Ấn tượng cơm Hến Huế
Hẳn nhiều người đã rất có lý khi cho rằng vào Huế mà không ăn cơm hến thì coi
như chưa từng đến Huế. Cũng vì mang trong mình cái "quan niệm" đó nên ngay
buổi tối đầu tiên đặt chân tới Huế,
.......
Các quán món trộn vừa rẻ vừa ngon
tại thủ đô
Trời bắt đầu vào hè cũng là lúc các món trộn lên ngôi bởi chúng
vừa mát, ngon và dễ ăn. Dưới đây là những món trộn ngon tuyệt, với giá
dưới 30.000 đồng ngay tại Hà Nội các bạn tham khảo nhé.
1. Phở trộn
Nếu như nhắc tới phở nước, người ta thường nghĩ ngay đến phở bò với
những lát thịt thái mỏng, mềm cùng thứ nước dùng thơm ngọt thì nói đến
phở trộn, ắt hẳn ai cũng nghĩ đến phở gà trộn đầu tiên.
Bánh Đúc - Món Quà Quê
Chế biến món bánh đúc không khó nhưng để bánh đúc ngon lại đòi hỏi
người làm bánh đôi chút kỳ công. Kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu là gạo
tẻ trắng, thơm, là hạt lạc vỏ tươi, mẩy đều cho đến việc tìm hiểu từng
quy trình làm bánh.
Bún ốc
phủ Tây Hồ
Tôi có tật hám
và háu ăn nên hễ đâu có món gì ngon là phải kiếm đến cho bằng được. Đệ
nhất trong tứ khoái mà lị!
Ở VN có rất nhiều nơi bán bún ốc, nhưng ngon nhất phải kể là bún ốc Phủ
Tây Hồ. Sở dĩ tôi có dịp tới Phủ Tây Hồ ăn bún ốc là vì bà chủ khách sạn
Thanh Trang là người gốc Hà Nội lại là dân sành ăn.
Bún Song Thần
An Thái
Thị trấn
An Thái nho nhỏ, xinh xinh nằm bên bờ sông Kôn từng một thời nổi danh về
bún Song Thần. Đặc sản bún Song Thần đã đi vào kho tàng văn học dân gian
vùng đất võ với câu ca truyền tụng:
Nón ngựa Gò Găng
Bún song thần An Thái
Lụa đậu tư Nhơn Ngãi
Xoài tượng chín Hưng Long...
Canh Chua
Một bát canh chua
cá cháy, cá bông lau, hay bát canh cá duồng nấu ngót, cá úc nấu
với lá me non, mỗi loại có một hương vị riêng không lẫn lộn, mỗi
thứ ngon một cách và đều có sức quyến rũ...
Riêng
món canh chua ở Nam Bộ có những đặc điểm đáng chú ý. Nếu ở miền
Bắc, người ta chỉ ăn canh chua vào mùa nóng bức, trong khi đó ở
Nam Bộ, canh chua là món ăn quanh năm, bốn mùa. Người nước ngoài
đến ở lâu tại miền Nam có nhận xét: dân ta ăn canh chua như
người Ấn Độ ăn món càri.
-
-
- Chả cá thì là
-
-
Những ngày cuối
tuần, bạn có thể đãi
cả nhà bằng món chả
cá tự làm, vừa giàu
dinh dưỡng lại lạ
miệng, dễ ăn và cũng
rất dễ làm.
Nguyên liệu:
- 600
gr cá lóc (cá quả), 1
nhánh con gừng, giã nhỏ;
2 trái ớt bằm nhỏ; rau
thì là; 2 củ hành khô,
bằm nhỏ; hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm:
- Cá lóc làm sạch, lọc
bỏ da, xương, băm nhỏ.
Rau thì là nhặt bỏ gốc,
băm nhỏ. Phi vàng hành
khô, vớt ra để ráo.
- Thịt cá băm ướp với
hạt nêm, thì là, ớt,
hành khô, gừng khoảng 10
phút.
- Viên thịt cá thành
những viên tròn dẹt, cho
vào lửng tre hấp khoảng
5 phút.
- Bắc chảo lên bếp, đun
nóng dầu ăn, thả cá viên
vào chảo dầu chiên chín
vàng. Chấm với nước mắm
chanh tỏi.
