|
- Trích từ
http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/
- Đi lễ chùa đêm ba mươi
Ngoài kia, vạn vật như đang chuyển động tiến về phút giao thời giữa hai
năm... Trong khói hương mờ mịt, giữa màn đêm bao la, ngọn đèn dầu cháy lên
ánh sáng huyền hoặc, hư ảo. Tiếng đọc kinh lúc bổng lúc trầm hoà vào thinh
không. Tất cả cứ như thực như hư...
Không như nhiều nơi ở miền Trung, miền Nam, nhiều người thờ Phật tại gia,
đi lễ chùa đôi khi chỉ là văn cảnh - đa số những làng quê miền Bắc, chùa
chiền lại thực sự là bàn thờ chung của tăng ni phật tử. Ngày rằm, mồng một
- người ta đi chùa như một thông lệ. Trang trọng và linh thiêng, đêm ba
mươi tết trước giờ lễ giao thừa ở gia tiên, những người già đă đến thắp
hương nơi tam bảo, với tát cả ḷng thành kính.
Sau khi văn bữa cơm chiều tất niên, những người phụ nữ trong gia đ́nh đă
tất tả sắm lễ đi chùa. Nải chuối, một lễ trầu cau (một, ba, năm, bảy quả
cau lá giầu), thêm mấy đồng tiền mới - nhà nào tươm hơn th́ có xôi, có oản
- tất cả được bày lên mâm sẵn sàng. Các cụ, các bà khăn áo tươm tất đi
trước, dâu, con đi sau bê lễ.
Đêm ba mươi, khí lạnh như mỗi lúc một ngưng lại. Ra khỏi quần sáng của
ngọn đèn dầu thắp trên ban thờ, đám người đi lễ chùa như lội qua màn đêm
đen quánh để bước vào một thế giới nào đó xa xôi, huyền bí. Mới qua hoàng
hôn một chốc mà đêm như đă sâu lắm rồi. Tôi đă đi lễ chùa một đêm ba mươi
như thế ở một làng quê miền Bắc. Mẹ chồng tôi ngày thường vốn đă chăm đi
lễ. Tết đến, dù đă quá yếu vẫn không chịu ngồi bái vọng ở nhà. Cầm trên
tay nắm hương, bà ḍ dẫm từng bước...
Người đi chùa mỗi lúc một đông, những ngơ nhỏ như rộn lên tiếng người lúc
xa, lúc gần vọng qua màn đêm, những ngọn đèn nhỏ soi đường như những hạt
đỗ màu hồng chuyễn động lấp loá. Cửa chùa là nơi đón bước chân những con
người đến gửi gắm khát vọng đơn sơ, b́nh dị. Hoặc giả chỉ là một lần đến
chùa nghe đọc kinh Phật cuối năm. Bởi 12 tháng - nào đă có mấy lúc thật sự
b́nh tâm rảnh rỗi để mà thong dong ngồi nghe kinh, đọc kinh nơi Tam bảo
như đêm tất niên này.
Mọi người đến đặt lễ lên từng ban, rồi chào hỏi nhau. Có cả những người đi
làm ăn xa, ngày Tết mới về ra lễ chùa. Câu chuyện râm ran như chợ phiên,
các bà hỏi han nhau về chuyện nhà, chuyện cḥm xóm - họ hàng - ngày tết ai
về ai không. Hẹn ḥ ra giêng đi lễ. Rồi khen nhau chiếc áo dài đi lễ mới
sắm; chiếc áo mà hoạ hoằn mỗi năm họ giở ra đôi ba bận. Nghe th́ biết, nơi
làng quê - nhà chùa cũng là nơi hội của các bà, các cô. Nh́n chị dâu vui
chuyện như ngô rang với mấy bà đi buôn chuyến ở Hà Nội lâu lâu mới về,
bỗng dưng tôi thấy nao nao. Cuộc sống lam lũ quanh năm làm chị tôi lầm lũi,
lặng lẽ quá. Nơi đây, chỉ cách Hà Nội có 30 cây số mà nhiều sinh hoạt vốn
là thường nhật ở phố phường cứ như xa lắc tận nơi nào.
Chùa quê làm lễ không to bằng ngày rằm, mồng một của chùa Hà Nội. ở đây,
sư thầy chỉ gơ mơ, tụng kinh. Mọi người ŕ rầm đọc theo rồi khấn, vái.
Trong khói hương mờ mịt, giữa màn đêm bao la, những ngọn đèn cháy lên ánh
sáng huyền hoặc hư ảo. Tiếng đọc kinh lúc bổng, lúc trầm. Tất cả cứ thực
thực - hư hư... Ngoài kia, vạn vật như đang đần dần chuyển động tiến về
phút giao thời giữa hai năm. Tôi đặt tay lên ngực ḿnh và th́ thầm lời
nguyện cầu năm mới. Thiêng liêng - khói nhang chùa lan trong đêm 30.
Hoàng Nguyên Linh
|
-
Sắc
Thái
Tết
-
Lễ Chùa Đêm 30
Bánh Chưng Bánh Dầy
Về Với Cội Nguồn
Phong TụcNgày Tết
Xông Đất
-
Tết Miệt Vườn
Tết M'Nong
-
Giá Trị Tâm Linh
-
Câu Đối Tết
Tṛ Chơi Xuân
-
Xuân Và Tết
-
Tết Đoan Ngọ
2004
|