|
Những phong tục đẹp ngày
Tết
Trích từ
http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/Mỗi nơi trên thế giới đều có những phong tục đón tết khác nhau, có phong tục
tồn tại và phát triển, có phong tục lại mất đi theo đà tiến hoá của xã hội.
Riêng phong tục đón Tết của dân tộc ta bắt nguồn từ những điển tích, huyền
thoại xa xưa xem ra có vẻ như huyền bí. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ sẽ
thấy nó mang nhiều ý nghĩa thực tế.
Tục cúng ông Táo
Thường lệ, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch từ thành thị đến thôn quê,
khắp nơi trong nước ta dân chúng làm lễ đón đưa Ông Táo. Người xưa cho rằng
ngày ấy vua Bếp lên chầu Trời để tâu việc làm ăn, cư xử của gia đình trong
năm. Qua đó nói lên tình cảm và lý trí của nhân dân ta đối với công việc bếp
núc, nhằm đánh giá cao việc chăm sóc dinh dưỡng của đời sống con người và
đánh giá lại việc ăn ở của mình trước khi bước sang năm mới.
Tục dựng cây nêu
Một cổ tục của ngày Tết Việt Nam là tục dựng cây nêu. Cây nêu là một cây tre
dài chừng 2,5 đến 3m dựng trước sân nhà vào tối đêm giao thừa. Trên ngọn nêu
có buộc một cái bùa bát quái vẽ trên giấy đỏ, một chiếc giỏ con đựng trầu
cau và những ống sáo, những miếng kim khí lớn nhỏ... Khi có gió va chạm vào
nhau chúng phát ra những tiếng leng keng nghe rất vui tai. ở đây chỉ riêng
cái việc dựng cây nêu trong sân để đón ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia
đình đã nói lên được tính dân tộc, thể hiện tình cảm "uống nước nhớ nguồn".
Giỏ trầu cau treo ở cây nêu nói lên ý nghĩa lân bang, tình nghĩa xóm làng (miếng
trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu mời khách đến thăm nhà) và lòng yêu âm
nhạc thể hiện ở những nhạc cụ mua vui đầu xuân treo trên ngọn nêu.
Tục chơi hoa kiểng
Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên trang điểm cho đời, nếu thiếu
hoa thì còn gì là ngày Tết nữa. Vì vậy chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu
cầu làm đẹp của dân tộc ta có truyền thống từ ngàn xưa, hơn nữa nó còn mang
đậm nhiều ý nghĩa.
Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, trường sanh... với sắc hoa
vàng rực đã nói lên được điều ước mong của mọi người là năm mới khoẻ mạnh và
trường thọ. Chưng cây hoa đào, hoa mai, với sắc đỏ thắm của đào và những
cánh mai vàng rực là những ước mơ hy vọng về sự đổi mới của mọi người, của
gia đình, của Tổ quốc - thể hiện phong cách lạc quan, tự tin.
Tục chưng mâm ngũ quả
Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết
phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi
hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì
tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là
những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt
động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói
lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.
Tục chúc Tết
Tết Nguyên đán là những ngày trang trọng, vui tươi nhất của dân tộc ta. Cũng
là dịp để mọi người có điều kiện thăm hỏi lẫn nhau: con cháu thăm hỏi cha mẹ,
ông bà, chú bác, học trò thăm hỏi thầy cô, gặp mặt bạn bè chúc tụng... Đây
là một nét đẹp văn hoá thể hiện được lòng quan tâm lẫn nhau, chung vui xuân
và đem tặng nhau ý lành, lời ngọc và niềm hy vọng tốt đẹp cho nhau.
Sau cùng những kiêng cữ ngày Tết như: cha mẹ nhịn quở mắng, anh em nhịn cãi
nhau, vợ chồng nhịn cay đắng... là những ý muốn tốt lành, nhân ái thể hiện
nếp sống văn minh và gia đình có văn hoá.
Phong tục mùa xuân là những nét đẹp của đất nước, của dân tộc luôn sống mãi
với thời gian. Đây là những phong tục đẹp của nhân dân ta đã coi trọng ân
sâu và thái độ ứng xử tinh tế có ý nghĩa, có tình trong đời sống.
