Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Mùa xuân - t́m về cội nguồn
Trích từ http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/

Việt Nam - Đất nước tươi đẹp với 54 dân tộc đang chung sống hoà b́nh và hạnh phúc. Mỗi dân tộc Việt Nam đón xuân theo tâm thức văn hoá (cultural mentality) dân tộc riêng của ḿnh. Mùa xuân của người H'Mông trên núi cao đến trước hoặc ngay sau ngày đầu năm Tây mấy ngày, tuỳ theo từng năm, khi mà sương mù bao phủ khắp mùa Đông tan hết, trả lại bầu trời trong xanh cho đất đai và con người. Khi đó, hơi ấm sưởi cho vườn đào, vườn táo nở hoa hồng và trắng cả núi rừng. Tháng năm lịch Tây mới là mùa xuân của các dân tộc Tây Nguyên, khi các cây cối đâm chồi này lộc và hoa pơ lang (tức hoa gạo) chấm những mảng màu đỏ chói của màu xanh biếc của vùng cao nguyên lộng gió. Vào tháng ấy sẽ có những cơn mưa đầu tiên sau một màu khô dài đằng đẵng. Mưa có tên là "Mưa nước mắt tổ tiên" với hàm nghĩa của là linh hồn tổ tiên khóc v́ sợ con cháu mải vui nông dân mà quên mất thời vụ. Nhân dân Tây Bắc th́ chờ mùa hoa ban vào cuối tháng lịch Tây. Hoa ban nở trắng rừng sau cơn mưa đầu mùa có tiếng sấm "Mưa sấm ra" - dấu hiệu mùa xuân của người Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng. Chẳng thế mà có câu ca dao"

"Lúa chiêm nép ở đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên".

"Mưa sấm ra" thường đến vào ban đêm. Lũ ếch, nhái, cóc thức dậy sau giấc ngủ Đông, đua nhau ra khỏi hang. Với nhân dân Việt Nam, "Thời gian Xuân" phải được thể hiện bằng "Không gian Xuân" chứ không phải bằng những tờ lịch. "Không gian Xuân" phải có hoa, có chồi, và có cả giao phối và nhất là có mưa. Bởi họ có cư dân nông nghiệp. Các tín hiệu của "Không gian Xuân" với sự hồi sinh, sự phồn thịnh. Trong "Không - Thời gian Xuân", cơn mưa có một sức mạnh thiêng liêng, thần thánh. Nó khởi đầu trong một mùa trồng tỉa lao động, tái sản xuất của con người, cây cối và gia súc trong thế hoà hợp với chuyển vận của thời tiết và thiên nhiên. và điều này có từ thời cổ đại. Chẳng thế mà trên mặt thạp đồng Đông Sơn, người Việt xưa đă đúc cả h́nh những đôi Cóc đang giao phối. C̣n trong truyện cổ th́ con Cóc là Cậu ông Trời hễ khi có nghiến răng kèn kẹt th́ Trời phải làm mưa cho thế gian. Cơn mưa ấy làm cho đất vườn cả làng Phù Đổng mềm ra. Và ông Đổng, tức Thần Sấm theo Thần thoại Việt, đă về hái cà, để lại vết chân tên nền đất ấm. Mẹ người anh hùng Gióng ướm chân vào vết chân Ông Đổng mà sinh con Gióng. Gióng là con của thần Sấm và người mẹ Việt, nên khi giặc đến, cậu bé Gióng mới lên ba đă ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông", vươn vai trở thành người anh hùng có tầm vóc vũ trụ và quét sạch giặc khỏi bờ cơi. ở dân tộc Việt Nam, cơn mưa Xuân là khởi nguyên. Mỗi dân tộc mừng xuân theo cách riêng. Hăy lấy cách mừng Xuân của người la hả, sống ở vùng tây bắc làm ví dụ:

