Hằng năm sau khi mùa Đông mặc áo ấm ra đi, mùa Xuân phơi phới lại đến để
bắt đầu một năm mới theo chu kỳ của tạo hóa thiên nhiên cho không gian chúng
ta bừng sống lại của hương hoa phảng phất, để muôn hoa phô sắc thắm và người
ta nói đến sự thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa, để chúng ta sẽ bàn thêm về những
loại hoa. Một cành mai gầy trong gió đông hay một chiếc lá ngô đồng rụng báo
hiệu mùa thu sắp đến, hay một đóa sen tỏa hoa vào mùa hạ; Hoặc một nụ tầm
xuân vừa hé nở … đều được con người chiêm ngưỡng, quan sát như những biến
dịch của trời đất, rồi từ đó suy nghiệm, nhận ra những qui luật tiến hóa của
thiên nhiên trong ý niệm sanh diệt.
Xem Tiếp
Canh cải nấu tôm, cá bống kho củ kiệu,..là những “thần dược” nhà quê rẻ tiền nhưng công hiệu lại cực nhạy giúp quý ông nhanh chóng thoát khỏi chứng yếu sinh lý.
Nỗi khổ “trên bảo dưới không nghe”
Yếu sinh lý là nỗi khổ tâm lớn nhất của người đàn ông. Họ tự cảm thấy mình không có khả năng làm chủ bản thân và làm hài lòng đối tác của mình
Không chỉ là những món ngon cho gia đình sum họp mà mâm cỗ Tết còn thể
hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Mâm cỗ Tết miền Bắc
Theo truyền thống, mâm cỗ Tết ở miền Bắc thường gồm bốn bát và bốn đĩa,
tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Thứ tự thưởng thức các
món cũng rất được người miền Bắc chú trọng, không thể qua loa, lộn xộn.
Theo đúng trình tự thì các món bày trên đĩa sẽ được dùng trước, thường
là nhắm với rượu và ăn chung với xôi sau đó mới đến các món bày trong
bát.
Có những dân tộc bị ám ảnh triền miên bởi những vấn đề siêu hình, nhờ đó
tôn giáo và triết học, đặc biệt siêu hình học, phát triển rực rỡ. Có những dân
tộc khác bị ám ảnh bởi kỹ thuật, hết cày cục sáng chế cái này thì lại cày cục
sáng chế cái khác, máy móc mới ra đời dồn dập, nhờ thế, họ tiến bộ không ngừng.
Xem Tiếp
Vũ Bằng là
nhà văn cách mạng, người Hà
Nội gốc, nên ông rất sành
các món ăn Hà Nội. Mỗi khi
nghĩ về ông lại nhớ đến món
ăn Hà Nội, hoặc khi thưởng
thức món ăn Hà Nội ta lại
nhớ đến ông.
Hai mươi
năm cuối đời ông sống và
viết ở Sài Gòn, nhưng lại
viết toàn chuyện Hà Nội. Có
lẽ do những năm tháng tha
hương ấy, nỗi nhớ quê da
diết đã đưa ngòi bút của ông
đến với từng hương vị của kỷ
niệm Hà Nội, của đất Bắc Kỳ
trong các tác phẩm nổi tiếng
Thương nhớ mười hai,
Miếng ngon Hà Nội...
Xem Tiếp
Rồi ngày
California ngắn lại. Nắng dịu vàng và sáng hẳn ra. Và vào
lúc ngày đi dần vào tối, gió chiều đã bắt đầu có pha lẫn một
chút hơi lạnh làm se se da thịt. Sáng có hôm dậy muộn vẫn
chưa thấy nắng, bầu trời thoáng vẻ âm u và thành phố lãng
đãng sương mù.
Thế là
mùa thu đến. Mùa hè bỏ đi bất chợt vội vã như một người tình
hối hả vượt biên. Mùa Thu xuất hiện bất ngờ như một mối tình
muộn màng, vào lúc mà người ta đã tưởng chuyện tình là
chuyện không còn... cách nào xảy ra được nữa.
Xem tiếp
Loay
hoay tính tiền tại quầy một tiệm ăn thuộc loại "tổng hợp ba miền"
ở Sydney, tính cho cái tô sềnh sệch một nắm sợi phở trắng hếu
chán phèo, bèo nhèo mấy khoanh thịt mỡ trắng hếu chán phèo, lổn
ngổn mấy cọng giá sống sượng, ngao ngán ngay từ lúc mới động mắt;
tôi buột miệng hỏi:
Nói
đến bữa ăn của người Bến Tre, trước hết phải kể đến món cơm. Tập quán
dùng nhiều chất bột trong cơ cấu bữa ăn cho đến nay vẫn chưa có gì thay
đổi đáng kể. Cái thói quen, dù có ăn những món ngon mấy cũng phải có một
bát cơm dằn bụng – "Cơm ba bát, áo ba manh" – như đã thành nếp.
Bến Tre vào các thế kỷ XVIII, XIX là một trong những trung tâm lúa gạo
của đất Gia Định. Không chỉ dồi dào về số lượng, mà chất lượng trội hơn
nhiều nơi. Gạo tẻ, gạo nếp nhiều thứ dẻo, thơm ngon.