Theo Bếp gia đình
Chuyện tình hoa thiên lý
Trong vô số những loài hoa làm nên nét độc đáo của ẩm thực Việt có lẽ
duy nhất chỉ có hoa thiên lý là có nhiều chuyện để nói nhất. Là loài hoa nhỏ
nhắn, không có gì nổi bật song đằng sau nó là một chuyện tình đẹp, có sức lay
động lòng người. Không chỉ có thế, thứ hoa mộc mạc này còn có thể chế biến thành
rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
Thương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen.
Gạo tám
Từ đời này qua đời khác, người
dân Nam Định đều gọi loại gạo đặc sản của đồng ruộng hai bên bờ sông Ninh Cơ
chảy qua huyện Xuân Trường này với cái tên giản dị, mộc mạc đáng yêu như cô thôn
nữ, đằm thắm, dịu dàng - gạo tám. Cái tên chứa đựng nhiều ý nghĩa, vừa gợi nhớ
đến tình làng nghĩa xóm, vừa khẳng định đã là gạo tám thì phải thơm, phải ngọt,
dẻo.
Hoa Trong Món Ăn Việt
Nhắc đến hoa người ta thường nghĩ đến mùa
xuân, đến tình yêu. Trong muôn vàn sự kỳ diệu mà loài hoa ban
tặng cho con người, có những món ngon chế biến từ hoa. Ở nước
ta, có nhiều loại hoa được dùng chế biến món ăn ngon. Ngày Tết
xin kể hầu bạn đọc vài thứ “hoa trên mâm tiệc Việt”.
Đầu tiên là hoa thiên lý, loại hoa mùa xuân -
hè mà ba miền đều có. Hoa thiên lý dùng nấu canh, là món ăn dân
dã mà có tính tráng dương Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh
thiên lý, nấu chè hạt sen. Hoa thiên lý phải hái vào lúc sáng
sớm, màu hoa còn xanh mướt, lúc đó vị hoa sẽ ngọt hơn. Canh
thiên lý chỉ nấu một nhúm hoa thôi, hương đã tỏa thơm ngát.
Hương cốm xứ Bắc
Khi ngọn gió heo may thổi cuộn lá vàng trên cây rụng xuống, tạo âm thanh lao xao
trên mặt phố, hè đường, cùng tiếng reo hò của lũ trẻ tranh nhau nhặt trái bàng
chín rụng nơi góc phố cổ. Ngước mắt nhìn lên vòm trời xanh thẳm có những mảng
mây trắng trôi bồng bềnh, nhìn nắng hanh vàng đang làm những nải chuối tiêu vàng
trứng cuốc, cũng là lúc ta nghe thấy tiếng rao của người đi bán cốm mùa thu.
Mạn Bàn Về Các Loài Hoa
Hằng năm sau khi mùa Đông mặc áo ấm ra đi, mùa Xuân phơi phới lại đến để
bắt đầu một năm mới theo chu kỳ của tạo hóa thiên nhiên cho không gian chúng
ta bừng sống lại của hương hoa phảng phất, để muôn hoa phô sắc thắm và người
ta nói đến sự thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa, để chúng ta sẽ bàn thêm về những
loại hoa. Một cành mai gầy trong gió đông hay một chiếc lá ngô đồng rụng báo
hiệu mùa thu sắp đến, hay một đóa sen tỏa hoa vào mùa hạ; Hoặc một nụ tầm
xuân vừa hé nở … đều được con người chiêm ngưỡng, quan sát như những biến
dịch của trời đất, rồi từ đó suy nghiệm, nhận ra những qui luật tiến hóa của
thiên nhiên trong ý niệm sanh diệt.
Món cơm
Nói
đến bữa ăn của người Bến Tre, trước hết phải kể đến món cơm. Tập quán
dùng nhiều chất bột trong cơ cấu bữa ăn cho đến nay vẫn chưa có gì thay
đổi đáng kể. Cái thói quen, dù có ăn những món ngon mấy cũng phải có một
bát cơm dằn bụng – "Cơm ba bát, áo ba manh" – như đã thành nếp.
Bến Tre vào các thế kỷ XVIII, XIX là một trong những trung tâm lúa gạo
của đất Gia Định. Không chỉ dồi dào về số lượng, mà chất lượng trội hơn
nhiều nơi. Gạo tẻ, gạo nếp nhiều thứ dẻo, thơm ngon.
