Home Tìm Ca Dao Trợ Giúp Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Trích từ http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/
 
Trò chơi dân gian trong hội xuân


Trong hội xuân ở các làng bản Việt Nam, cùng với các nghi lễ, các hình thức diễn xướng ca múa nhạc và trình diễn sân khấu là các trò chơi dân gian. Tuỳ theo đặc điểm địa lý, kinh tế và đôi khi là những quan niệm tín ngưỡng, cộng đồng dân cư mỗi vùng có những sáng tạo riêng, nhưng cũng có thể do giao lưu mà mang tình chung. Bài viết này giới thiệu một vài trò chơi khá phổ biến vẫn lưu truyền hoặc đã được khôi phục, mang bản sắc văn hoá của dân tộc ta.

Tung còn

Giữa sân rộng, trông cây tre, trên ngọn buộc một chiếc vòng bịt giấy trắng hoặc giấy màu. Các tốp người tham dự đứng vòng tròn hoặc chia thành hai hàng. Lần lượt từng người, bên nam ném quả còn qua chiếc vòng cho bên nữ và hát đối đáp giao duyên. Cũng có nơi, không cần dùng vòng tre, họ tung còn thẳng cho nhau. Quả còn thường nhỏ bằng quả cam, làm bằng vải, trong bọc cát, mạt cưa, cám hay thóc, có hình tròn và hình vuông, đuôi còn có đính những dải tua cho đẹp mắt và định hướng khi bay trong không gian. Tung còn được người miền núi và trung du Bắc Bộ ưa thích.

Đánh đu

Khen ai khéo dựng đu này
Để cho trai gái chơi ngày, chơi đêm...

Câu ca ấy diễn tả cái thú của đánh đu. Quả thật đu hội tụ cả sức bền, lòng dũng cảm và việc chọn lựa bạn tình. Đu phải đánh từng đôi, có trai, có gái chứ hiếm khi cùng giới. Đu có nhiều loại. Đu bay dường như đâu cũng có. Đó là trồng bốn cây tre ở bốn góc, ép ngọn bởi một chiếc then ngang. Lại thêm một chốt nữa xỏ hai cây trẻ thả dọc xuống, buộc một bàn đặt chân. Hai người lên đu quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, nhún đẩy cho đu bay bổng, càng vượt cao càng hay và giật giải treo trên ngọn đu. Đu cọn, còn gọi là đu tiên, đu xe vì giống chiếc guồng nước của đồng bào thiểu số miền bắc. Hai cột gỗ trôn chắc dưới đất, giữa cột có trụ gỗ bắc ngang và một bánh xe xuyên qua trục, có các nan cách đều nhau xếp các bàn ngồi. Người chơi ngồi trong bàn, cứ xen kẽ một nam, một nữ dùng chân đạp xuống đất cho đu quay mỗi lúc một nhanh. Đu ngóc được chơi nhiều tại Nghệ An, Hà Tĩnh. Tấm ván gỗ dài 5 mét, rộng độ gang tay, khoét lỗ ở giữa đặt vào mấu của chiếc cột đóng sẵn cao khoảng 1m. Hai người ngồi trên hai đầu ván đạp đất, bên đầu này ngóc lên thì đầu kia hạ xuống kết hợp với quay tròn quanh trục. Đu ngóc là trò chỉ dành cho những người khoẻ mạnh và lanh lợi.

Đấu vật

Người tham dự là các đô vật cởi trần, đóng khố. Trước khi vào cuộc, hai đấu thủ làm lễ "se dài" với những động tác co duỗi chân tay đẹp mắt vừa chào người xem vừa tự giới thiệu và thăm dò. Trong tiếng trống của người cầm chầu, lúc hối thúc, khi dìu dặt để điều khiển, hai bên lao vào để đua tài. Vật đòi hỏi phải dẻo dai và mưu trí. Có nhiều miếng vật như "bốc một", "bốc đôi", "bốc trong", "bốc ngoài", "ngóc","ngáng", "đệm" chủ yếu dùng tay đẩy chân, móc kheo hoặc ôm lưng quật, "gồng" là đột ngột chuyển từ thế vờn sang quỳ, chui đầu qua nách, bắt tay hất chân và lật đối phương qua đầu mình, "bò" thì nằm ép sát đất giữ thế chủ động, lừa sự sơ hở nhổ dậy tấn công dứt điểm. Người thua bị ngã phơi bụng hoặc bị nhấc bổng lên.

Môn vật hình thành từ lâu đời, tục truyền xưa có cách tuyển binh, tuyển tướng. Có những sới vật nổi tiếng như Yên Nội, Mai Động (Hà Tây), Trung Màu (Bắc Ninh), Vị Thanh (Vĩnh Yên), Thức Vụ (Nam Định), Phong Châu, Đoan Hùng (Phú Thọ), An Lão (Hải Phòng)... Giải chính của vật có ba hạng, giữ hàng năm. Năm sau muốn giữ giải phải thắng tất cả các đô thi đấu trong mùa hội. Còn người phá giải, còn tiếp tục quật ngã các đô vật khác đến tranh tài.

Thả chim câu

Người ta chọn loại chim bồ câu thuần chủng và nuôi dưỡng chu đáo, huấn luyện kỹ càng. Cứ 10 con thành một đàn dự thi. Thi thả chim câu không chỉ bó hẹp trong một làng mà là cả vùng, bao giờ cũng chọn ngày trời quang mây tạnh và dùng trống đánh liên hồi nhằm tạo âm thanh thúc chim bay. Các đàn chim được đánh số thứ tự, nhốt trong lồng có đáy là chiếc mâm gỗ tròn, lần lượt thả. Giữa sân hội có chiếc chậu lớn đựng nước. Hội đồng chấm giải là những tay chơi chim sành điệu, theo dõi bóng các đàn chim in hình xuống mặt nước mà cho điểm. Đàn chim nào bay theo phương thẳng đứng, tụ bên nhau xoắn xuýt, khi lượn thành các vòng tròn đều đặn và đạt độ cao nhất sẽ giành giải. ở An Bình và Thị Cầu (Bắc Ninh) có các sân thả chim câu được nhiều người biết đến.

Nghiêm Thanh

 

 
Sc Thái Tết

ic.gif (37 bytes) Lễ Chùa Đêm 30
ic.gif (37 bytes)
Bánh Chưng Bánh Dầy
ic.gif (37 bytes)
Về Với Cội Nguồn
ic.gif (37 bytes)
Phong TụcNgày Tết
ic.gif (37 bytes)
Xông Đất
ic.gif (37 bytes) Tết Miệt Vườn
ic.gif (37 bytes) Tết M'Nong
ic.gif (37 bytes) Giá Trị Tâm Linh
ic.gif (37 bytes) Câu Đối Tết
ic.gif (37 bytes) Trò Chơi Xuân
ic.gif (37 bytes) Xuân Và Tết
ic.gif (37 bytes) Tết Đoan Ngọ 2004

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18