Xem Tiếp
Nói
đến món ăn của đồng bào Nam Bộ cũng như Bến Tre, đáng chú ý là món mắm.
Mắm đóng vai trò "chủ lực" trong các bữa ăn của người nghèo lẫn người
giàu. Có khác chăng là ở chỗ chất lượng, cách làm và cách pha chế gia vị
thêm bớt khác nhau trong chén mắm. Từ 200 năm trước, tác giả Gia Định
thành thông chí, khi đề cập đến tập quán, cũng đã từng nhấn mạnh đến đặc
điểm “thích ăn mắm” của người Gia Định. Bữa “cơm mắm” đãi khách của
những điền chủ, đốc phủ sứ trước đây không đồng nghĩa với bữa cơm đạm
bạc, trái lại khá cầu kỳ, có khi còn tốn kém hơn bữa cơm đãi khách nhà
thường.
Xem Tiếp
Con rạm có mặt từ Nam chí Bắc,
nhưng mùa rạm mỗi nơi mỗi
khác ....................
Rạm nhỏ hơn cua đồng, vỏ cũng mỏng hơn,
mình dẹp và cũng không hung hăng như cua
đồng. Thế nên người mua chỉ cần sà vào,
mạnh dạn dùng tay lựa mà không sợ bị
kẹp. Người sành ăn lại chuộng rạm hơn
cua, vì rạm nhiều gạch, thịt ngọt và
béo. Nếu lựa cua, người ta thường lựa
con đực để được nhiều thịt thì với rạm,
các bà nội trợ lại chuộng con cái. Vì
rạm cái vỏ mềm, lại nhiều gạch. Mà rạm
thì thường ăn luôn cả vỏ, không xay ra
như cua.
Xem
Tiếp
Tôi bước xuống phi trường Ðà
Nẵng đang mưa nhẹ hạt và có lẻ hơi lạnh đối với người ở đây vì ai nấy
cũng đều mặc áo len. Riêng vợ chồng tôi thì cảm thấy thời tiết mát mẻ và dể
chịu hơn những ngày vừa qua ở Sàigòn.
VIT - Mỗi vùng quê có một thứ quà riêng, ta gọi
là đặc sản. Đặc sản của quê lúa Thái Bình là
bánh Cáy.
Để
làm nên món bánh cáy mang đậm hương vị dân dã, người làm bánh sử
dụng những nguyên liệu sẵn có, gạo nếp cái hoa vàng, vừng, lạc,
dừa, gừng, gấc, cà rốt, vỏ quýt, nước quả dành dành, mỡ lợn,
đường nha…Xem
Tiếp
Trước
đây, trong các lễ cúng đình, cúng miễu hàng năm, ngoài phần lễ và hội
vui, còn có tổ chức ăn uống. Tùy theo từng lễ cúng lớn hay nhỏ, làng
giàu hay nghèo, năm mất mùa hoặc được mùa, mà quy mô cuộc lễ cũng như
vật phẩm dâng cúng có thay đổi. Trong lễ cúng lớn, người ta vật trâu hay
bò, nhưng thường là giết heo. Cúng miễu, thì thường là cỗ xôi, với chiếc
đầu heo, nhỏ hơn nữa thì cỗ xôi và con gà. Vịt ta, vịt xiêm, ngỗng, chim
thường ít dùng để cúng lễ.
Xem Tiếp
Thế giới giàu lên, con người giàu lên trong nền văn minh tin học với các sản
phẩm được máy móc làm ra ngày càng nhiều và tinh sảo. Và cũng chính lúc này con
người lại nghĩ tới những giá trị đích thực của những sản phẩm mà thiên nhiên đã
dâng hiến con người. Một buổi trưa hè, dù sống trong căn phòng có điều hòa nhiệt
độ hay bữa ăn trong những quán ăn nhanh trên hè phố cũng ít ai nghĩ tới chiếc
bánh mỳ, thịt hộp. Sau những giờ phút làm việc căng thẳng, đến bữa người ta
thường nhớ tới những món ăn của mẹ ngày xưa.
Xem
Tiếp
Thời
xưa, cách dọn cỗ thường bày trên những chiếc mâm đồng, có chân hoặc
không chân. Thức ăn được đựng trong những chiếc đĩa xếp nhiều lớp và
được dọn cùng một lần, không dọn từng món
Lớp trên cùng
thường là những món chả, giò, nem chua để nhắm rượu.
