sử VNCH

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
25 Năm Xây Dựng CĐ
Hot Links
Ha Huyen Chi
Gia Đ́nh Vơ Bị
All Links

Miếng Ngọt Quê Hương

Thực Vô Cầu Băo
Cá Kho
Món Xào

Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 01/29/13