Món mắm
Nói
đến món ăn của đồng bào Nam Bộ cũng như Bến Tre, đáng chú ý là món mắm.
Mắm đóng vai trò "chủ lực" trong các bữa ăn của người nghèo lẫn người
giàu. Có khác chăng là ở chỗ chất lượng, cách làm và cách pha chế gia vị
thêm bớt khác nhau trong chén mắm. Từ 200 năm trước, tác giả Gia Định
thành thông chí, khi đề cập đến tập quán, cũng đã từng nhấn mạnh đến đặc
điểm “thích ăn mắm” của người Gia Định. Bữa “cơm mắm” đãi khách của
những điền chủ, đốc phủ sứ trước đây không đồng nghĩa với bữa cơm đạm
bạc, trái lại khá cầu kỳ, có khi còn tốn kém hơn bữa cơm đãi khách nhà
thường.
Nhớ
Tô Bún
Bò Chân Lý
Ðỗ
Thiên
Như
Tôi bước xuống phi trường Ðà
Nẵng đang mưa nhẹ hạt và có lẻ hơi lạnh đối với người ở đây vì ai nấy
cũng đều mặc áo len. Riêng vợ chồng tôi thì cảm thấy thời tiết mát mẻ và dể
chịu hơn những ngày vừa qua ở Sàigòn.
Nhớ vị bánh cáy
Thái Bình
Bánh Cuốn
Vũ Bằng
Có ai ở
Hải Phòng,
Nam
Định, Thanh Nghệ chẳng hạn, về Hà Nội, mà đã có lần được thưởng
thức món bánh cuốn Thanh Trì ăn với đậu rán sốt, tất càon lâu
lắm mới có thể quên được món quà đặc biệt Hà Nội đó.
BÁNH DÀY QUÁN GÁNH
Bánh
dày Quán Gánh là đặc sản truyền thống của mảnh đất trăm nghề Hà Tây. Nổi tiếng
từ rất lâu đời, trong làng Quán Gánh từ tờ mờ sáng nhà nào cũng vang lên tiếng
chày giã bánh làm sôi động cả một vùng quê.
Chè ngon cho mùa Hè
Mùa Hè, thời tiết oi
bức, nóng nực, Quê Hương
xin giới thiệu với Bạn
đọc một số món chè ngon
vừa có tác dụng giải
khát, vừa mang lại hiệu
quả cao trong việc chữa
chứng rối loạn chức năng
sinh dục cho nam giới.
Chè hạt sen, long nhãn:
Hạt sen 200g, đường kính
200g, long nhãn tươi hay
khô 100g, nước đủ dùng.
Hạt sen bỏ tâm, bỏ màng
đen bên ngoài. Long nhãn
khô ngâm qua nước nóng
15 phút. Cho hạt sen vào
hầm chín tới, bắc ra lấy
long nhãn bọc vào hạt
sen rồi đun đến khi hạt
sen chín nhừ, cho đường
vào là dùng được. Ăn
trước khi đi ngủ là tốt
nhất. Món chè sen long
nhãn có tác dụng bổ tâm,
an thần, thích hợp với
những người có chứng tâm
thận hư nhược, hay mất
ngủ, bị mộng tinh, di
tinh.
Chột nưa- Đặc sản đậm
phong vị miền Trung
Với những người sành ăn ở hai đầu đất
nước thì chột nưa vẫn là một món ăn hoàn
toàn xa lạ. Nhưng với dân nông thôn miền
Trung từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên -
Huế, đặc biệt là Quảng Trị thì chột nưa
là món đặc sản đậm phong vị quê hương và
gắn bó với họ bao đời nay
Chả cá Lã Vọng là món ăn khoái khẩu của
thực khách sành ăn Hà Nội. Cá làm chả
phải là cá lăng thật tơi mới đúng vị, vì
cá lăng ít xương, lại ngọt thịt và thơm.
Khách
viễn phương đến Huế thường hỏi thăm cơm hến. Người Huế xa quê thỉnh
thoảng làm một bữa cơm hến cho đỡ nhớ quê xa. Cơm hến từ lâu đã trở
thành một trong những đặc trưng của món ăn Huế.