Lớp thứ hai là
những món ram (nem nướng), thịt nướng, gỏi, xào, trộn
Lớp thứ ba là
những món kho, om, chiên, rim, mọc
Lớp cuối là những
món hầm, tần, ninh, cà ri, hoặc canh, phần nhiều đựng trong bát Xem Tiếp
Trong hơn 28 ly hương xa xứ, hôm nay tôi đã
tìm lại chút tình nồng của vùng phù sa sông Tiền và sông Hậu. Số là vì
mừng ngày lễ Tạ Ơn nhân ngày cuối năm thì có lẽ ít ai thết đãi món mắm
thuần túy quê hương theo nếp sống hải ngoại, nhất là đối với các bạn trẻ
lớn lên tại đây. Có thể là điều kỳ lạ với họ. Nhưng với riêng tôi đó là
những ân tình nồng nàn nhất đưa tôi về lại quê hương của hằng chục năm
về trước. Năm nay những bạn bè thân của tôi có nhã ý làm buổi họp bạn
nhân ngày "long weekend" Tạ Ơn để nhớ về dĩ vãng, và điều này đã mang
tôi về lại nhiều kỷ niệm xa xưa trên quê hương của vùng trời bên kia bờ
Thái Bình Dương, nơi tôi đã lớn lên với vựa lúa phì nhiêu, cá mắm và rau
quả dư thừa của đất nước Việt Nam.
Xem Tiếp
Cãi nhau về tô phở ngon là câu
chuyện không hồi kết, nhất là phở Sài Gòn. Thứ phở này giờ đây
đã chu du khắp thiên hạ và nó buộc người ăn phải gọi đúng tên
phở chứ không còn là noodles soup phi bản sắc như trước đây.
Xem Tiếp
(iHay) Tôi đã được nghe rất nhiều giai thoại về xe mì
Thiệu Ký trong con hẻm 66 Lê Đại Hành này. Nào là danh
tiếng của chủ quán, ông Tư Ky, lừng lẫy đến mức con hẻm 66 này được
người dân xung quanh gọi là "hẻm Tư Ky".
Rồi bề
dày lịch sử 70 năm của quán, trải qua bao nhiêu ngày tháng, biến cố lịch
sử vẫn giữ
nguyên một hương vị. Về cọng mì bí truyền, ăn cho đến gần hết tô vẫn
dai mà không bị nở..
Xem Tiếp
Dải đất miền trung nhỏ hẹp chạy dài từ Thanh Hóa cho đến Bình Thuận. Mỗi
địa phương đều có phong tục, tập quán, thổ sản khác nhau và miếng ngon
vật lạ chẳng bao giờ thiếu vắng khách sành ăn lựa chọn phẩm bình.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc các loại đặc sản của miền trung đã được ông
bà ta chọn lựa và truyền tụng qua nhiều thế hệ.
Bình Thuận, hầu như nơi nào cũng có cây me. Đặc biệt, ở Phan Thiết và
các vùng ngoại ô, do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên cây me phát
triển rất tốt. Cây me, ngoài việc lấy thân cành "làm nhà", cho nghề khai
thác mành chà, lấy gỗ dùng làm thớt, lấy lá, trái nấu canh, người dân
địa phương còn tận dụng trái của nó để làm mứt. Và trong các loại mứt
ngày tết ở Bình Thuận, nổi tiếng nhất vẫn là mứt me Phan Thiết.
Xem Tiếp
Đi
dọc chiều dài ẩm thực Việt Nam ta sẽ phát hiện và say mê với nhiều
món bánh có cái tên lạ tai nhưng hương vị vô cùng hấp dẫn.
Bánh
uôi
Bánh
uôi là đặc sản của người Mường ở
Hòa Bình, bánh có rất nhiều tên gọi khá hay, ý nghĩa và mĩ miều
khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết....
Xem Tiếp
Hồn tôi chỉ vắng một người
Không gian chợt lạnh, bỗng đời quạnh hiu!
Câu thơ trữ tình trên thoát dịch từ câu của thi
sĩ lãng mạn Pháp Lamartine: “Un seul être vous manque et est
dépeuplé”. Tôi xin tạm dùng như một ly rượu khai vị để mở đầu
cho bài biên khảo tạp lục khô khan này, sở dĩ nói là tạp lục vì
nó sẽ đưa bạn đọc miên man qua nhiều địa hạt: ẩm thực, ngôn ngữ
học, thảo mộc học, y học v.v...Xem
Tiếp
LTS: Trước năm 1975 một quán
cơm gà nổi tiếng của giới thực khách cuối tuần. Thay vì đi tuốt lên
Biên Hoà để ăn đầu cá lóc thì vào Chợ Lớn ăn mì vịt Hải Ký độc đáo
nhất là đi ăn cơm gà Siu Siu. Trang ẩm thực xin mượn bài của anh
Nguyễn Tường Thiết để nói lên một khía cạnh khác của ẩm thực Việt.
Quán cơm gà Siu Siu đưa món cơm gà khoái khẩu này vào hàng triệu
gia đình Việt Nam, mà trong đó có gia đình tôi, gia đình bạn tôi,
anh CiBi sau 35 năm xa xứ đổi đời mà nước bọt vẫn ngẩn ngơ vì cơm gà
Siu Siu hay CiBi vẫn nhớ ông chủ quán Siu Siu ngày nào trong ký ức
rung động hệ quả Pavlov và rằng món cơm trấn quốc vang lừng
....Xem Tiếp
Ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cứ vào
mùa lũ rút, nội đồng bắt đầu khô cạn, cá rút
xuống ao đìa, sông rạch trú ẩn cũng là dịp
để bà con tát đìa bắt cá, tôm và nhiều loại
khác như rắn, rùa, cua, ếch , ốc.