Lê Nam ích
Nguyên đán
Bùi Đình Thi
Hai chữ "Nguyên Đán" là gốc chữ Hán. Nghĩa của Nguyên là sự hởi đầu. Đán là
buổi sáng sớm. Lấy ngày đầu tiên gọi là này mồng một và buổi sáng sớm của
ngày đó thành một cụm từ: Tết Nguyên Đán. Bởi cái lẽ tự nhiên và mang tính
quy luật cả năm tháng mà con người tin rằng, những gì tốt đẹp, được làm vào
Ngày khởi đầu của một năm bao giờ cũng đem lại sự may mắn, thành đạt cho mỗi
số phận của một con người, trong cả cái năm mới đó.
Trước tết Nguyên Đán, trong tháng Chạp (Gọi là tháng Chạp chứ không gọi là
tháng 12 âm. Các tháng Âm lịch, gọi theo con số chỉ có từ tháng hai (Tháng
Mão) và đến tháng 10 (Tháng Hợi) rồi sau đó gọi là tháng Một rồi tháng Chạp,
chứ không gọi những tháng sau là tháng Mười âm là tháng 11, gọi như vậy là
sai với phong tục dân tộc).
Trong tháng Chạp cả một tháng dân ca xưa dành để chuẩn bị đón ngày Mồng Một.
Bấy giờ, lúa má đã vào kho, rạ đã thành đống cao có ngọn, và có công nợ thì
trả cho bằng hết.
Đến ngày 23 tháng Chạp, một ngày lễ trọng đại dân ta gọi là ngày ông Công
ông Táo cưỡi cá chép lên gặp Ngọc Hoàng để trình báo công việc cả năm của
từng gia đình dưới hạ giới.
Ba ông đầu rau, ba hòn đất nặn kê nồi gọi là ông Táo (hoặc ông Công), đây là
phong tục có gốc từ Trung Quốc, đó là tập tục quý trọng lửa của người xưa và
người xưa đều cho rằng lửa là từ trời mà xuống (sét đánh cây cháy). Khi có
lửa con người từ mông muội ăn sống nuốt tươi sang ăn chín. Do vậy tục quý
trọng lửa đã trở nên như một ngày lễ đáng ghi nhớ và được đặt vào ngày 23
của tháng Chạp. Khi ông táo lên trời thì cưỡi cá chép. Vì sao lại chọn cá
chép? Vì cá chép được truyền tụng duy nhất là loài cá bơi vượt được Vũ Môn.
Vậy Vũ Môn là gì ? nơi nào? Tương truyền ở cửa Vũ Môn (Nay là giữa Hàn Thành,
Thiểm Tây, Hà Tân, Trung Quốc). Trên núi Long Môn có cửa rộng 80 bước, nước
đổ xuống rền vang như bão. Đàn cá chép lớn thường bơi lội dưới nước ở Long
Môn, bị nước chảy thôi thúc, đàn cá kích thích lao theo qua cửa Vũ Môn. Cá
chép vượt Vũ Môn là điểm quý có từ nơi này.
Đến giao thừa. Đây là lễ trọng thể thứ hai và cuối cùng của tháng Chạp của
một năm. Gọi là đêm 30. Lễ này khoảng một giữa gọi là giờ Tý giao thừa giữa
12 giờ đêm đến 1 giờ sáng phạm vi ngày mồng 1.
Lễ này có bánh chưng, hoa quả, một chân giò, hoặc một gà tơ. Khi hành lễ của
nhà đều mở ra. Xửa xưa chưa có pháo dân lấy ống tre nhồi thuốc nổ rồi châm
ngòi đốt, ống thuốc nổ vang, gọi là ống lệnh. Tiếng nổ cốt là đánh dấu cái
thời gian cũ đã qua, và năm mới đã tới, sau này mới có pháo tép. Trong ngày
mồng một, tục xông nhà cũng là một lễ trọng. Ngày xưa khi còn trong tháng
Chạp ai nấy đã nghĩ xem hàng xóm ai là người có vía tốt, làm ăn phát đạt,
tính tình sởi lởi tốt bụng, và cẩn thận nữa thì thầm so xem người mà mình
mời xông nhà có hợp với nhà mình không. Sau đó đến gặp người ấy và vui vẻ
mời ngày mồng một tới xông nhà. Trong việc xông nhà này, chỉ có kiêng những
người mà trong nhà vừa có tang thôi, hoặc trong nhà đang có người đau ốm.