Cơm hến
Bây giờ không mấy ai nhớ ra cơm hến là cơm nhà nghèo. Nghèo nên chi
buổi sáng không thể điểm tâm ốp la, bún bò như thiên hạ. Người vợ,
người mẹ nghèo xứ Huế để dành bát cơm trong bữa ăn tối, bát cơm
nguội thật khó nuốt trôi và cũng chẳng tới đâu cho nhu cầu điểm tâm
của cả một gia đình, nhất là trong những ngày đông lạnh. Cho nên
nguội phải đi với nóng, không phải đi với ướt, ít phải "xít" cho
nhiều.... nước ! Đó là nguyên lý chế biến của cơm hến. Chỉ cần một
vá hến sông, một rổ rau sống, một nồi nước màu nóng hổi,
Cơm hến
Bây giờ không mấy ai nhớ ra cơm hến là cơm nhà nghèo. Nghèo nên chi
buổi sáng không thể điểm tâm ốp la, bún bò như thiên hạ. Người vợ, người
mẹ nghèo xứ Huế để dành bát cơm trong bữa ăn tối, bát cơm nguội thật khó
nuốt trôi và cũng chẳng tới đâu cho nhu cầu điểm tâm của cả một gia
đình, nhất là trong những ngày đông lạnh. Cho nên nguội phải đi với
nóng, không phải đi với ướt, ít phải "xít" cho nhiều.... nước !
Cơm lam
Cơm lam
bắt nguồn từ những chuyến đi rừng dài ngày của người đàn ông với túi
gạo mang theo, dao quắm và đá đánh lửa cùng ống nứa sẵn có trong
rừng, vậy mà nay đã trở thành món đặc sản, "hút hồn" du khách.
Trong hình dung cảm tính của nhiều người, cơm lam phải là thứ cơm đại
loại có mầu xanh của lá rừng, có hương thơm của cây rừng... nhưng
nào chỉ thế. Những ống nứa non thon nhỏ dài dài như tấm mía ở chợ đã
nướng sém lớp vỏ ngoài, được người làm cơm lam khéo léo róc đi lớp
vỏ cật khét lửa, để lộ ra lớp vỏ giữa trắng trẻo thơm tho. Tước nhẹ
từng dải như người bóc chuối chín lớp vỏ giữa đó, là đến phần lõi
cơm.
Ði ăn món Huế
Trần Văn
Chi
Tôi biết món phở
Bắc từ khi bước chân lên đất Sài Gòn. Và cũng từ đó tôi biết thêm món bún bò
Huế. Có lẽ bún bò Huế là món Huế đầu tiên tôi được ăn, và cũng là món ăn để lại
trong tôi nhiều “ấn tượng Huế” từ thời trai trẻ.
Đuông, thằn lằn núi, bò cạp... đang tràn về các chợ Sài Gòn
(Tài liệu do Bạn Đọc cung cấp)
Chị Phượng giới thiệu những con đuông chà là mập ú Một số loại côn trùng
như đuông, thằn lằn núi, bò cạp, dế cơm... là món ăn khoái khẩu của một số
người nên lâu nay nhiều quán ăn đặc sản đã lùng mua chế biến nhằm đáp ứng.
Nay các loại côn trùng này đang tràn về các chợ TPHCM với giá bán ngày càng
bình dân hơn
Những món ăn để cúng, lễ
Trước
đây, trong các lễ cúng đình, cúng miễu hàng năm, ngoài phần lễ và hội
vui, còn có tổ chức ăn uống. Tùy theo từng lễ cúng lớn hay nhỏ, làng
giàu hay nghèo, năm mất mùa hoặc được mùa, mà quy mô cuộc lễ cũng như
vật phẩm dâng cúng có thay đổi. Trong lễ cúng lớn, người ta vật trâu hay
bò, nhưng thường là giết heo. Cúng miễu, thì thường là cỗ xôi, với chiếc
đầu heo, nhỏ hơn nữa thì cỗ xôi và con gà. Vịt ta, vịt xiêm, ngỗng, chim
thường ít dùng để cúng lễ.