Mùa Đông, Tây bắc khô và rất lạnh. Những cây hoa ban rụng hết lá, c̣n trơ lại những cành khẳng khiu, tưởng như những cây khô. Cuối mùa đông, dân làng thường mong chờ. Họ cử người lên các rừng tre, vầu để thăm ḍ. Đến một hôm những người già t́m thấy trên nền lá khô rụng năm ngoái những con kiến nhỏ bằng đầu kim đang lăng xăng tha những hạt đất nhỏ xíu tụ vào một điểm, nơi lá khô rụng có màu xẫm hơn v́ có hơi ấm. Lấy thuổng đào xuống bên dưới điểm ấy thế nào cũng t́m được một cái măng mầm. Họ đem nặng về và sửa soạn lễ đón xuân. Sau đó vài ngày, vào một đêm bỗng nghe tiếng sấm ran nơi chân trời. Rồi gió, rồi mưa. Và sáng ra, không gian bỗng thơm lạ, không khí trong lành hẳn và bầu trời th́ trong xanh không một gợn mây. Trên những cành ban c̣n khẳng khiu hôm qua th́ hôm nay đă chi chít những hoa Ban nở trắng. Các cô gái hát:

"Đất nước như tấm gương,
Trắng ngần những rừng ban,
Nhưng trắng trong hơn cả,
Là đôi mắt chúng em".

Và dân làng mở hội "Mừng mùa măng mọc". Trung tâm bàn thờ là một cây chuối chôn lộn ngược. Đầu trên là củ chuối gọt theo h́nh lin-ga (sinh thực khí đàn ông). Dưới chân cây chuối để khóm sắn, khóm khoai sọ, quả bầu và mấy cái măng tre, với biểu tượng mong cho lúa chịu hạn như sả, đẻ nhiều như khoai sọ, nhiều như hạt quả bầu, lớn nhanh như cây tre. Một người đàn ông đeo trước bụng một cái lin-ga đẽo bằng gỗ và tỏ vẻ rất "hiện thực", nhảy múa theo nhịp. Tám cô gái, mỗi người cầm hai ống tre rỗng rập xuống đất cho phát ra tiếng "brum, brum" làm nhịp cho người múa. Thỉnh thoảng, người đàn ông múa lại đưa cái gỗ của ḿnh vào trong ống của các cô gái, gây nên những trận cười sảng khoái của dân làng. Trong lúc múa và dỗ ống họ hát bài dân ca "Mưa rơi" với lời ca đại ư như sau:

"Mưa rơi đi! Mưa rơi!
Hạt mưa tao bằngquả gắm
Hạt mưa to bằng quả ổi
Mưa cho mọi cái ao tràn bờ
Mưa cho mọi con suối đều lũ.
Cho cây cối tốt tươi, cho lúa được mùa
Cho ếch nhái đi tơ b́ bơm
Mưa rơi đi! Mưa rơi!"

Hội "Mừng mùa măng mọc" diễn ra suốt ngày. Đêm xuống th́ dân bản đốt lửa, ca hát cho đến rạng đông mới thôi. Mọi người không đi ngủ mà vẫn mặc quần áo đẹp như thể vác dao lên rừng, dọn nương để bắt đầu gieo hạt mùa mới.

Ngày nay đă có không ít làng Việt đồng bằng sông Hồng chuyển dời lễ hội mùa xuân về lịch Trăng cho tiện. Tuy nhiên, c̣n rất nhiều làng khác và nhất là ở các dân tộc thiểu số, th́ mùa xuân cổ truyền với những tín hiệu của "Không - Thời gian Xuân" đặc hữu vẫn không đổi. Phải chăng đó là một "hằng số văn hoá" Việt Nam mà chúng ta đang mong muốn t́m lại trên con đường t́m về cội nguồn văn hoá dân tộc.

Tô Ngọc Thanh.

 

 
Sc Thái Tết

ic.gif (37 bytes) Lễ Chùa Đêm 30
ic.gif (37 bytes)
Bánh Chưng Bánh Dầy
ic.gif (37 bytes)
Về Với Cội Nguồn
ic.gif (37 bytes)
Phong TụcNgày Tết
ic.gif (37 bytes)
Xông Đất
ic.gif (37 bytes) Tết Miệt Vườn
ic.gif (37 bytes) Tết M'Nong
ic.gif (37 bytes) Giá Trị Tâm Linh
ic.gif (37 bytes) Câu Đối Tết
ic.gif (37 bytes) Tṛ Chơi Xuân
ic.gif (37 bytes) Xuân Và Tết
ic.gif (37 bytes) Tết Đoan Ngọ 2004

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18