Sau lễ xông nhà là lễ trồng cây nêu, một cây tre cao trên ngọn và để cả lá,
và buộc giấy đỏ. Đây là một tục rất cổ, để đánh dấu sự có mặt của gia đình
đó, mái nhà lá với vũ trụ và trời xuân năm mới.
Và sau tục trên đây, các nhà Nho khai bút đầu xuân.
Sau mồng Một người ta quét dọn sạch chuồng trâu bò, cắm hương trước cửa
chuồng trâu bò, cho trâu bò ăn cỏ ngon uống nước trong, để trâu bò nằm nhai
suốt ngày. Ngày mồng Hai, mồng Ba còn có một ngày lễ trọng nữa là lễ đưa
tiễn ông bà ông vải. Lễ này trong các món dùng có xôi chè, bánh gai, bánh
giò, bánh chưng ý niệm là một món ăn cho cuộc hành trình trở về cõi tiên
giới. Lễ này được thực hiện giản dị mà cảm động: Các nhà họ hàng đem mâm bầy
các món trên đến nhà tộc trưởng, trưởng họ, hoặc nhà thờ họ, thắp hương lễ
bái xong thì ăn chung với nhau.
Sau lễ trên, đến lễ khai hạ vào ngày mồng 7 tháng giêng. Đây là lễ vừa phải
ý nghĩa chấm dứt Nguyên Đán. Sau khai hạ: Ngày 15 tháng giêng trăng tròn là
lễ Nguyên Tiêu, Lễ này cốt yếu là cả một giòng họ tụ tập ăn uống ở nhà
Trưởng họ hoặc nhà thờ họ. Các cụ xưa nói : "Giỗ tết cả năm không bằng ngày
rằm tháng giêng". ý nói rằng này nay mọi sự tốt lành đều đến và sẽ may mắn
với mỗi đời con người trong cả năm. Ngày này mà lại trông thấy trăng tròn
vành vạnh, thì hạnh ngộ càng lớn.
Tết thanh minh: Thường chọn vào ngày rằm tháng 3. Đây là ngày đẹp dành để
tưởng nhớ những người đã khuất bằng những ứng xử đẹp đẽ như đi tảo mộ, thắp
hương hoa
Tết Đoan ngọ: Tết ngày vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, khi mùa màng đã xong, dân
ta ăn Tết để mừng công lao của mình, đây cũng là một lễ trọng. Và trong ngày
lễ này quan trọng nhất là thủ tục cúng tổ tiên, có xôi chè bánh trái, không
có cơm canh... Ngoài ra đặc biệt trong lễ này có rượu nếp, bánh đa...
Trong ngày 5 tháng 5 này còn có câu: "Nen nét như rắn mồng 5" không rõ vì
sao.
Lễ Rằm tháng Bẩy: Đây cũng là một ngày lễ trọng nữa. Lễ này dành để tưởng
nhớ đến các vong hồn, lang thang tứ cố vô thân, không nơi nương tựa.
Và người ta cũng còn gọi là ngày lễ Xá tội vong nhân. Người ta thực hiện
những gì trong ngày này: Nhà chùa nấu cháo rồi múc vào lá đa đem ra để ở các
am các miếu cô hồn, cùng với hương hoa để cho vô vàn cô hồn ngày ấy được trở
về ăn uống với làng xóm.
Nhà thơ Nguyễn Du đã có bài: Văn tế thập loại chúng sinh, cầu cho các cô hồn
được về nơi cực lạc. Đây là một tác phẩm rất hay của Nguyễn Du |
-
-
Sắc
Thái
Tết
-
Lễ Chùa Đêm 30
Bánh Chưng Bánh Dầy
Về Với Cội Nguồn
Phong TụcNgày Tết
Xông Đất
-
Tết Miệt Vườn
Tết M'Nong
-
Giá Trị Tâm Linh
-
Câu Đối Tết
Trò Chơi Xuân
-
Xuân Và Tết
-
Tết Đoan Ngọ
2004
|