Những món dưa muối
Thế giới giàu lên, con người giàu lên trong nền văn minh tin học với các sản
phẩm được máy móc làm ra ngày càng nhiều và tinh sảo. Và cũng chính lúc này con
người lại nghĩ tới những giá trị đích thực của những sản phẩm mà thiên nhiên đã
dâng hiến con người. Một buổi trưa hè, dù sống trong căn phòng có điều hòa nhiệt
độ hay bữa ăn trong những quán ăn nhanh trên hè phố cũng ít ai nghĩ tới chiếc
bánh mỳ, thịt hộp. Sau những giờ phút làm việc căng thẳng, đến bữa người ta
thường nhớ tới những món ăn của mẹ ngày xưa.
Miếng Ăn Trong Văn Hóa Việt Nam
Nguyễn Hưng Quốc
Có những dân tộc bị ám ảnh triền miên bởi những vấn đề siêu hình, nhờ đó
tôn giáo và triết học, đặc biệt siêu hình học, phát triển rực rỡ. Có những dân
tộc khác bị ám ảnh bởi kỹ thuật, hết cày cục sáng chế cái này thì lại cày cục
sáng chế cái khác, máy móc mới ra đời dồn dập, nhờ thế, họ tiến bộ không ngừng.
Những món ngày lễ tết
T hời
xưa, cách dọn cỗ thường bày trên những chiếc mâm đồng, có chân hoặc
không chân. Thức ăn được đựng trong những chiếc đĩa xếp nhiều lớp và
được dọn cùng một lần, không dọn từng món
-
Lớp trên cùng
thường là những món chả, giò, nem chua để nhắm rượu.
Lớp thứ hai là
những món ram (nem nướng), thịt nướng, gỏi, xào, trộn
Lớp thứ ba là
những món kho, om, chiên, rim, mọc
Lớp cuối là những
món hầm, tần, ninh, cà ri, hoặc canh, phần nhiều đựng trong bát
- Nồi Mắm Tạ
Ơn
- Việt Hải
-
- Trong hơn 28 ly hương xa xứ, hôm nay tôi đã
tìm lại chút tình nồng của vùng phù sa sông Tiền và sông Hậu. Số là vì
mừng ngày lễ Tạ Ơn nhân ngày cuối năm thì có lẽ ít ai thết đãi món mắm
thuần túy quê hương theo nếp sống hải ngoại, nhất là đối với các bạn trẻ
lớn lên tại đây. Có thể là điều kỳ lạ với họ. Nhưng với riêng tôi đó là
những ân tình nồng nàn nhất đưa tôi về lại quê hương của hằng chục năm
về trước. Năm nay những bạn bè thân của tôi có nhã ý làm buổi họp bạn
nhân ngày "long weekend" Tạ Ơn để nhớ về dĩ vãng, và điều này đã mang
tôi về lại nhiều kỷ niệm xa xưa trên quê hương của vùng trời bên kia bờ
Thái Bình Dương, nơi tôi đã lớn lên với vựa lúa phì nhiêu, cá mắm và rau
quả dư thừa của đất nước Việt Nam.
Phở Sài Gòn
Cãi nhau về tô phở ngon là câu
chuyện không hồi kết, nhất là phở Sài Gòn. Thứ phở này giờ đây
đã chu du khắp thiên hạ và nó buộc người ăn phải gọi đúng tên
phở chứ không còn là noodles soup phi bản sắc như trước đây.
Hương cũ
Trước đây giới sành điệu bầu chọn bà Dậu là Miss Phở Sài Gòn, còn gọi
là phở Công Lý, á hậu một là phở Tàu Thủy, á hậu hai là phở Tàu Bay.
Nhưng giờ đây phở Công Lý không còn nguyên vẹn Công Lý nữa rồi. Mùi hắc,
ít ngọt, từ chén hành tây - do quán dọn lên - nhiều sẽ làm hỏng luôn vị
phở. Thịt tái thì nát bấy lụn vụn. Không còn cái hương mãnh liệt như
trước năm 75.
Con rạm có mặt từ Nam chí Bắc,
nhưng mùa rạm mỗi nơi mỗi
khác ....................
