|
- Trích từ
http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/
- Thú chơi câu đối tết
Mỗi năm, khi Tết đến, từ thành thị tới các làng quê, cùng với việc mua sắm
hàng Tết, dựng cây nêu, người ta không quên mua dăm quả cau, bao chè tới
xin câu đối cụ Nghè, cụ Cử.
Câu đối thờ viết trên giấy đỏ dán ở cột, ở cửa nhà nội dung thường bày tỏ
ḷng biết ơn của cháu con đối với tiên tổ:
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)
Ở làng tranh Đông Hồ câu đối trên đă được cải biên chút ít và đưa vào bộ
tranh chủ treo ở bàn thờ gia tiên, hai bên là chữ Phúc, chữ Thọ và đôi câu
đối:
Từ thời xuân tại thủ
Ngũ phúc thọ vi tiên
Những chữ Hán được trang trí cách điệu: một bên là con rồng, một bên là
con phượng trên nền giấy điểm xuyết hoa, lá, chim muông.
Những câu đối này thường kèm theo mấy chữ đại tự cũng viết trên giấy đỏ
treo thành bức hoành: "ấm hà tư nguyên" (Uống nước sông nhớ đến nguồn): "Đức
lưu quang" (Đức chan hoà ánh sáng).
Dịp Tết c̣n có các câu đối tức cảnh xuân của các bậc văn hay chữ tốt, cũng
được viết trên giấy đỏ treo ở cổng.
Vậy tục treo câu đối Tết có từ bao giờ? Sách xưa có kể phong tục của người
dân Bách Việt, trong ngày Tết Nguyên đán theo bùa gỗ có h́nh hai vị thần
Thần Đồ và Uất Luỹ treo hai bên cửa ngơ. Đó là hai vị thần sống dưới gốc
đào lớn dưới núi Độ Sóc chuyên cai quản đàn quỷ, hễ quỷ nào "phá rào" đi
làm hại dân th́ thần hoá phép trừ đi. Sau này việc treo bùa gỗ "Đào phù"
được thay bằng câu đối hai bên cửa.
Đời sống hấm khá dần, mỗi người, tuỳ hoàn cảnh, gưi gắm vào câu đối những
ư tứ, những niềm vui cùng ước vọng vào một năm mới đang đến. Vào thế kỷ
15, thú chơi câu đối Tết đă trở nên phổ biến, khắp Kinh kỳ, từ dinh thự
của quan lại tới các tư gia, đâu đâu cũng treo câu đối Tết. Lại có cả cấu
đối nói về nghề nghiệp dán ở cửa hàng, cửa hiệu. Tương truyền, vào một năm,
sắp tới giao thừa, vua Lê Thánh Tông ra phố phường xem dân ăn tết. Thấy
một nhà không treo câu đối, vua vào hỏi, biết đó là nhà một người thợ
nhuộm vợ goá, con trai đi vắng, vua bèn lấy giấy bút và viết.
Thiên hạ thanh hoàng giai ngă thủ;
Triều đ́nh chu tử tổng ngơ gia.
(Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ
Đỏ tía triều đ́nh tự cửa ta)
Cùng với chữ Hán, nhiều danh sĩ nước ta c̣n viết câu đối Tết bằng chữ Nôm.
Đầu thế kỷ 20, Nguyễn Khuyến (1835-1909) đă sử dụng tài t́nh chữ viết của
dân tộc, đưa cả ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào câu đối. Trong 67 câu đối
hiện c̣n của cụ th́ 47 câu đối Nôm. Đây là cảnh Tết của một nhà nghèo mà
ḷng vân phơi phới sắc xuân khi giao thừa sắp đến:
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say tuư luư, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
Hiểu rơ vần xoay của tạo hoá, cụ ước ao.
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước ǵ nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân.
*
* *
Gần 10 năm nay, người Hà Nội đă quen thuộc với vẻ đẹp cổ kính của chữ Nho,
chữ Nôm qua bút pháp của các nhà Nho: Bùi Hạnh Cẩn, Lê Xuân Hoà, Nguyễn
Văn Bách, Trần Lê Văn... Hàng ngày cùng với việc bốc thuốc dạy học nghiên
cứu các vị c̣n say xưa, viết chữ chân, thảo, lệ... tặng cho những người
yêu Nôm thư pháp. Nét bút của các vị, ngày thường đă cứng cỏi, khí phách
nay giữa ánh xuân của đất trời càng thêm mềm mại, tài hoa. Và hàng năm,
như đă thành lệ đẹp vào dịp Tết, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại tổ chúc
triển lăm thư pháp, thư hoạ. Dịp này một số nhà nho lại được mời đến viết
câu đối tết. Vẻ xưa khơi dậy đă thu hút hàng ngàn người trong và ngoài
nước tới chiêm ngưỡng.
|
-
-
-
Sắc
Thái
Tết
-
Lễ Chùa Đêm 30
Bánh Chưng Bánh Dầy
Về Với Cội Nguồn
Phong TụcNgày Tết
Xông Đất
-
Tết Miệt Vườn
Tết M'Nong
-
Giá Trị Tâm Linh
-
Câu Đối Tết
Tṛ Chơi Xuân
-
Xuân Và Tết
-
Tết Đoan Ngọ
2004
|