Rạm nhỏ hơn cua đồng, vỏ cũng mỏng hơn,
mình dẹp và cũng không hung hăng như cua
đồng. Thế nên người mua chỉ cần sà vào,
mạnh dạn dùng tay lựa mà không sợ bị
kẹp. Người sành ăn lại chuộng rạm hơn
cua, vì rạm nhiều gạch, thịt ngọt và
béo. Nếu lựa cua, người ta thường lựa
con đực để được nhiều thịt thì với rạm,
các bà nội trợ lại chuộng con cái. Vì
rạm cái vỏ mềm, lại nhiều gạch. Mà rạm
thì thường ăn luôn cả vỏ, không xay ra
như cua.
Sen
có mùa nhưng thú “thưởng sen” thì dường như chưa bao giờ tạm
lắng. Món ăn từ sen có hương, có sắc, có chút tình tứ giao
thoa của đất trời. Dân dã, cao sang mà vẫn mộc mạc, gần gũi.
Bài MINH QUANG
Mùa này không phải mùa sen và cũng không phải là thời gian
tốt để người ta ngẫm nghĩ, nhớ nhung về những mùa sen kỷ
niệm. Cuối năm: tất bật! Cuối năm: lo toan! Và nhiều điều
tương tự như thế. Bỏ qua những ồn ào đó, thử lắng lòng một
chút, vu vơ một chút may ra sẽ tìm được chút thanh trong nơi
chốn phồn hoa…
Món
Ăn Ngọt
6 Món Sinh Tố Làm Đẹp
Bánh Bafalia
Bánh Bía
Bánh Bò Hấp
Bánh Bò Nướng
Bánh Bông Lan
Bánh Cam
Bánh Choux Cream
Bánh Chuối
Bánh Chuối Hấp
Bánh Chuối Nướng
Bánh Cốm
Bánh Crème Brûlée
Bánh Croissant
Bánh Dẻo
Bánh Dẻo Trung Thu
Bánh Dừa
Bánh Đúc Lá Dứa
Bánh Flan
Bánh Flan Crème Caramel
Bánh Flan Grand Marnier
Bánh Gói Nước Dừa
Bánh Hạnh Nhân Việt Nam
Bánh In
Bánh Ít Nhân Dừa
Bánh Kem, Bánh Cưới
Bánh Kem Caramen
Bánh Kem Xoài
Bánh Khoai Mì Hấp
Bánh Khoai Mì Nướng
Bánh Khúc
Bánh Khúc Cây (Buche de Noel)
Bánh Lọt
Bánh Mè Của Tầu
Bánh Madeleines
Bánh Ngọt Hương Quế
Bánh Nhân Đậu Của Thái
Bánh Nướng Nhân Táo
Bánh Nướng Trung Thu
Bánh Rán /Bánh Cam
Bánh Rau Câu Trung Thu
Bánh Tam Giác Samosa
Bánh Tiêu
Bánh Tổ
Bánh Trái Cây
Bánh Trôi, Bánh Chay
Bánh Trung Thu
Bánh Trung Thu Đậu Xanh
Bánh Trung Thu Rau Câu - Độc Đáo!
Bánh Trung Thu Thập Cẩm
Bánh Xu Xê
Cà Rem Dừa
Cà Rem Sầu Riêng
Cà Rem Soài
Cam Dâu
Cam Lạnh
Chè Bà Ba
Chè Bánh Lọt Lá Dứa
Chè Bắp 1
Chè Bắp 2
Chè Bí Đỏ
Chè Bột Báng
Chè Bột Sắn Long Nhãn
Chè Chuối
Chè Chuối Nướng
Chè Chuối Thưng
Chè Cốm
Chè Đậu Đen
Chè Đậu Trắng
Chè Đậu Trắng Bánh Lọt
Chè Đậu Xanh Bột Báng
Chè Hạt Sen Đậu Đỏ
Chè Hạt Sen Hoa Nhài
Chè Hạt Sen Long Nhãn
Chè Khoai Mì
Chè Khoai Môn
Chè Nha Đam (Aloe Vera)
Chè Nhãn Tươi, Nho Khô
Chè Rau Câu Đậu Nành
Chè Rau Câu Sữa Tươi
Chè Táo Xọn (Chè Hoa Cau)
Chè Thạch Sen Nhãn
Chè Thái
Chè Thưng 1
Chè Thưng 2
Chè Trôi Nước 1
Chè Trôi Nước 2
Chè Xâm Bổ Lượng
Chè Xoài Hạt é
Chuối Chiên
Chuối Chiên Caramel
Chuối Hấp Nước Dừa
Chuối Rim Mật Nước Cốt Dừa
Cocktail Cam Dâu Tây
Cocktail Ca Cao
Cocktail Hương Dâu
Cơm Rượu
Cốm Trộn Dừa
Dừa Tươi Colada
Hạt É Lạnh
Kem Chuối Tráng Miệng
Kem Nho
Kem Soài
Kem Táo
KemTrái Đào và Dâu
Nước Chanh Dây (passion fruit)
Nước Táo Ép
Rau Câu Nha Trang
Rau Câu Trái Cây
Sinh Tố Ba Mầu
Sinh Tố Bơ
Sinh Tố Bơ và Cà Rốt
Sinh Tố Bơ và Lê
Sinh Tố Chanh
Sinh Tố Chanh Dây (passion fruit)
Sinh Tố Chuối
Sinh Tố Dâu
Sinh Tố Dưa Leo 1
Sinh Tố Dưa Leo 2
Sinh Tố Khoai Môn
Sinh Tố Sữa Đu Đủ
Sinh Tố Táo Quýt
Sinh Tố Xoài Dừa
Soda Bưởi
Soda Cam Tươi
Sữa Chua Trái Cây Nước Dừa
Sữa Đậu Xanh Nước Dừa
Sương Sâm
Táo Rán
Tầu Hũ Đường Gừng
Thạch cafe
Thạch Dâu
Thạch Dừa Đường Thốt Nốt
Thạch Hoa Hồng
Thạch Lê Dầm Sữa Chua
Thạch Sữa Dâu Cà Phê
Thạch Trái Cây
Thạch Trứng Trái Cây
Thai Pumpkin Custard
Thanh Mát Bạc Hà
Trà Gừng Mật Ong
Trái Cây Dầm Sữa Chua
Xôi Bắp
Xôi Chiên Phồng
Xôi Đậu Đen
Xôi Đậu Phọng 1
Xôi Đậu Phọng 2
Xôi Gấc
Xôi Khoai Môn Lá Cẩm
Xôi Khúc
Xôi Lá Dứa
Xôi Nếp Than 1
Xôi Nếp Than 2
Xôi Sầu Riêng Nước Dừa
Xôi Vị Lá Dứa
Xôi Vò
Xôi Xoài
Xôi Xoài / Xôi Sầu Riêng
Xương Sâm
Yaourt
Các Món
Kẹo Mứt:
Kẹo Đậu Phọng 1
Kẹo Đậu Phọng 2
(Peanut Brittle)
Kẹo Gương
Kẹo Mè Vừng
Mứt Dừa Non
Mứt Gừng
Mứt Gừng Dẻo
Mứt Rau Câu
Mứt Sen Huế
Ô Mai Cam Thảo
Món Ăn 3 Ngày Tết
Bánh Chưng1
Bánh Chưng2
Bánh Chưng Gấc
Bánh Tét
Bánh Tét Chuối
Bánh Tét Chuối Thái
Cà Muối
Cà Pháo Muối
Cách Muối Đồ Chua
Chả Chay
Chả Cốm
Chả Lụa Gà
Chả Quế
Dưa Chua
Dưa Hành Chua
Dưa Món1
Dưa Món2
Giá Hẹ Muối Sổi
Giò Heo Hầm Măng Khô
Giò Huế
Giò Lụa
Nem Chua
Nem Chua Thủ Đức
Nem Ham Chua
Thịt Đông 1
Thịt Đông 2
Thịt Đông 3 (english)
Thịt Kho Nước Dừa 1
Thịt Kho Nước Dừa 2
Thịt Kho Tiêu
Thịt Kho Trứng Cút
Trứng Muối
Vịt Nấu Măng (Măng Tươi)
Vịt Nấu Măng Khô
Các Món Kẹo Mứt:
Kẹo Đậu Phọng 1
Kẹo Đậu Phọng 2
(Peanut Brittle)
Kẹo Gương
Kẹo Mè Vừng
Mứt Dừa Non
Mứt Gừng
Mứt Gừng Dẻo
Mứt Rau Câu
Mứt Sen Huế
Ô Mai Cam Thảo |